Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì? 15 Thực phẩm "khắc tinh"

Thẩm định bởi:

Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Vậy người bệnh viêm loét dạ dày kiêng ăn gì, nên ăn gì?

viêm loét dạ dày kiêng ăn gì
Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Nguyên tắc khi ăn uống của người viêm loét dạ dày

Trước khi đi tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên tắc ăn uống cho người bệnh:

  • Ăn uống đúng giờ: Người bệnh tuyệt đối không được bỏ bữa, nếu để bụng quá đói sẽ làm gia tăng cơn đau dạ dày phải co bóp mạnh. Đồng thời, cần tránh ăn quá no khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích và tiết ra nhiều axit gây viêm loét. 
  • Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: Ngoài 3 bữa chính, việc bổ sung bữa phụ giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa axit. Tốt nhất là bữa ăn nhỏ sau bữa ăn chính từ 2 – 3 tiếng và không nên ăn thêm vào ban đêm. 
viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì
Nguyên tắc ăn uống cho người bị viêm loét dạ dày
  • Ăn chậm, nhai kỹ: Giúp gia tăng sự bài tiết nước bọt, giảm thời gian lưu trữ thức ăn, bớt gánh nặng cho dạ dày, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. 
  • Tránh thực phẩm chiên rán: Thức ăn cần được nấu chín, ninh nhừ và nên ăn món hấp, luộc, tránh thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ làm khó tiêu hơn. Không nên ăn đồ sống, đồ lạnh và dùng chất kích thích để tránh nguy hại cho niêm mạc dạ dày. 

||Bài viết đọc nhiều:

15 Thực phẩm bị viêm loét cần tránh xa

Nguyên nhân gây lở loét da có thể đến từ những yếu tố kích ứng da, lưu thông máu kém, áp lực đè nén lên da trong thời gian dài. Loét da có thể tiến triển nhanh, đặc biệt là ở người có sức đề kháng yếu do không đủ chất. 

Do đó, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi tổn thương. Vậy người bệnh viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?

Thực phẩm cay nóng

Bị dạ dày kiêng ăn gì? Thứ đầu tiên cần tránh xa chính là thực phẩm cay nóng. Không chỉ gây hại cho dạ dày và đường tiêu hóa, người có vết loét ăn nhiều thức ăn cay nóng có thể gây kích ứng da và làm tình trạng lở loét, sưng viêm nặng hơn. Bên cạnh đó, đồ ăn cay nóng cũng làm tăng cảm giác ngứa ngáy với tần suất thường xuyên hơn. 

viêm loét dạ dày ăn gì
Viêm loét dạ dày không nên ăn các thực phẩm cay nóng gây loét thức ăn

Ngoài ra, đồ cay nóng còn làm giảm tốc độ lành da của vết loét, tăng nguy cơ để lại sẹo lồi sau khi vết loét biến mất.

Chế phẩm từ sữa 

Những người không tiêu hóa được lactose khi ăn những chế phẩm từ sữa sẽ gây khó chịu dạ dày. Do vậy, có thể chọn mua sữa chua, pho mát cứng hoặc sữa có hàm lượng lactose thấp để sử dụng.

||Có thể bạn quan tâm:

Thực phẩm nhiều đường

Đường là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vì vậy, việc ăn quá nhiều thực phẩm có đường sẽ làm tình trạng sưng viêm nặng hơn, vết loét cũng khó lành hơn. 
viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì
Thực phẩm có đường khiến tình trạng sưng viêm và vết loét nặng hơn

Chè đặc

Đối với người bình thường, chè xanh rất tốt cho sức khỏe nhưng nó lại có hại đối với người bị đau dạ dày, và khiến cơn đau dạ dày tăng lên. Vì vậy, người bị viêm loét dạ dày cần kiêng uống chè xanh đặc vào lúc đói. 

Thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ

Người bị đau dạ dày nên hạn chế những loại thực phẩm chiên. Bởi thực phẩm này luôn chứa rất nhiều chất béo. Do vậy, nếu đang gặp phải rắc rối bởi tình trạng đau dạ dày, viêm đường ruột thì có thể gây tiêu chảy. 

Chất béo bão hòa là loại chất béo có nguồn gốc từ động vật như:

  • Thịt cừu, thịt lợn mỡ, thịt gia cầm béo như ngỗng béo, thịt vịt,…. 
  • Bơ, kem, pho mát, hoặc các sản phẩm được chế biến từ sữa nguyên béo,…
  • Chất béo bão hòa cũng có trong một số thực vật như sữa dừa, dừa, dầu cọ, dầu dừa, bơ thực vật cùng các loại cây dầu. 
viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì
Thực phẩm chiên, dầu mỡ khiến vết loét dễ nhiễm trùng, tăng nguy cơ hoại tử

Chất béo chuyển hóa là loại chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn như rán, chiên, xào,… giúp thực phẩm bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn người dùng.  Loại chất béo này thường có trong khoai tây chiên, bánh cookies, gà rán, quẩy nóng, bánh ngọt, thịt rán và đồ ăn nhẹ,….

Do vậy, nếu ăn nhiều loại chất béo này sẽ khiến cho vết loét dễ nhiễm trùng và tăng nguy cơ hoại tử.

||Xem thêm:

Hành tây chưa nấu chín

Hành tây chưa nấu chín có chứa các chất dinh dưỡng phong phú và bảo vệ tim cho cơ thể con người. Tuy nhiên, hành tây sống lại có thể gây ra tình trạng đau bụng. Vì vậy, bạn nên nấu chín hành tây để loại bỏ một số chất độc hại.

Socola

Ăn quá nhiều socola có thể gây ra hiện tượng chảy ngược của dịch vị trong dạ dày. Do vậy, socola cũng được xếp vào thực phẩm viêm loét dạ dày kiêng ăn gì. 

Cà phê

viêm loét dạ dày nên ăn rau gì
Viêm dạ dày kiêng ăn gì – Cafe hoặc các thức uống gây kích thích

Theo các chuyên gia y tế, người bị đau dạ dày không nên uống cafe. Bởi chất caffeine có trong cà phê có thể gây hại đến dạ dày. Nó sẽ làm tăng tiết axit và dịch vị dạ dày và khiến các vết viêm loét tại dạ dày ngày càng lan rộng và gây xuất huyết dạ dày. 

Kem

Nếu bạn bị đau dạ dày thì nên tránh ăn kem vào mùa hè. Bởi hàm lượng chất béo trong kem rất cao. Điều này rất nguy hiểm cho những người bị bệnh dạ dày và đường ruột và việc đau bụng có thể dễ dàng xảy ra.

Thịt gà, gạo nếp

Thịt gà và gạo nếp cũng thuộc nhóm thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày kiêng ăn gì. Bởi chúng đều khiến vết loét bị mưng mủ, ngứa ngáy và khó chịu. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn tăng nguy cơ để lại sẹo lồi sau khi vết loét dần biến mất.

||Thông tin hữu ích:

Thực phẩm lên men

bị viêm loét dạ dày nên ăn cháo gì
Thực phẩm lên men khiến lượng axit trong dạ dày tăng cao

Người bị viêm dạ dày không nên ăn quá nhiều đồ muối chua như dưa góp, kim chi,… Bởi chúng có thể làm biến đổi axit trong dạ dày và nghiêm trọng hơn là tiến triển thành bệnh ung thư. 

Bạc hà

Bạc hà sẽ làm hỏng các cơ co khít ở thực quản và khiến nồng độ axit gia tăng. Do vậy, không nên ăn nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa bạc hà như kẹo bạc hà, trà bạc hà hay kẹo cao su có hương vị bạc hà.

Trái cây họ cam chanh

viêm loét dạ dày ăn gì tốt
Trái cây họ cam chanh có ảnh hưởng

Dù những trái cây họ cam chanh rất giàu vitamin, nhưng chúng lại chứa hàm lượng axit khá cao và khiến các vết loét dễ bị lan rộng. Do vậy, không nên ăn thường xuyên các loại trái cây có nhiều axit vào buổi sáng và đặc biệt là những lúc đói bụng.

Nước có ga, nước ép trái cây

Các loại đồ uống có gas, nước ép trái cây đều có đường fructose với khoảng 30% số người trưởng thành không thể hấp thụ tốt chất fructose, trong đó có gây chứng khó chịu dạ dày. 

Ngoài ra, các loại nước ép có tính axit cao có thể làm nhiễu loạn đường tiêu hóa, kích thích các dây thần kinh nhạy cảm. Do vậy, người đau dạ dày uống nước cam, đường tiêu hóa có chứa nhiều axit, có thể gây đau bụng. Ngoài ra, nước chanh cũng có thể gây ra tiêu chảy ở các bệnh nhân bị bệnh đau dạ dày, đường ruột. 

Đồ uống lạnh

bị viêm loét dạ dày ăn gì
Đồ uống lạnh có thể ảnh hưởng đến men tiêu hóa lẫn quá trình bài tiết dịch vị

Việc ăn quá nhiều đồ uống lạnh sẽ khiến thân nhiệt giảm và ảnh hưởng đến tác dụng của men tiêu hóa lẫn quá trình bài tiết dịch vị. Do vậy, khi ăn tốt nhất nên sử dụng đồ uống nóng và đồ uống lạnh chỉ nên uống giữa 2 bữa ăn.

||Tham khảo thêm:

Viêm loét dạ dày ăn gì tốt?

Bên cạnh việc thắc mắc viêm loét dạ dày kiêng ăn gì thì nhiều bạn còn thắc mắc những vấn đề sau:

Viêm loét dạ dày nên ăn rau gì?

Bị viêm loét dạ dày ăn gì? – Chất xơ trong rau củ rất có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng có một số loại rau lại chứa lượng lớn carbohydrate, dạng chất xơ không hòa tan gây khó tiêu. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe dạ dày, người bị viêm loét dạ dày chỉ nên bổ sung những loại rau sau:

bệnh viêm loét dạ dày ăn gì
Viêm loét dạ dày nên ăn rau gì?
  • Rau bắp cải: Là loại rau chứa nhiều vitamin, cụ thể là vitamin U và K có chức năng chữa lành, làm lành vết thương và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của dịch vị axit tăng cao. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy lợi khuẩn bifidobacteria, lactobacilli, dễ dàng cho quá trình tiêu hóa, táo bón. 
  • Rau cải bẹ xanh: Có tác dụng làm dịu và làm lành các vết thương do viêm loét dạ dày. Đồng thời lượng vitamin C dồi dào trong cải bẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, hạn tiết dịch vị ở người viêm loét dạ dày. 
  • Rau chân vịt: Loại rau chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với vitamin như A, D, E, K, axit béo thực vật omega 3 dồi dào và hơn 10 hợp chất flavonoid khác nhau có khả năng chống viêm, chống ung thư. Vì vậy, chúng có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, cải thiện tình trạng viêm loét hiệu quả. 
  • Súp lơ xanh: Loại rau xanh nhiều dưỡng chất như vitamin, protein với công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, sulforaphane trong súp lơ xanh còn hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Mồng tơi: Mồng tơi có đặc tính mát, hỗ trợ sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa táo bón. Bởi rau mồng tơi có lượng chất nhầy rất tốt cho lớp niêm mạc dạ dày, chống viêm cực tốt. 

Bị viêm loét dạ dày nên ăn cháo gì?

Viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì? – Với những ai đang có vấn đề về bệnh dạ dày thì có thể lựa chọn một số loại cháo dinh dưỡng để duy trì sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh như:

viêm loét dạ dày ăn được quả gì
Cháo tốt cho người bị đau dạ dày
  • Bí đỏ: Vết loét ở dạ dày sẽ cản trở quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn của người bệnh. Vì vậy, những thức ăn giàu dinh dưỡng như bí đỏ sẽ cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất, giúp duy trì sức khỏe ổn định hơn.
  • Đậu xanh: Là một trong những thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn khi dạ dày đang bị đau. 
  • Cháo hạt sen: Hạt sen là món cháo tốt cho người bệnh dạ dày, rất giàu dinh dưỡng có thể chữa chứng mất ngủ và điều trị dạ dày. Trong 100g long nhãn sẽ cung cấp khoảng 1.7g chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. 

Viêm loét dạ dày ăn được quả gì?

Nếu bạn đang thắc mắc không biết đau dạ dày nên ăn quả gì để bệnh thuyên giảm thì đừng nên bỏ qua những gợi ý dưới đây:

Viêm loét dạ dày ăn được quả gì?
Viêm loét dạ dày ăn được quả gì?
  • Quả chuối: Chuối là loại trái cây lành tính với dạ dày đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa cao. Với thành phần Pectin cao, chuối còn giúp cơ thể giải quyết những vấn đề có liên quan đến dạ dày. Ngoài ra, thành phần pectin trong chuối còn kích thích làm tăng nhu động ruột tự nhiên. 
  • Đu đủ: Đu đủ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng khó tiêu, ngăn ngừa táo bón. Đặc biệt, đu đủ chứa nhiều enzyme và chymopapain giúp phá vỡ protein để làm dịu cơn đau dạ dày. 
  • Bơ: Bơ có nhiều chất xơ và kali tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu ăn bơ thường xuyên sẽ giảm các cơn đau dạ dày, kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa. 
  • Táo: Thành phần chất xơ cao cùng hàm lượng enzyme và pectin giúp phân hủy thức ăn nhanh hơn, làm dịu triệu chứng khó chịu trong dạ dày. 

Nắm rõ viêm loét dạ dày kiêng ăn gì và nên ăn gì sẽ giúp việc chăm sóc sức khỏe dễ dàng và giảm thiểu các triệu chứng xảy ra. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được chúng tôi giải đáp nhé!

||Thông tin hữu ích:

Cập nhật lúc: 21/02/2024
Loading...