Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? #13 Loại quả phải biết
Việc bảo đảm cơ thể hấp thu đầy đủ các nhóm chất từ nguồn dinh dưỡng tự nhiên như trái cây là phương pháp đơn giản giúp hạn chế các cơn đau dạ dày. Vậy viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? Loại quả nào không nên ăn?
Viêm dạ dày nên ăn hoa quả gì?
Dưới đây là những loại trái cây rất bình dân, và có thể dễ dàng tìm mua trong các chợ. Nhiều khi còn có thể trồng được trong vườn nhà nữa.
1. Quả chuối
Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì? Chuối rất tốt cho bộ máy tiêu hóa và dạ dày của con người trái ngược hẳn với những quan niệm cho rằng đau dạ dày không nên ăn chuối.
Chuối chứa các thành phần giúp giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh như khó tiêu và táo bón. Ngoài ra, ăn chuối giúp cho hoạt động tiêu hóa của cơ thể diễn ra dễ dàng hơn mà không gây hại cho dạ dày.
Thành phần dinh dưỡng có trong chuối như:
- Pectin: có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp giảm đau, giảm đầy bụng khó tiêu cho người bệnh.
- Kali: giúp kích thích sản sinh chất nhầy bảo vệ thành dạ dày và hỗ trợ các hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
- Delphinidin: có khả năng ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, từ đó nâng cao hiệu quả ngăn ngừa ung thư.
- Bổ sung vitamin B, E, C, tinh bột, calo, chất béo và chất đạm giúp cơ thể phát triển toàn diện.
>10+ Bữa sáng cho người đau dạ dày được khuyên dùng nhất
Tuy nhiên có 1 số nguyên tắc khi ăn chuối như sau:
- Chỉ sử dụng chuối chín, không nên sử dụng chuối còn xanh vì nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Không nên ăn chuối tiêu vì chuối tiêu chứa nhiều pectin sẽ làm tăng axit trong dạ dày khiến tình trạng bệnh có thể nặng hơn.
- Ăn chuối lúc đói sẽ khiến lượng magie trong cơ thể đột ngột tăng cao, phá vỡ sự cân bằng của magie và canxi trong máu, gây ức chế mạch máu tim, không có lợi cho sức khỏe.
- Thời điểm tốt nhất để ăn chuối là sau mỗi bữa ăn chính từ 20 đến 30 phút.
Chỉ sử dụng tối đa 2 quả chuối/ ngày. Cụ thể các chuyên gia khuyên dùng loại chuối: chuối ngự, chuối sứ, chuối cau.
2. Quả ổi
Trong những loại trái cây tốt cho người đau dạ dày không thể bỏ qua ổi. Ổi là loại trái cây có tác dụng bổ dưỡng giúp hoạt động tiêu hóa được vận hành trơn tru. Ổi chứa một số thành phần dinh dưỡng như: chất xơ, vitamin A, C và các nguyên tố vi lượng kẽm, kali, manga,…
Ổi xanh: Có chứa nhiều chất xơ hỗ trợ đường ruột một cách tối ưu, nhất khi bệnh nhân có dấu hiệu mắc các bệnh như đi ngoài, tiêu chảy. Ngoài ra, ổi còn có tính kiềm cao giúp làm sạch dạ dày và đường ruột.
Ổi chín: Cải thiện tình trạng táo bón, khó tiêu, xuất huyết dạ dày. Góp phần cải thiện những ổ viêm loét tại dạ dày hoặc ruột do các thành phần trong ổi còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm.
Một số lưu ý khi sử dụng ổi:
- Không nên ăn ổi xanh quá non, bởi chúng thường cứng và có vị chát kích thích các cơn co bóp dạ dày và gây nên bệnh táo bón
- Loại bỏ hạt ổi khi ăn, hạt ổi cứng dễ gây đầy bụng, khó tiêu, phân cứng khó đại tiện.
> Dạ dày Bình Vị Thái Minh đã được nhiều người tin dùng sử dụng
3. Quả táo
Táo có chứa pectin giúp bôi trơn niêm mạc dạ dày, giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh như: đầy hơi, khó tiêu,… Pectin có trong táo có khả năng giãn nở khi gặp nước giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, nhất là đối với quá trình bài tiết.
Bệnh nhân muốn sử dụng táo có thể thông qua nhiều cách dùng như: ép táo lấy nước, làm sinh tố kết hợp với các loại hoa quả có lợi khác, sữa chua táo hay bánh táo.
4. Quả nho
Theo nghiên cứu, nho có chứa một số thành phần làm lành vết thương, rất có lợi cho dạ dày như: các khoáng chất, kali, sắt, mangan, canxi và các vitamin B1, B6, C, K,…
Ngoài ra, trong nho còn có một số hoạt chất khác có lợi cho đường tiêu hóa như:
- Quercetin flavonoid: là một chất chống viêm tự nhiên được tìm thấy trong nho. Ăn nho sẽ giúp hoạt chất này làm dịu tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.
- Hoạt chất polyphenol: Người ta đã tìm thấy resveratrol, một hoạt chất trong vỏ nho, có thể làm chậm sự phát triển của các khối u trong dạ dày.
- Kali: làm cơ thể cảm thấy thoải mái hơn, giảm tình trạng stress, giúp tình trạng đau dạ dày cải thiện nhanh hơn.
- Nho chứa tới 75 – 85% là nước, nên khi được cơ thể hấp thụ, dạ dày không phải làm việc nhiều, giúp giảm thiểu những tổn thương cho dạ dày khi co bóp.
5. Đu đủ
Các nhà khoa học đã chứng minh những lợi ích của loại trái cây này đối với dạ dày, chẳng hạn như:
- Kích thích dạ dày tiêu thụ thức ăn một cách dễ dàng hơn.
- Giảm chứng đầy bụng, khó tiêu.
- Ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, đu đủ còn chứa hai loại enzym là papain và chymotrypsin – chất xúc tác cho quá trình thủy phân protein khi tiêu hóa, làm dịu cơn đau dạ dày.
Lưu ý, người bị bệnh dạ dày không nên ăn đu đủ xanh, vì dịch trong đu đủ xanh sẽ đẩy nhanh quá trình bào mòn dạ dày và khiến tình trạng bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn.
>7 Thực đơn cho người đau dạ dày 1 TUẦN “không lo trùng”
6. Trái lê
Trái lê chứa nhiều thành phần hữu ích với cơ thể con người. Trong lê có chứa một số chất giúp tăng cường hệ miễn dịch như: vitamin B2, B3, B6, C, K,… cùng các chất vi lượng như: kali, magie, đồng.
Vì vậy, trái lê giúp tăng cảm giác no, từ đó làm giảm lượng cholesterol có trong máu, tránh béo phì, béo bụng. Ngoài ra, lê còn giúp cải thiện những vết loét dạ dày, giúp các ổ loét mau lành.
Một số lưu ý sử dụng lê để mang lại hiệu quả điều trị cao:
- Không ăn lê khi bụng đói, vì acid có trong quả lê kết hợp với acid dạ dày khiến tăng tình trạng bệnh.
- Bỏ vỏ lê khi ăn, bởi trong vỏ lê tập trung nhiều đường, gia tăng nguy cơ béo phì – nguyên nhân gây lên áp lực lên thành bụng, dẫn đến trào ngược dạ dày.
7. Trái bơ
Trong thành phần của quả bơ có nhiều axit amin, vitamin, khoáng chất và các chất xơ.
Vì vậy, trái bơ giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Đồng thời, nó làm dịu niêm mạc và chữa lành vết loét trong dạ dày.
Quả bơ có vị béo ngậy, dễ ăn nên thường được sử dụng làm sinh tố hoặc ăn trực tiếp, làm salad rau củ…
8. Việt quất
Việt quất là loại quả chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế hoạt động của các gốc tự do, ngăn ngừa nhiễm trùng vi khuẩn trong dạ dày (đặc biệt là vi khuẩn HP).
Ngoài ra, việt quất còn chứa hoạt chất flavonoid proanthocyanidins có tác dụng kháng khuẩn, có tác dụng ngăn ngừa sự kết dính trong dạ dày, giảm nhanh các cơn đau bụng, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người bệnh.
- #Cách trị viêm loét dạ dày tại nhà “không tác dụng phụ”
Viêm loét dạ dày không nên ăn hoa quả gì?
Hầu hết các loại trái cây đều đem đến các tác dụng rất tốt cho sức khoẻ con người đặc biệt là các chất vitamin. Nhưng đối với 1 số người bệnh thì một vài quả lạm dụng có thể khiến căn bệnh khó chữa trị hơn. Vậy hãy dừng ăn loại quả nào nếu bạn đang gặp tình trạng đau, viêm dạ dày.
1. Trái dứa
Trong dứa có chứa nhiều acid hữu cơ, làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày. Những acid hữu cơ này kích thích dạ dày tiết dịch vị, làm gia tăng tình trạng bệnh. Đồng thời, một số enzym có trong dứa có thể làm phân hủy protein trong cơ thể dẫn đến nguy cơ viêm loét cao.
Đặc biệt, khi sử dụng dứa vào lúc bụng rỗng, các cơn đau sẽ xảy ra nhanh chóng và nghiêm trọng hơn.
- Cẩm nang giải đáp về Viêm loét dạ dày từ A-Z
2. Cà chua
Cà chua là loại thực phẩm thường thấy trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trong cà chua chứa nhiều acid, điều này kích thích dạ dày tiết dịch vị, tạo lượng lớn acid gây loét dạ dày một cách nhanh chóng.
Đặc biệt, khi sử dụng cà chua sống sẽ khiến bạn cảm thấy nóng ruột. Nguyên nhân là do nhựa phenolic trong cà chua kết hợp với pectin gây phản ứng hóa học với acid trong dạ dày.
3. Quả hồng
Hồng là loại quả chứa nhiều tác dụng tốt. Trái hồng rất giàu β-caroten, vitamin C, vitamin PP và các nguyên tố vi lượng như: magie, sắt, kali, iot,…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quả hồng có chứa chất tanin, dễ tan trong nước nhưng khó tan trong môi trường axit của dạ dày. Do đó, khi tanin vào cơ thể người, lượng chất này sẽ kết thành cục, tạo thành khối trong dạ dày, gây ra cảm giác buồn nôn, đau bụng dai dẳng, nặng hơn là đi ngoài ra máu.
- 10+ Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng đừng chủ quan
4.Hoa quả có vị chua
Theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày nếu không muốn bị đau bụng dai dẳng, khó chịu nên tránh ăn nhóm quả này. Nhóm các loại quả chua bao gồm: trái cóc, trái xoài, mận, chanh, me, quất, bưởi… và một số loại trái cây khác.
Những loại quả này chứa hàm lượng axit cao, bạn có thể bị bào mòn, viêm loét niêm mạc dạ dày nếu ăn nhiều những loại quả này. Ngoài ra, nó cũng làm dạ dày co bóp nhiều hơn, dẫn đến các cơn đau từ nhẹ đến nghiêm trọng, bệnh không thuyên giảm mà ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
5. Hoa quả có tính nóng
Đây là nhóm trái cây chứa nhiều chất béo, đường, có tính nóng. Vì vậy, nó có thể khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Người bị đau dạ dày, viêm loét nên hạn chế ăn các loại trái cây này để bệnh được cải thiện tốt hơn.
Nhóm các loại hoa quả nóng bao gồm: sầu riêng, vải, nhãn, chôm chôm, mít…
Trên đây là các gợi ý về loại trái cây nên ăn cho người đau dạ dày. Ngoài ra người bệnh cũng nên thật sự cảnh giác với các loại trái cây không nên ăn nếu không muốn tình trạng bệnh ngày càng nguy hiểm.
- Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì? 15 Thực phẩm “khắc tinh”