Uống cà gai leo có hại dạ dày không? 4 Công dụng của cà gai leo

Thẩm định bởi:

Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Từ xưa cà gai leo đã được xem như một vị thuốc nam quý, mang đến nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Điển hình là khả năng hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao,...Tuy nhiên mối quan tâm lớn của khá nhiều người khi nhắc đến loại thảo dược này chính là liệu “Uống cà gai leo có hại dạ dày không” và có nên uống hằng ngày không?

uống cà gai leo có hại dạ dày không

Tìm hiểu uống cà gai leo ảnh hưởng dạ dày không?

Uống cà gai leo có gây ảnh hưởng đến dạ dày không?

Câu trả lời là KHÔNG. Như đã chia sẻ ở trên, Cà gai leo là dược liệu có tính ấm, vị hơi the, mùi nhẹ nhàng lại dễ uống. Bên cạnh đó, thành phần có chứa saponin steroid, alkaloid, solasodinon, alkaloid, diosgenin,...rất tốt cho gan nên thường được người dân mang về nấu nước uống hằng ngày thay nước lọc để phòng và bảo vệ gan trước những tác nhân gây hại.

Theo các chuyên gia, cà gai leo lành tính, không gây độc nên không gây ảnh hưởng tới cơ thể hay là kích ứng dạ dày, gan thận. Tốt nhất vẫn là uống sau khi ăn 30 phút - 1 tiếng.

Vậy đau dạ dày có uống được cà gai leo không? Thực tế, chẳng những loài cây này không gây hại cho dạ dày mà còn có thể làm giảm nhiều triệu chứng khó chịu tại đường ruột. Điều này là nhờ vào tác động từ các chất chống oxy hóa, acid amin, chất chống viêm có trong dược liệu.

Trong nhiều đề tài khoa học của TS. Nguyễn Thị Minh Khai cũng đã khẳng định, không nhận thấy bất cứ trường hợp nào uống cà gai leo gây hại tới dạ dày, mà điều đáng mừng là tình trạng bệnh còn tiến triển tốt.

> 12+ Cây chữa dạ dày hiệu quả nhanh tốt hơn cả thuốc Tây

Uống cà gai leo nhiều có tốt không?

Mặc dù cà gai leo mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng trong thực tế, bất cứ vị thuốc nào khi sử dụng quá nhiều cũng sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc, dư thừa chất. Do đó, để đạt được hiệu quả như mong muốn, người bệnh không nên uống quá nhiều, mà cần phải dùng với liều lượng vừa đủ, tốt nhất vẫn nên theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc. Tránh tự ý dùng, không nấu nước quá đặc và uống khi đói.

Nên uống cà gai leo theo liều lượng vừa đủ

  • Đối với người dùng nhằm mục đích hỗ trợ trị bệnh: 100gr dược liệu khô sắc uống mỗi ngày.
  • Đối với mục đích phòng ngừa: 20 -50gr cà gai leo khô sắc uống thay nước lọc. 

Bên cạnh đó, có một số trường hợp nên hạn chế uống cà gai leo như phụ nữ mang thai và đang cho con bé, người có tiền sử dị ứng, người bệnh đang dùng thuốc tây theo phác đồ điều trị hay kể cả trẻ sơ sinh dưới 6 tháng.

> Lá vú sữa có tác dụng gì? 99% Vứt đi vì không biết lợi ích này

4 Tác dụng của cà gai leo

Trước khi đến với vấn đề có nên uống cà gai leo hằng ngày và nó có gây hại dạ dày, chúng ta cùng tìm hiểu về những công dụng của dược liệu này đối với cơ thể con người. 

Sau khi thu hoạch, cây được rửa sạch rồi đem đi thái lát phơi khô làm thuốc hoặc dùng tươi đều được. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của vị thuốc:

Giảm triệu chứng viêm gan virus

Theo các nghiên cứu lâm sàng được thử nghiệm trên bệnh nhân viêm gan B sau 2 tháng sử dụng cà gai leo, đã cho thấy các triệu chứng như vàng da, chán ăn, men gan đã thuyên giảm đáng kể. Đồng thời sau 3 tháng, nồng độ virus trong máu đã giảm xuống rõ rệt.

Điều này là nhờ vào hoạt chất glycoalcaloid có khả năng ức chế virus, đặc biệt là viêm gan B. Bên cạnh đó còn tăng cường chức năng gan, hệ miễn dịch và bảo vệ tế bào gan hiệu quả. 

Làm chậm sự phát triển của xơ gan

Theo kết quả của 2 đề tài nghiên cứu khoa học vào năm 1987 - 2000 của Viện nghiên cứu trung ương đã chỉ ra rằng, glycoalcaloid có khả năng làm chậm đi sự tiến triển của quá trình xơ gan và giảm mức độ xơ vào giai đoạn đầu.

Giảm men gan, thanh lọc giải độc gan 

Trong loại cây này có chứa thành phần dược chất có khả năng bảo vệ và tăng cường chức năng gan nên có thể kiềm chế nguy cơ hủy hoại tế bào gan và giúp hạ men gan hiệu quả. 

Điều này còn được thể hiện rõ ràng hơn trong việc bảo vệ gan trước độc tố trinitrotoluen, hạn chế tăng trọng lượng của gan và giảm thiểu tổn thương gan.

có nên uống cà gai leo hàng ngày

Cà gai leo có tác dụng hỗ trợ thanh lọc giải độc gan

Ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa

Trong nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng với cộng sự đã chứng minh,  Glycoalcaloid và dịch chiết từ cây cà gai leo đều có tác dụng chống oxy hóa tương ứng là 38,1% và 47,5%. Ngoài ra, chúng còn có khả năng ức chế một số tế bào ung thư do virus gây nên như tế bào ung thư thư gan (PLC/PRF), ung thư cổ tử cung,...

> Cây lược vàng chữa dạ dày không? 5 Bài thuốc thần kỳ

#4 Câu hỏi thường gặp khác

Uống cà gai leo hằng ngày có tốt không?

Việc uống nước cà gai leo hằng ngày rất có lợi cho sức khỏe, bạn có thể sử dụng thay nước lọc, như một loại trà thanh lọc gan, vừa phòng bệnh vừa bảo vệ và tăng cường chức năng gan. Nhưng vẫn phải tuân thủ liều lượng, 100gr/ngày đối với điều trị bệnh và 20 - 50gr/ngày nhằm phòng ngừa.

Quả cà gai leo có ăn được không?

Quả cà gai leo có tác dụng gì cũng là thắc mắc của khá nhiều người? Giống như phần rễ và dây, quả cà gai leo từ xưa đã được sử dụng để điều trị bệnh. Thông thường họ sẽ ăn khi quả đã chín, nhưng với trường hợp dị ứng thì nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Uống cà leo tươi có tốt không?

Nếu bạn sử dụng cà gai leo tươi để uống thì sẽ hấp thụ được nguyên vẹn thành phần dược tính của cây. Bạn có thể sắc lấy nước uống hoặc hãm để dùng hằng ngày. Tuy nhiên đừng dùng lúc dược liệu đã héo, vì lúc này tác dụng đã giảm đi đáng kể rồi.

> Lá trầu không có tác dụng gì? Dứt điểm đau dạ dày lập tức

Uống cà gai leo có tác dụng phụ không?

Hiện tại chưa có nghiên cứu nào chứng minh uống cà gai leo theo liều lượng phù hợp sẽ gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Do đó việc uống dược liệu sẽ không gây hại tới dạ dày, gan thận hoặc gây tụt huyết áp như nhiều lời đồn không chứng thực. 

Chắc hẳn qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về vấn đề uống cà gai leo có hại dạ dày không và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, cần phải sử dụng đúng liều lượng, cách dùng để phát huy hết hiệu quả của dược liệu. Hy vọng thông tin mà chúng tôi mang tới sẻ phần nào giúp bạn trong quá trình uống cà gai leo yên tâm hơn.

Cập nhật lúc: 19/02/2024
Loading...