Lá trầu không có tác dụng gì? Dứt điểm đau dạ dày lập tức
- Tìm hiểu qua về lá trầu không
- #7 Tác dụng của lá trầu trong chữa trị bệnh
- Chữa lành vết thương
- Diệt nấm gây bệnh phụ khoa
- Giảm đau khớp
- Giảm khó tiêu
- Giảm đau họng
- Chữa táo bón
- Kích thích hệ tiêu hoá
- # 5 bài thuốc chữa bệnh từ trầu không
- Bài thuốc chữa đau đầu
- Bài thuốc chữa chứng tiểu rắt
- Bài thuốc chữa đau dạ dày
- Bài thuốc chữa bệnh phổi
- Bài thuốc giảm chứng suy nhược thần kinh
- Bài thuốc chữa phong tê thấp
- 5+ Lưu ý khi sử dụng lá trầu không làm thuốc
Mặc dù trầu không là loại cây quen thuộc với khá nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến các công dụng tuyệt vời của chúng đối với sức khỏe. Vậy lá trầu không có tác dụng gì? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu qua về lá trầu không
Theo nghiên cứu, cứ trong 100g lá trầu không sẽ có thành phần gồm: 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 2.3% muối khoáng, 0.85% chất béo, 2.45% tinh dầu và 6.1% carbohydrate. Ngoài ra còn chứa một số hợp chất khác như canxi, vitamin nhóm B, axit caroten…
#7 Tác dụng của lá trầu trong chữa trị bệnh
Theo đông y, lá trầu không với đặc tính cay nồng, mùi hắc và có tính ẩm nên thường được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, cụ thể là:
Chữa lành vết thương
Tinh dầu có trong lá trầu không được ví như một loại kháng sinh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, khiến chúng không có cơ hội sinh sôi. Ngoài ra, lá trầu còn giúp hỗ trợ làm lành các vết thương do viêm nhiễm gây ra và tránh tình trạng lan rộng ra thêm.
>12+ Cây chữa dạ dày hiệu quả nhanh tốt hơn cả thuốc Tây
> Lá vú sữa có tác dụng gì? 99% Vứt đi vì không biết lợi ích này
Diệt nấm gây bệnh phụ khoa
Nấm và virus là một trong những tác nhân gây ra các bệnh viêm phụ khoa, đặc biệt là viêm lộ tuyến cổ tử cung. Lá trầu với đặc tính kháng khuẩn tốt giúp “đánh bại” những chủng nấm Candida gây hại.
Giảm đau khớp
Thành phần của lá trầu có chứa nhiều polyphenol, chavicol – một hợp chất chống viêm rất tốt. Do đó, lá trầu có tác dụng hữu hiệu đối với bệnh thấp khớp.
Giảm khó tiêu
Lá trầu có khả năng cải thiện các vấn đề chuyển hóa chất trong cơ thể, giúp kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột để ruột hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn một cách dễ dàng hơn.
Giảm đau họng
Tính kháng khuẩn và kháng viêm trong lá trầu không giúp giảm các triệu chứng đau họng một cách nhanh chóng. Theo dân gian, bạn có thể sử dụng nước ép lá trầu kết hợp với mật ong làm thành thuốc trị viêm họng hiệu quả.
>Cây lược vàng chữa dạ dày không? 5 Bài thuốc thần kỳ
Chữa táo bón
Trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hoá có khả năng đánh bại các gốc tự do trong đường ruột, nhờ đó ổn định độ ph và hỗ trợ điều trị bệnh táo bón hiệu quả.
Kích thích hệ tiêu hoá
Hệ tiêu hoá khi bị nhiễm các loại vi khuẩn đường ruột sẽ trở nên yếu đi và gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể sử dụng lá trầu không để hỗ trợ cơ thể hấp thu các dưỡng chất tốt hơn. Đồng thời giúp kích thích các cơ trơn trong hệ tiêu hoá hoạt động mạnh và hạn chế tối đa nguy cơ gây ra táo bón.
# 5 bài thuốc chữa bệnh từ trầu không
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần áp dụng 1 trong các bài thuốc sau:
Bài thuốc chữa đau đầu
Bạn chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi rồi đem rửa sạch, ngâm với nước muối. Sau đó vớt ra để ráo và giã nát. Tiếp đó, xoa trực tiếp vào hai bên thái dương và đỉnh đầu sẽ giúp cải thiện các triệu chứng nhức đầu.
Bài thuốc chữa chứng tiểu rắt
Với bài thuốc này bạn cần chuẩn bị một ít lá trầu không tươi cùng đường và sữa. Sau đó đem đi giã nát và vắt lấy nước cốt. Pha nước cốt đó với đường và sữa là bạn có thể dùng luôn. Đây là lời giải đáp dành cho những ai còn đang thắc mắc uống nước lá trầu không có tác dụng gì cho sức khỏe.
>Cây nhọ nồi có tác dụng gì? 12 Công dụng 99% chưa ai biết
Bài thuốc chữa đau dạ dày
Lá trầu không vốn được đánh giá cao trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày… Cách tiến hành như sau:
Bạn rửa sạch lá trầu không rồi ngâm với nước muối trong khoảng 5 phút. Sau đó cho lá trầu vào ấm đun cùng với nước lọc trong 15 phút. Chờ nước nguội là bạn có thể dùng uống hàng ngày.
Bài thuốc chữa bệnh phổi
Để chữa bệnh phổi bạn cần chuẩn bị lá trầu không và một ít mù tạt. Tiếp đó, đem lá trầu đi rửa sạch và tẩm mù tạt, hơ nóng rồi đặt lên ngực (vị trí của phổi) cho đến khi lá nguội thì dùng lá khác thay thế. Bạn kiên trì thực hiện cách này sẽ giúp bảo vệ và cải thiện chức năng phổi một cách rõ rệt.
>#3 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương độc
Bài thuốc giảm chứng suy nhược thần kinh
Uống lá trầu không có tác dụng gì? Lá trầu không kết hợp thêm một số nguyên liệu khác sẽ tạo thành bài thuốc chữa suy nhược thần kinh rất tốt.
Để tạo nên bài thuốc này bạn cần chuẩn bị vài lá trầu không giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt kết hợp thêm một thìa mật ong nhỏ, khuấy đều và uống trong ngày.
Bài thuốc chữa phong tê thấp
Nguyên liệu chuẩn bị cho bài thuốc gồm lá trầu không, rễ lá lốt, rễ cây trinh nữ mỗi loại 12g.
Bạn đem tất cả nguyên liệu trên rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với 500ml nước và để lửa vừa. Khi thấy nước trong siêu gần cạn xuống 200ml thì có thể tắt bếp rồi để nguội uống.
5+ Lưu ý khi sử dụng lá trầu không làm thuốc
Đến đây chắc hẳn nhiều bạn đọc đã biết được đun nước lá trầu không có tác dụng gì rồi phải không? Song bên cạnh những công dụng tuyệt vời đó, cũng chứa ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan nội tạng do lạm dụng quá mức. Vậy nên bạn cần lưu ý các điều sau:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các dược sĩ về phương pháp này.
- Tuân thủ liều lượng do chuyên gia hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý dùng thêm vào bài thuốc.
- Bạn nên lựa chọn những lá trầu sạch, được trồng tự nhiên không lẫn hóa chất để đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Vì lá trầu không là phương pháp chữa trị bằng dân gian do đó cần kiên trì trong một thời gian nhất định mới thấy được hiệu quả mà nó mang lại.
- Nếu có bất kỳ vấn đề nào bất thường xảy ra, bạn nên ngừng sử dụng và đến cơ sở ý tế gần đó để được xử lý ngay.
- Những phụ nữ mang thai hay người có bệnh lý nền cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng cách thức này.
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh câu hỏi lá trầu không có tác dụng gì cũng như một vài công thức tạo thành thuốc từ lá trầu. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để sử dụng dược liệu tại nhà an toàn và hiệu quả nhé.
>5 Cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày “thần dược” ít ai biết