7+ Dấu hiệu viêm loét dạ dày không nên chậm trễ

Cơ thể chúng ta được ví như một bộ máy hoạt động thống nhất, nên khi một cơ quan hoạt động không tốt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới những bộ phận còn lại. Do đó người bị viêm loét dạ dày không những đau đớn ở mỗi cơ quan đó mà còn cảm thấy cơ thể vô cùng mệt mỏi rồi sụt cân, biếng ăn,...Vậy đâu là dấu hiệu viêm loét dạ dày rõ ràng nhất để chúng ta phát hiện sớm và bảo vệ cơ thể. Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.

dấu hiệu viêm loét dạ dày

Tìm hiểu về một số dấu hiệu của viêm loét dạ dày

Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày

Loét dạ dày xảy ra khi lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit bị ăn mòn và phá vỡ. Điều này có thể tạo ra vết loét hở đau đớn và chảy máu ở bên trong bề mặt dạ dày hoặc ruột non. Như bạn đã biết, đường tiêu hóa của chúng ta được phủ một lớp chất nhầy bảo vệ chống lại axit. Nhưng nếu lượng axit tăng lên hoặc lượng chất nhầy giảm đi, bạn sẽ bị loét. Các nguyên nhân hay gặp bao gồm:

  • Do một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori thường sống trong lớp chất nhầy bao phủ các mô lót dạ dày và ruột non. Thông thường vi khuẩn H. pylori không gây ra vấn đề gì nhưng nó có thể gây viêm lớp bên trong dạ dày và tạo ra vết loét. Hiện nay vẫn chưa rõ nhiễm trùng H. pylori lây lan như thế nào. Nhưng nó có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc gần gũi chẳng hạn như hôn. Ngoài ra, mọi người cũng có thể nhiễm H. pylori qua thức ăn và nước uống.
  • Sử dụng thường xuyên một số loại thuốc giảm đau như aspirin hoặc một số loại thuốc giảm đau không kê đơn và thuốc giảm đau theo toa (thuốc chống viêm không steroid NSAID), có thể gây kích ứng hoặc viêm niêm mạc dạ dày và ruột non. Điển hình như: ibuprofen (Advil, Motrin IB,...), naproxen natri (Aleve, Anaprox DS,…), ketoprofen và những loại khác.
  • Dùng một số loại thuốc khác chẳng hạn như steroid, thuốc chống đông máu, aspirin liều thấp, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), alendronate (Fosamax) và Risedronate (Actonel), cũng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh loét dạ dày.

Xem thêm> Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? #13 Loại quả phải biết

7 dấu hiệu viêm loét dạ dày phổ biến

Triệu chứng viêm loét dạ dày đại tràng thường gặp nhất là xuất hiện các cơn đau âm ỉ, khó chịu, đầy bụng khó tiêu,...Ngoài ra bạn còn có thể gặp rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, buồn nôn,...Tuy nhiên theo thống kê 20% bệnh nhân mắc bệnh lý này không ghi nhận triệu chứng rõ ràng. Dưới đây là một số dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng cụ thể để mọi người nhận biết rõ ràng hơn:

  • Cảm giác đau bụng ở vùng thượng vị

Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày sớm nhất là cảm thấy đau nhói, nóng rát hoặc cồn tại ở vùng thượng vị, đôi khi lan ra sau lưng. Cơn đau sẽ xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng sẽ tồi tệ hơn khi bụng đói. Chúng có thể thuyên giảm bằng cách ăn một số loại thực phẩm có tác dụng đệm axit dạ dày hoặc dùng thuốc giảm axit. Đối với trường hợp bị nặng thì ngay cả khi ăn no cũng bị những đợt đau bụng hành hạ. Mức độ sẽ bắt đầu từ âm ỉ tới dữ dội.

dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng

Đau vùng thượng vị là dấu hiệu đầu tiên

  • Bị ợ hơi, ợ chua

Viêm loét dạ dày sẽ gây ảnh hưởng lên quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến chúng gặp khó khăn và tích tụ trong dạ dày rồi lên men. Lúc này dạ dày cũng tiết nhiều axit dư thừa, cùng với khí từ thức ăn lên men sẽ gây trào ngược thực quản và khiến người bệnh ợ hơi, ợ chua. Mặt khác acid dịch vị tăng tiết cũng gây nóng rát ở vùng thượng vị. 

  • Sụt cân

Chắc hẳn nhiều người không nghĩ tới tình trạng giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân cũng là 1 dấu hiệu của viêm loét dạ dày. Triệu chứng này xuất hiện nhiều ở loét dạ dày hơn là loét tá tràng. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do thức ăn khi đi vào đường tiêu hóa không được phân hủy, chức năng dạ dày kém nên thức ăn không được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và cơ thể không thể hấp thu được. 

Ngoài ra, còn có thể do vi khuẩn H.pylori đã gây viêm toàn bộ niêm mạc, giảm tiết axit dịch vị, ảnh hưởng đến quá trình tạo máu do kém hấp thu chất dinh dưỡng và vitamin B12 từ thức ăn. Dần dần cân nặng giảm xuống và cơ thể rơi vào tình trạng suy nhược.

dấu hiệu của viêm loét dạ dày

Sụt cân ngoài ý muốn cũng là triệu chứng phổ biến

  • Đi ngoài phân màu đen hoặc có máu

Đi ngoài phân đen hoặc phân có màu là những dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng cần báo động gặp. Bởi tình trạng này có thể do biến chứng của xuất huyết dạ dày, do đó bạn phải tới ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu xuất huyết kéo dài có thể gây mất máu nghiêm trọng, nhiễm trùng và nặng hơn là tử vong.

  • Đầy bụng khó tiêu ăn, có cảm giác ăn không ngon

Đây là những dấu hiệu thường gặp phải khi bị viêm loét dạ dày. Tình trạng trào ngược dạ dày, buồn nôn khiến người bệnh đắng miệng, khó chịu ăn không còn cảm giác ngon miệng. Bên cạnh đó quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, khiến thức ăn phân hủy chậm và gây đầy bụng.

  • Buồn nôn, nôn

Những vết loét ở dạ dày hoặc ruột non sẽ kích thích niêm mạc và khiến dạ dày co bóp mạnh hơn, gây nên hiện tượng buồn nôn. Lúc này người bệnh có thể nôn ra hết lượng thức ăn chưa được tiêu hóa.

triệu chứng viêm loét dạ dày đại tràng

Buồn nôn, nôn là dấu hiệu thường gặp của loét dạ dày

Triệu chứng này thường gặp ở giai đoạn cuối do các vết sẹo làm hẹp môn vị. Đặc biệt sau khi nôn sẽ có cảm giác rất dễ chịu, nhưng người bệnh cũng phải quan sát xem bãi nôn có dính máu không vì có thể là dấu hiệu của biến chứng xuất huyết dạ dày đó nhé.

  • Xuất hiện khối u ở bên trong dạ dày

Đây quả thực là một dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng nặng, bạn có thể sờ thấy bọc u cứng, ấn vào sẽ đau. Đồng thời bụng có bạn có hiện tượng to bất thường do khối u xuất hiện. Khi thấy triệu chứng này có nghĩa là bệnh của bạn đã vào giai đoạn nặng, Khối u có thể lành hoặc ác tính chuyển sang ung thư. Lúc này chẳng gì hơn là bạn phải tới bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ khám và có phương án điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh viêm loét dạ dày hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày ở những người chưa mắc phải và tránh tái phát ở những người đã bị, chúng ta nên thực hiện một chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng cùng lỗi sống lành mạnh như:

  • Ăn đúng giờ, đủ bữa, không bỏ bữa: Giúp dạ dày tiết acid và enzym tiêu hóa đều đặn, từ đó giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng: Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng như: cháo, súp, canh, rau củ quả, thịt nạc, cá,... Tránh ăn các loại thức ăn cứng, khó tiêu, nhiều dầu mỡ, cay nóng, chua,...
  • Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn: Các loại thực phẩm này có thể gây kích thích dạ dày tiết nhiều acid và tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Không ăn quá no, quá khuya: Vì có thể khiến dạ dày bị căng giãn, gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Ăn quá khuya còn khiến dạ dày phải hoạt động quá sức, từ đó tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn: Nhằm giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
  • Uống đủ nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày: Nước giúp trung hòa acid dạ dày, từ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày: Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng, stress, từ đó giảm nguy cơ mắc viêm loét dạ dày.
  • Duy trì tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress: Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài có thể làm tăng tiết acid dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Trên đây là 7 dấu hiệu viêm loét dạ dày phổ biến giúp người bệnh nhận biết rõ hơn về tình trạng của mình. Dù là triệu chứng nặng hay nhẹ cũng không được bỏ qua và xem thường mà phải tới bệnh viện ngay để được bác sĩ khám và có phương pháp điều trị phù hợp nhé.

Cập nhật lúc: 02/02/2024
Loading...