Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn là dấu hiệu bệnh gì?
Buồn nôn nhưng không nôn được là cảm giác khó chịu mà nhiều người đã gặp phải. Vậy cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được nguyên nhân do đâu? Triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Đây là cảm giác gì?
Đây chính là cảm giác khó chịu ở vùng cổ họng và bụng. Người bệnh sẽ cảm thấy thức ăn trong bụng đang trào trực thoát ra khỏi họng, nhưng lại không sao ra được.
Có cảm giác muốn nôn mà không nôn được nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, chán ăn, ngủ không ngon giấc. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống, công việc của người bệnh.
Dấu hiệu của bệnh gì?
Buồn nôn nhưng không nôn có thể chỉ là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi mang thai. Nhưng đôi khi nó còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý đường tiêu hóa khác.
Trào ngược dạ dày – thực quản
Cảm giác buồn nôn, ợ hơi là do tình trạng thức ăn khó tiêu, bụng chướng, đầy hơi. Lượng acid trong dạ dày được tiết ra quá nhiều gây khó chịu ở vùng bụng và cổ họng.
- 15+ Cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức 1 nốt nhạc
Bệnh viêm dạ dày – tá tràng
Tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể chán ăn, mệt mỏi. Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn thường xuất hiện sau khi ăn. Trường hợp bệnh tiến triển nặng, triệu chứng này có thể xuất hiện liên tục, kể cả khi đói.
Bệnh lý tắc ruột
Triệu chứng điển hình, xuất hiện sớm nhất khi bị tắc ruột đó là đau bụng đột ngột, dữ dội. Đôi khi có kèm theo cảm giác buồn nôn, căng trướng bụng.
Không phải tất cả các ca bệnh tắc ruột đều có triệu chứng buồn nôn. Nhưng khi có triệu chứng buồn nôn, đau bụng khó chịu chúng ta vẫn nên thăm khám bác sĩ.
bệnh lý viêm đại tràng
Nếu thấy xuất hiện cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được, đại tiện bất thường, đau bụng. Rất có thể bạn đã mắc phải căn bệnh viêm đại tràng. Viêm đại tràng cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm. Để tái phát nhiều lần thì rất dễ dẫn đến viêm đại tràng mãn tính.
||Bài viết cùng chủ đề:
Ung thư ở đường tiêu hóa
Nôn khan là một trong những triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn sớm của bệnh lý ung thư đường tiêu hóa. Cụ thể như ung thư: vòm họng, thực quản, dạ dày hay ruột.
- Trào ngược dạ dày – “Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị”
13 Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được. Trong đó, có các nguyên nhân thường gặp nhất như:
- Ốm nghén trong thai kỳ: Do sự thay đổi nội tiết tố khi phụ nữ mang thai, dẫn đến tình trạng buồn nôn, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài bao lâu là tùy theo cơ địa của mỗi người.
- Do căng thẳng thần kinh kéo dài: Nếu hệ thần kinh bị căng thẳng, stress trong thời gian dài. Dẫn đến tình trạng mệt mỏi, mất ngủ và đôi khi còn có biểu hiện buồn nôn, khó chịu.
- Do bệnh dạ dày thực quản gây nên.
- Do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh lý khác.
- Do có dị vật bên trong cổ họng.
- Buồn nôn do ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu.
- Hàm lượng đường trong máu giảm hơn mức bình thường
- Cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết có thể gây cảm giác buồn nôn.
- Do rối loạn tiền đình.
- Say sóng, say tàu xe cũng là nguyên nhân gây buồn nôn.
- Do các bệnh lý đường tiêu hóa gây nên.
- Do phản ứng với mùi, vị.
- Do ảnh hưởng của các bệnh lý ở não.
||Tham khảo thêm:
- Viêm loét dạ dày nôn ra máu dùng Bình Vị Thái Minh
#6 Cách điều trị bệnh buồn nôn mà không nôn được
Nếu tình trạng buồn nôn ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách để giảm bớt khó chịu tại nhà như:
- Ngồi dậy hoặc đi lại nhẹ nhàng để giảm thiểu tình trạng buồn nôn, đặc biệt là khi mới ăn no.
- Nếu ngồi trong phòng kín, người bệnh nên mở cửa sổ cho không khí được lưu thông. Cảm giác thoáng hơn sẽ làm giảm cảm giác buồn nôn.
- Chườm mát vùng vai gáy cũng là cách giúp giảm khó chịu, buồn nôn.
- Uống nước nhiều lần trong ngày: có thể uống nước lọc hoặc các loại trà thảo dược.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp cho từng người bệnh. Dựa trên bệnh lý và cơ địa của mỗi người.
- Tránh xa những nơi, những loại thức ăn có mùi vị gây kích ứng cho người bệnh.
Đối với những trường hợp có mức độ buồn nôn nghiêm trọng hơn. Hoặc có kèm theo nhiều triệu chứng bệnh lý khác như: đau bụng, tức ngực, chóng mặt, mệt mỏi nhiều,…. Thì người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị bằng thuốc kịp thời.
||Thông tin hữu ích:
- 20+ Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà “chẳng tốn kém”
- Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì? Nên ăn gì để mau hồi phục
#8 Cách phòng ngừa tình trạng buồn nôn
Để phòng ngừa cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được, các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp hữu ích sau:
- Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là rất cần thiết. Thay đổi chế độ ăn cho phù hợp với từng bệnh. Hạn chế ăn đồ có nhiều axit, nên ăn thức ăn chín.
- Chăm chỉ vận động, thường xuyên tập thể dục với cường độ nhẹ. Nhằm giúp kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, giảm stress.
- Hạn chế tối đa các kích thích, căng thẳng thần kinh.
- Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, tránh để cơ thể mất nước.
- Tránh xa các đồ uống có ga, có cồn như: rượu, bia,….
- Tránh xa các chất kích thích như: thuốc lá, cà phê,…
- Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng.
- Không nằm hoặc hoạt động quá mạnh sau khi ăn.
Với những trường hợp nhẹ, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp để giảm bớt cảm giác buồn nôn như đã nêu trên. Nhưng với các trường hợp nặng thì không nên tự điều trị ở nhà được.
||Tham khảo