Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? 10 Loại thuốc được khuyên dùng
Trào ngược dạ dày một trong những bệnh tiêu hóa nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Thông thường cách hiệu quả nhất để chấm dứt tình trạng bệnh đó là sử dụng thuốc kê đơn từ bác sĩ. Vậy bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Đâu là loại thuốc được khuyến cáo sử dụng nhiều nhất? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Trào ngược dạ dày sẽ được điều trị khỏi nếu phát hiện bệnh kịp thời khi chưa có biến chứng
Thông tin chung về bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là bệnh tiêu hóa với triệu chứng thường gặp như ợ chua, ợ nóng. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bệnh là do chức năng của cơ thắt đáy bị giảm, dịch tiêu hóa trong dạ dày chảy ngược vào thực quản. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như:
- Miệng có mùi hôi khó chịu
- Cơ quan hô hấp có vấn đề
- Luôn cảm thấy buồn nôn ngay cả khi bụng đói hoặc trước đó chưa ăn gì.
- Chán ăn, đau răng, khó nuốt, dễ bị sâu răng.
Trào ngược dạ dày uống thuốc gì?
Uống thuốc trào ngược dạ dày là biện pháp được lựa chọn nhiều nhất hiện nay bởi độ hiệu quả nó mang đến. Đây cũng là phương pháp điều trị chấm dứt hoàn toàn bệnh giúp chữa lành vết thương, vết loét thực quản, ngăn ngừa bệnh tái phát. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm tiết axit hoặc thuốc trung hòa axit để chữa bệnh. Trong đó các nhóm sản phẩm phổ biến phải kể tới:
Domperidon
Đây là loại thuốc có công dụng điều hòa nhu động ruột, hơn nữa với cơ chế hoạt động kháng dopamin làm áp lực cơ vòng dưới thực quản tăng lên. Từ đó cải thiện bệnh, giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày.
Liều dùng:
- Uống 10 - 20 mg mỗi ngày chia thành 3 lần uống.
- Nên uống trước khi ăn 30 phút.
Trong quá trình uống thuốc bạn có thể gặp phải tác dụng phụ như: tiêu chảy, táo bón, khô miệng, đau đầu, mệt mỏi, dị ứng, nổi mề đay, cơ thể mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều ở phụ nữ.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của từng người thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ khác nhau. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc cho người bị bệnh liên quan đến gan thận, tắc ruột, bệnh dạ dày, loét viêm mạc…..
Domperidone sản phẩm đặc trị hiệu quả dành cho bệnh nhân trào ngược dạ dày
> 10+ Bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày tốt nhất
Metoclopramide
Dạ dày trào ngược uống thuốc gì? Metoclopramide là nhóm thuốc hàng đầu chuyên chữa trị các bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột nhất là bệnh trào ngược dạ dày. Thuốc được dùng với mục đích điều trị chứng khó tiêu, ợ nóng trong thời gian ngắn hạn từ đó cải thiện rõ rệt triệu chứng bệnh. Giúp quá trình tiêu hóa thức ăn thuận tiện hơn, hạn chế axit trào ngược lên dạ dày thực quản nhờ vào cơ chế hoạt động tăng nhu động ruột, giảm độ giãn của thành trên dạ dày.
Cách dùng:
- Mỗi ngày uống từ 10 - 15 mg chia thành 4 lần uống.
- Nên uống trước khi ăn và trước khi đi ngủ 30 phút
- Chỉ nên uống thuốc trong vòng 12 tuần nếu không thấy hiệu quả nên đi khám để được tư vấn chi tiết hơn.
Tác dụng phụ có thể gặp:
- Gây ảo giác, chóng mặt, choáng váng
- Luôn cảm thấy khó chịu, buồn nôn
- Tim đập nhanh, khó thở
Lưu ý khi dùng:
- Không dùng thuốc với những người bị động kinh, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày
- Nếu bị mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc gặp biểu hiện lạ sau khi dùng hãy chủ động đến bác sĩ để được tư vấn về phương pháp điều trị tốt hơn.
> 15++Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà không cần thuốc
Gaviscon
Trào ngược dạ dày thì uống thuốc gì? Gaviscon thuốc điều trị trào ngược dạ dày phổ biến được nhiều người lựa chọn nhất bởi độ hiệu quả trong việc cải thiện ợ nóng, ợ chua đồng thời giảm đau tức ngực và giảm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Đặc biệt nhiều người thắc mắc bà bầu bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì thì gaviscon là lựa chọn phù hợp với cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Liều dùng: người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi uống tối đa 4 lần mỗi ngày và mỗi lần uống 1 gói. Với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi hoặc người đang mắc bệnh tim mạch, người bị suy thận thì cần cẩn trọng khi dùng, tốt nhất nên uống khi có chỉ định từ bác sĩ.
Gavicon thuốc đặc trị trào ngược dạ dày, cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả
Y – Yumangel
Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Y - Yumangel có công dụng điều trị rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, đau dạ dày thực quản, cải thiện ợ hơi và cải thiện dịch vị axit.
Liều dùng:
- Với trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành uống 1 gói/lần ngày uống từ 2 - 4 lần. Trẻ nhỏ từ 6 - 12 tuổi uống nửa gói/lần ngày uống 2 - 4 lần.
- Nên uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ để đạt công dụng cao nhất.
Viên uống Bình Vị Thái Minh
Bình vị thái minh sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ tự nhiên như cao núc nác, kẽm gluconat, cao thương truật, giganosin…. Đem đến công dụng:
- Ức chế vi khuẩn HP
- Giảm acid dịch vị, trung hòa acid, cải thiện bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.
- Kích thích quá trình tiêu hóa, đẩy nhanh tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm ợ nóng, ợ chua….
Liều dùng: uống trước bữa ăn sáng và tối, mỗi lần uống 2 - 3 viên. Sau khi thấy bệnh dần cải thiện bạn có thể uống liều duy trì uống 2 viên/ngày, ngày uống 2 lần.
Và để hiểu hơn về sản phẩm cũng như cách đặt mua bạn có thể liên hệ tới tổng đài 1800 6397 để được tư vấn miễn phí.
Axit Alginic
Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì? Axit alginic thuốc đặc trị bệnh dạ dày đặc biệt là trào ngược dạ dày, nó sẽ hỗ trợ xây dựng lớp màng bảo vệ giúp ngăn cách giữa dạ dày và thực quản. Bên cạnh đó, nó còn được biết tới là sản phẩm có tác dụng trung hòa axit dạ dày còn sót lại bảo vệ thành mạch dạ dày trước nguy cơ bị bào mòn bởi acid dịch vị.
Cách dùng:
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên vì thế người bệnh nên uống theo chỉ định của bác sĩ nhưng đa số các trường hợp bệnh sẽ uống từ 1 - 2 viên/ngày.
- Uống trước bữa ăn 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Trong quá trình uống thuốc để tránh bị khô miệng do tác dụng phụ gây ra người bệnh nên uống nhiều nước khi uống thuốc.
Cũng tương tự với loại thuốc dạ dày trên, axit alginic cũng mang đến một số tác dụng phụ như:
- Cảm giác buồn nôn hoặc nôn nhiều
- Đau đầu, chóng mặt
- Ho nhiều
- Với phụ nữ có thể mất kinh nguyệt tạm thời
- Dị ứng, nổi mề đay khắp người
- Rối loạn hệ tiêu hóa…..
Đặc biệt, trong khi dùng thuốc nếu gặp bất cứ triệu chứng khác thường nào cần liên hệ ngay đến bác sĩ chữa trị. Từ đó mới có thể điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc đưa ra phương án chữa trị thích hợp hơn. Ngoài ra, quá trình sử dụng thuốc các nhóm đối tượng sau cần chú ý:
- Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gan, từng bị viêm ruột thừa, bệnh thận hoặc đang bị tiêu chảy.
- Không sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú
- Chỉ được uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được uống thuốc tự kê đơn.
Sucralfate
Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Sucralfate được nhiều người tin dùng bởi tác dụng bảo vệ dạ dày, chống viêm loét dạ dày làm lành vết thương nhanh chóng. Bên cạnh đó nó còn hỗ trợ giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày cực hiệu quả.
Liều dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ tình trạng của từng người bệnh. Với người lớn có thể uống 4 lần/ngày mỗi ngày uống 1 gói. Với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Thời điểm uống thuốc tốt nhất là khi đói bụng hoặc vào mỗi sáng khi thức dậy.
Sucralfate thuốc chữa bệnh dạ dày giúp bảo vệ và tăng độ bền thành dạ dày
> Trào ngược dạ dày là gì? Có nguy hiểm & chữa khỏi không?
Omeprazol
Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì? Omeprazole là thuốc chữa bệnh dạ dày phổ biến với công dụng điều tiết và giảm bớt axit trong dạ dày qua đó tránh tổn thương thực quản giảm ợ nóng, ợ chua, giảm đắng miệng và sâu răng.
Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày. Cách dùng:
- Mỗi ngày uống 1 lần mỗi lần 20mg, uống trước bữa ăn. Với bệnh nặng người bệnh có thể hỏi ý kiến bác sĩ và điều chỉnh liều lượng uống phù hợp hơn.
- Thông thường liều lượng 10 - 20mg là liều lượng trung bình được bác sĩ điều trị khuyến cáo nên sử dụng.
Ngoài tác dụng điều trị thì thuốc cũng để lại các tác dụng phụ không mong muốn như:
- Đau đầu, chóng mặt
- Tiêu chảy, táo bón
- Dị ứng nổi mề đay, nổi mẩn đỏ khắp người
- Tắc mũi, đau họng
P- Phosphalugel
Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Thuốc dạ dày chữ P được dùng để điều trị bệnh đau dạ dày, ợ chua, khó chịu ngực.
Liều dùng:
- Uống 2 - 3 lần mỗi lần 1 - 2 gói đối với người lớn, còn trẻ nhỏ nên uống ½ gói chia thành 4 lần uống.
- Nên uống trước ăn 1 - 2 tiếng, có thể uống trực tiếp không cần pha cùng nước.
Thuốc ức chế bơm Proton
Đây là loại thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt nhất và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Do đó thuốc thường được chỉ định dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày ở mức độ trung bình nặng hoặc khi chưa có biến chứng xảy ra. Thông qua quá trình ức chế enzym H+K+ATPase nhờ đó ngăn chặn bài tiết dịch vị axit.
Hiện nay, các loại thuốc bơm proton được sử dụng phổ biến như:
- Omeprazole: Với liều uống chuẩn 20mg/ngày
- Esomeprazole: Với liều uống chuẩn là 40mg/ngày
- Pantoprazole: Với liều uống chuẩn là 40mg/ngày
- Rabeprazole: Với liều uống chuẩn 20mg/ngày
- Dexlansoprazole: Liều uống chuẩn là 60mg/ngày
- Lansoprazole: Với liều uống chuẩn là 30mg/ngày
Uống thuốc theo chỉ định từ bác sĩ và nên uống trước khi ăn 30 phút để đạt hiệu quả cao nhất. Thông thường thời gian điều trị từ 4 - 8 tuần nhưng có trường hợp bệnh nặng có thể điều trị lên tới 12 tuần.
Thuốc bơm proton là thuốc kháng acid dạ dày trào ngược hiệu quả được dùng phổ biến hiện nay
- Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Xếp hạng 15+ thứ tốt nhất
- Nội soi dạ dày có đau không? 5 Việc làm trước nội soi cần nhớ
Thuốc kháng thụ thể Histamin H2
Thuốc kháng thụ thể histamin H2 sẽ ức chế tế bào thụ thể H2 tại thành dạ dày từ đó giúp giảm dịch vị axit trong dạ dày, ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày.
Nhóm thuốc này thường bao gồm các loại sản phẩm đặc trị như Tagamet, Ranitidine, Zantac. Loại thuốc này sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn thuốc Proton nhưng trong quá trình sử dụng sẽ gây ra tác dụng phụ với nam giới điển hình như chứng vú to. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhóm thuốc này ít được sử dụng hơn so với thuốc bơm proton.
Mọi thắc mắc có liên quan đến vấn đề “trào ngược dạ dày uống thuốc gì” vừa được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Mong rằng chia sẻ trên hữu ích tới bạn, tuy nhiên đây là bệnh lý nguy hiểm có thể gây biến chứng nghiêm trọng vì thế đừng chủ quan hãy đi khám ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường xảy ra. Tuyệt đối không được uống thuốc tự kê đơn khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ.