Thương Truật – Khắc tinh của viêm loét và trào ngược dạ dày

Thẩm định bởi:

Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Bình Vị Tán” là một bài thuốc quý nổi tiếng trong y học cổ truyền về tác dụng chữa viêm dạ dày. Bài thuốc là kết tinh của nhiều loại thảo dược giá trị, trong đó không thể không nhắc đến vai trò của Thương truật. Vị thuốc là quân dược tức vị thuốc quan trọng nhất, tác dụng mạnh nhất trong bài thuốc. Thương truật hay còn gọi là mao truật, xích truật, nam thương truật, có tên khoa học là Atractylodes lancea, là một cây thuộc họ Cúc. Vị thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng tới nay đã được sử dụng ở rất nhiều nước đặc biệt là Việt Nam và Nhật Bản. Theo cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi –thương truật có vị cay, đắng, tác dụng mạnh vào hai kinh tỳ và vị; có khả năng kiện tỳ, táo thấp phát hãn. Thương truật có tác dụng bổ dạ dày, giúp tiêu hóa, thường được dùng chữa các bệnh lý về dạ dày như viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản. Trong y học cổ truyền, Thương truật phối hợp với các dược liệu khác trị viêm dạ dày. Trong đó, bài thuốc quý “Bình vị tán” được sử dụng rộng rãi và có lịch sử lâu đời. “Bình vị tán” được mô tả lần đầu tiên vào năm 1107 và được xuất bản trong quyển “Thần nông bản thảo” - một trong hai cuốn từ điển dược liệu lớn nhất của Trung Hoa cổ đại. Bài thuốc gồm sáu loại thảo mộc: Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Cam thảo, Sinh khương và Táo tàu, giúp điều trị các bệnh như viêm dạ dày cấp và mạn tính, nôn mửa, đi tả, đầy bụng không tiêu, đau bụng. Các vị thuốc trong phương thuốc Đông y không kết hợp với nhau một cách tùy tiện – theo kiểu “chất đống” mà phối hợp với nhau theo những quy tắc, với một trật tự rất nghiêm ngặt, trong đó có chủ, có thứ, có chính, có phụ, giống như vai trò của ông vua cùng với các chức quan trong vương quốc thời xưa. Một phương thuốc tiêu biểu, bao gồm 4 thành phần chức năng chủ yếu, gọi tên là “quân”, “thần”, “tá”, “sứ”. Trong bài thuốc “Bình Vị Tán” sự phối ngũ này như sau:
  • Thương truật (quân) vị cay, đắng, tính ấm, tăng cường chức năng vận chuyển của tạng tỳ (lá lách). Sử dụng thảo dược này có thể làm giảm các triệu chứng như chán ăn, tiêu chảy, khó chịu vùng thượng vị, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Trong một bài thuốc thì quân dược có tác dụng giải trừ nguyên nhân và triệu chứng chính của bệnh, là vị thuốc không thể thiếu như ông vua đối với một vương quốc.
  • Hậu phác (thần) vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng tương tự như Thương truật, cùng với thương truật để có tác dụng mạnh hơn, tốt hơn.
  • Trần bì (tá) có tính vị tương tự Thương truật và Hậu phác nhưng yếu hơn, giúp điều chỉnh Khí nổi loạn đi xuống dưới, làm giảm cảm giác khó chịu, nuôi dưỡng lá lách, từ đó giúp cải thiện sự thèm ăn.
  • Ba vị thuốc còn lại (sứ): Cam thảo (vị ngọt, tính ấm), Sinh khương (vị cay, tính ấm), Táo tàu (vị ngọt, tính bình) tạo nên sự hài hoà cho bài thuốc, đồng thời dẫn thuốc đến cơ quan đích (dạ dày).
Không chỉ sử dụng lâu đời ở Trung Quốc, vị thuốc Thương truật cũng được nền y học cổ truyền Nhật Bản – Rikkunshito sử dụng như là vị thuốc đàu bảng cho chứng đầy bụng, khó tiêu. Các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh chất beta eudesmol trong Thương truật có tác dụng trên các chứng khó chịu tại dạ dày theo 03 cơ chế khác nhau như:
  • Làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày,
  • Làm lành vết thương vết loét trên niêm mạc
  • Tăng co bóp dạ dày, làm cho dạ dày rỗng nhanh hơn, từ đó chống trào ngược rất tốt.
Thừa hưởng kết quả nghiên cứu của các nước bạn và kinh nghiệm sử dụng của ông cha ta, các nhà khoa học thuộc Công ty công nghệ cao Thái Minh đã kết hợp vị thuốc Thương truật cùng với chiết xuất độc quyền GIGANOSIN và MUCOSAVE trong sản phẩm Bình Vị Thái Minh – có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của viêm loét dạ dày- tá tràng và trào ngược sau 1-2 lần sử dụng. Đây thực sự là giải pháp tác dụng nhanh,an toàn và hiệu quả cho người gặp phải các vấn đề về dạ dày. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Bình Vị Thái Minh chính hãng gần nhất Đặt giao Bình Vị Thái Minh về tận nhà bạn  TẠI ĐÂY
Cập nhật lúc: 03/11/2020
Loading...