Cây hoắc hương & 10 công dụng trị bệnh thần kỳ

Thẩm định bởi:

Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Cây hoặc hương – cái tên chắc hẳn còn khá xa lạ với nhiều người nhưng tác dụng mà nó đem lại thì vô cùng lớn đối với sức khỏe. Vậy cây hoắc hương là cây gì? Để hiểu kĩ hơn mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết dưới đây.

cây hoắc hươngTổng quan về công hoắc hương

Giới thiệu về cây hoắc hương

Đặc điểm chung

Cây hoắc hương hay còn được gọi là thổ hoắc hương, quảng hoắc hương… và có tên khoa học là Pogos cablin (Blanco) Benth. Cây thuộc họ bạc hà, có thân vuông màu nâu tím, có lông bao quanh và mọc thẳng phân nhánh, cao chừng 30 – 60cm. Lá cây có hình dáng elip, mọc đối nhau qua cành, viền lá khía răng to, có vị hơi đắng và mùi thơm nhẹ. Hoa hoắc hương thường nở mạnh vào mùa hè và có màu tím đến hồng nhạt.

> 12+ Cây chữa dạ dày hiệu quả nhanh tốt hơn cả thuốc Tây

Thành phần chính

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong cây hoắc hương có chứa một lượng hoạt chất lớn, điển hình như:

  • Tinh dầu 1,2%.
  • Patchoulen 50%.
  • Alcohol patchoulic 45%.

cây hoắc hương có tác dụng gìThành phần chính của cây hoắc hương

Ngoài ra, còn có một số hoạt chất khác bao gồm: Benzaldehyd, Eugenol, Cadinen, Aldehyd cinnamic, Sesquiterpen, Epiguai Pyridin…

Khu vực phân bố

Cây hoắc hương được trồng phổ biến ở miền Bắc nước ta, chủ yếu ở Sapa và Hoàng Liên Sơn. Tại các nước châu Á và châu Phi, hoắc hương được trồng với quy mô lớn để sử dụng làm tinh dầu.

Theo các tài liệu dược liệu, toàn bộ cây hoắc hương đều có dược tính cao, ngoại trừ phần rễ. Do đó, khi thu hái họ thường cắt bỏ toàn bộ dược liệu trên mặt đất. Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là vào mùa hè tầm từ tháng 4 – tháng 6, bởi lúc này cây phát triển tốt nhất.

Sau khi thu hoạch về, hoắc hương có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô rồi bảo quản trong các lọ, túi bóng kín để dùng dần.

> Uống lá gì trị hp dạ dày? 7+ Bài thuốc dân gian "thần dược"

Tác dụng cây hoắc hương

Cây hoắc hương là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong y học. Các tác dụng của cây hoắc hương được kể đến như:

Theo y học cổ truyền

Theo cuốn Từ điển cây thuốc Việt Nam thì cây hoắc hương được ghi nhận là một loại dược liệu có vị đắng nhẹ, hơi cay và có tính ôn. Tác dụng cây hoắc hương được quy vào 3 kinh gồm Phế, Tỳ, Vị, cụ thể là:

  • Trừ ác khí, liệu hắc loạn và liệu phong thuỷ độc thũng.
  • Bổ vị khí, vệ khí, tiến ẩm thực.
  • Thăng thanh, tránh uế, giáng trọc chỉ ẩu, hoà khí, tỉnh tỳ.
  • Sơ phong tán tà, hành khí, giải biểu, hóa thấp, tiêu thực.

Nhờ đó, thảo dược hoắc hương giúp điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau như nôn nghịch do tỳ vị bệnh, thử thấp, hàn nhiệt, đau đầu, miệng hôi, kiết lỵ…

Theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại, cây hoắc hương có tác dụng như sau:

  • Chống viêm, kháng khuẩn: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phytotherapy Research năm 2018 đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ cây hoắc hương có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh như Leptospirosis, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn, giúp giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Các chiết xuất từ cây hoắc hương có tác dụng kích thích sản xuất các tế bào miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Giảm đau, hạ sốt: Hoạt chất có trong cây hoắc hương giúp giảm đau, giảm nhức mỏi và hạ thân nhiệt khi bị sốt hoặc do các nguyên nhân khác.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Ngoài các công dụng trên, cây hoắc hương còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

10 Bài thuốc chữa bệnh cây hoắc hương

Chữa bệnh dạ dày

Nguyên liệu: 16g rau má, 12g hoắc hương, 12g gừng tươi, 16g gạo nếp và 8g lá dành dành.

cây hoắc hương là cây gìSử dụng hoắc hương chữa bệnh dạ dày

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy nguyên liệu đã chuẩn bị sắc cùng với 750ml nước, đun đến khi nước cạn còn 1 chén thì tắt bếp.
  • Chia thuốc thành 3 lần uống và dùng sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Bạn sử dụng đều đặn bài thuốc này sẽ giúp điều trị chứng chướng bụng, đầy hơi do các bệnh dạ dày gây ra.

Bài thuốc chính khí từ hoắc hương

  • Nguyên liệu: 12g hoắc hương, 12g tô diệp, 12g bạch truật, bạch chỉ, cát chánh, hậu phác mỗi loại 8g, 12g bán hạ khúc, 12g trần bì, 4g cam thảo.
  • Cách thực hiện: Bạn lấy tất cả các nguyên liệu trên cho vào ấm và sắc với nước. Sau khi nguội dùng uống trực tiếp.

Bạn kiên trì uống mỗi ngày 1 thang sẽ giúp giảm các chứng thử thấp, đau đầu, kém ăn, ỉa chảy hay miệng nhạt miệng ngọt.

> Lá trầu không có tác dụng gì? Dứt điểm đau dạ dày lập tức

Trị nội thương lạnh - ngoại cảm thương hàn

  • Nguyên liệu: Hoắc hương, đại phúc bì, khương bán hạ, phục linh mỗi loại 12g, bạch chỉ, hậu phác, tử tô, cát cánh, sinh khương mỗi vị 8g, trần bì 6g và cam thảo 4g.
  • Cách thực hiện: Dùng tất cả các nguyên liệu trên sắc với nước. Đun đến khi cô cạn thì chắt lấy nước uống trong ngày.

Sử dụng đều đặn sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng đau đầu, sốt lạnh, tức ngực, đầy bụng ở người bị nội thương hàn, ngoại cảm thương hàn.

Bài thuốc chữa cảm nắng

  • Nguyên liệu: Hoắc hương, trần bì mỗi vị 20g.
  • Cách thực hiện: Bạn cho nguyên liệu vào ấm và sắc cùng với 2 bát nước đến khi cạn còn 1/2 thì dừng và chắt lấy nước uống.

Điều trị hôi miệng

  • Nguyên liệu: Lá hoắc hương.
  • Cách thực hiện: Bạn rửa sạch lá hoắc hương rồi đun kỹ với nước. Sau khi nguội, lấy nước đó súc miệng hàng ngày vào mỗi buổi sáng và tối.

tác dụng của cây hoắc hươngBài thuốc chữa hôi miệng từ lá hoắc hương

Giảm nôn ói do thấp hàn

  • Nguyên liệu: Đảng sâm, hoắc hương, xích phục linh, hậu phác, thương truật mỗi vị 10g, trần bì, bán hạ mỗi vị 5g, cam thảo 3g và gừng tươi 3 lát.
  • Cách thực hiện: Bạn đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị sắc cùng với nước để uống, nên dùng khi còn ấm, thực hiện mỗi ngày một lần.

Chữa bệnh ngoại cảm hàn thấp

  • Nguyên liệu: Hoắc hương, đại phúc vì, khương bán hạ, phục linh mỗi vị 10g, bạch chỉ, tô tử, hậu phát, cát cánh, sinh khương mỗi vị 6g, trần bì 5g, cam thảo 3g và đại táo 10g.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch số dược liệu trên rồi sắc với nước, dùng khi còn nóng ấm sẽ giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đầy bụng, tức ngực.

Trị bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm

Nguyên liệu: Hoắc hương, hoàng tinh, đại hoàng, tao phàn, giấm.

Cách thực hiện:

  • Bạn nghiền nát các dược liệu trên thành bột mịn sau đó trộn đều với nhau và ngâm cùng với giấm trong 1 tuần.
  • Lọc lấy nước cốt và bỏ phần bã thuốc. Dùng nước thuốc đó ngâm tay, chân trong vòng 30 phút.

Trị đau bụng do đầy hơi

  • Nguyên liệu: Hoắc hương, mộc hương, chỉ thực mỗi vị 10g, sa nhân 5g và trần bì 3g.
  • Cách thực hiện: Dùng dược liệu đun cùng với nước, sau khi sôi chắt lấy nước uống hàng ngày đến khi dấu hiệu bệnh chấm dứt.

Điều trị khó tiêu

Nguyên liệu: Hoắc hương, hoa cây đại, thạch xương bồ mỗi vị 12g, bưởi đào đốt cháy khoảng 6g.

tác dụng cây hoắc hươngTrị khó tiêu, đầy bụng bằng lá hoắc hương

Cách thực hiện: Bạn nghiền nát tất cả các dược liệu trên thành bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 2g hòa với nước ấm.

#3 Lưu ý cần biết khi sử dụng cây hoắc hương

Mặc dù cây hoắc hương là một loại thảo dược an toàn và lành tính. Tuy nhiên, để quá trình sử dụng không xảy ra tác dụng phụ bạn cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Không sử dụng cho người có tiền sử dị ứng với cây hoắc hương hoặc các loại cây thuộc họ hoa môi.
  • Liều dùng cụ thể của cây hoắc hương cần được tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y.
  • Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng cây hoắc hương, cần ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y.

Hy vọng với những thông tin trên đây về cây hoắc hương đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích cũng như cách áp dụng hiệu quả trong điều trị bệnh nhé.

Cập nhật lúc: 23/02/2024
Loading...