Trào ngược dạ dày là gì? Có nguy hiểm & chữa khỏi không?
Trào ngược dạ dày là nhóm bệnh tiêu hóa khá phổ biến, bệnh sẽ gây nhiều bất tiện làm gián đoạn cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí nếu mức độ nặng còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy trào ngược dạ dày là gì? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về những thông tin liên quan về bệnh có trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ và không phải lúc nào bác sĩ cũng xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở các nhóm đối tượng sau:
- Người bị thừa cân, béo phì.
- Người đang mang thai ở cuối thai kỳ lúc này tử cung mở rộng gây chèn ép lên một số bộ phận trong hệ tiêu hóa dẫn tới trào ngược dạ dày.
- Người đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh tiền sử như thuốc hen suyễn, thuốc kháng histamin, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc trầm cảm…..
- Thường xuyên hút thuốc và hít khói thuốc lá cũng có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày cao bởi khi khói thuốc đi vào thực quản sẽ làm niêm mạc dạ dày bị kích thích.
- Người uống nhiều rượu bia, duy trì thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm có vị chua, lười vận động thể dục cũng là nhóm người có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày.
Bên cạnh đó, đối với những người bị căng thẳng, áp lực cũng có thể làm tăng tiết cortisol làm axit dạ dày tăng, tăng trương lực co bóp dạ dày. Từ đó tác động lên dạ dày làm dịch dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.
Kiến thức bổ ích:
- 15++Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà không cần thuốc
#5 Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
Sau khi tìm hiểu rõ về bệnh trào ngược thực quản là gì? Vậy bạn có thắc mắc về nguyên nhân gây bệnh hay đâu là yếu tố có khả năng gây bệnh cao nhất? Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn tới trào ngược dạ dày nhưng phổ biến nhất vẫn là các nguyên nhân sau:
- Sử dụng thuốc tây kéo dài trong nhiều ngày kéo theo các tác dụng phụ của thuốc tác động xấu đến dạ dày đặc biệt là các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm non – steroid.
- Người mắc các bệnh tiền sử trước đó như viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày…..
- Người ăn uống không không học, chế độ sống không lành mạnh.
- Thường xuyên uống các loại đồ uống chứa nhiều cồn như bia, rượu, đồ uống có gas, chất kích thích……
- Người bị áp lực, căng thẳng dài ngày hoặc tăng cân, giảm cân không kiểm soát.
- #10+Triệu chứng trào ngược dạ dày phổ biến chính xác
#7 Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày
Để nhận biết bệnh bạn có thể dựa vào một số triệu chứng cơ bản sau:
Tiết nhiều nước bọt: Đây là phản xạ bình thường của cơ thể, tuy nhiên nếu lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn so với bình thường thì bạn nên lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của trào ngược dạ dày. Và để trung hòa axit trào ngược lên dạ dày cơ thể sẽ phải tiết nhiều nước bọt hơn.
Ho, khàn giọng mất tiếng: Khi acid trong dạ dày trào ngược lên sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới dây thanh quản. Đây là nguyên nhân dẫn tới ho, khàn giọng và khi bệnh nặng hơn sẽ khiến dây thanh quản bị sưng nghiêm trọng.
Hôi miệng, đắng miệng: Nếu bạn thấy đắng miệng, hôi miệng một cách bất thường thì cũng có thể do phần thức ăn đang tiêu hóa bị trào ngược lên làm xuất hiện tình trạng trên. Ngoài ra, hôi miệng cũng một phần do tác động của lượng vi khuẩn cư trú trong dạ dày gây nên.
Khó nuốt: Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng, khó nuốt, nuốt thấy vướng hoặc đau chính là biểu hiện thường gặp nhất ở người bệnh. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do sự tiếp xúc với axit dạ dày dẫn tới phù nề và tổn thương thực quản.
Buồn nôn: Trào ngược dạ dày thường đi kèm với buồn nôn nhất là khi người bệnh ăn quá no hoặc nằm luôn ngay sau khi ăn.
Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh là ợ chua, ợ nóng. Đa số những cơn ợ chua thường xuất hiện vào sáng sớm khi đánh răng, còn ợ nóng thường gặp khi uống quá nhiều nước hoặc ăn quá no làm cho cơn ợ nóng lan từ ngực dưới lên cổ.
Đau vùng thượng vị: Nếu thấy cơ thể gặp phải cơn đau nhức, co thắt vùng thượng vị thì đây chính là cảnh báo của chứng trào ngược dạ dày mà người bệnh nên chú ý. Khi acid trào ngược lên thực quản gây kích thích đầu mút thần kinh tại bề mặt niêm mạc thực quản làm cho cơn đau thượng vị xuất hiện thậm chí đau còn lan sang 2 bên cánh tay hoặc lưng.
Ngoài những dấu hiệu trên thì bạn có thể nhận biết bệnh thông qua:
- Các bệnh có liên quan tới tai – mũi – họng
- Đối với trẻ em hoặc phụ nữ mang thai thì chậm tăng cân, bị thiếu máu hoặc suy dinh dưỡng.
- Trẻ em thường bị ói, nôn hoặc trớ sau khi ăn.
Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Biến chứng nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày là gì? nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm loét dạ dày thực quản: bệnh do dịch axit dạ dày gây nên dẫn tới khó nuốt, chảy máu dạ dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Hẹp thực quản: trường hợp này xảy ra khi lớp niêm mạc bị tổn thương, phù nề. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ kéo theo hiện tượng đau cổ khi nuốt, chảy máu, tức ngực…..
- Barrett thực quản: được cảnh báo là dạng tiền ung thư xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày thay đổi.
- Ung thư thực quản: biến chứng nặng nhất của trào ngược thực quản là ung thư thực quản. Bệnh gây chảy máu thực quản, sụt cân, khó chịu và đau đớn.
#5 Biện pháp cải thiện trào ngược dạ dày
Khi phát hiện trào ngược dạ dày bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ thì bạn vẫn nên quan tâm đến khẩu phần ăn uống hàng ngày để làm giảm đi triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên.
Bên cạnh đó lựa chọn được nhóm thực phẩm phù hợp không chỉ làm giảm tổn thương mà còn giúp hạn chế nồng độ axit dư thừa trong dạ dày từ đó người bệnh có thể kiểm soát tốt cân nặng và tình trạng bệnh.
Theo đó, nhóm thực phẩm tốt cho người trào ngược dạ dày bao gồm:
- Bánh mì làm từ yến mạch nguyên cám, gạo hoặc ngũ cốc nguyên cám.
- Sữa chua có nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa và hệ đường ruột.
- Trái cây chứa ít acid như lê, táo, chuối
- Tất cả các loại cá, tốt nhất là cá hấp, nấu canh.
- Bổ sung đạm dễ tiêu hóa, giúp trung hòa axit như lưỡi lợn, thịt nạc thăn, thịt ngan.
Ngoài ra, nếu không muốn bệnh trở nặng hơn bạn hãy tránh những loại thực phẩm sau:
- Đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho việc tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa làm việc quá sức làm kéo dài thời gian tiêu hóa từ đó làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày.
- Đồ uống gây trướng bụng như bia, rượu, nước ngọt có gas.
- Các loại trái cây có vị chua, chứa nhiều axit sẽ làm dịch tiết dạ dày tăng từ đó gây tác động xấu đến tình trạng bệnh.
Bình Vị Thái Minh – Sản phẩm hàng đầu dành cho người bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày
Đau dạ dày, trào ngược dạ dày gây ra những triệu chứng khó chịu, gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày? Đừng lo, tất cả đã có Bình Vị Thái Minh.
Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như cao núc nác, dạ cẩm, lá khôi, lá oliu…..mang lại nhiều tác dụng trong việc điều trị cải thiện bệnh trào ngược dạ dày:
- Giúp trung hòa, giảm acid dịch vị ngăn tình trạng trào ngược axit.
- Tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhanh chóng làm làm những tổn thương và vết loét trên thành dạ dày.
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.
- Kích thích quá trình tiêu hóa làm tăng tốc độ tháo rỗng của ruột.
- #07 Nguyên nhân trào ngược dạ dày từ sự lười biếng
#6 Câu hỏi có liên quan
Khám trào ngược dạ dày có cần nội soi không?
Hiện nay có nhiều phương pháp khám trào ngược dạ dày khác nhau nhưng nội soi dạ dày vẫn luôn là cách làm an toàn và đem tới hiệu quả cao nhất. Khi nội soi các bác sĩ sẽ đưa ống nội soi mềm đến khu vực cần kiểm tra, lúc này trên màn hình sẽ hiển thị rõ vùng bị đang bị tổn thương trong thành dạ dày.
Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gây đau và khó chịu cho người bệnh nên nhiều người luôn tỏ ra lo lắng khi được chỉ định khám nội soi.
Trào ngược dạ dày có chữa được không?
Theo thống kê tỷ lệ bệnh nhân tái phát mắc trào ngược dạ dày chiếm tới 70% trong khoảng 1 năm sau khi điều trị, vậy nên nhiều người cho rằng nó không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng trên thực tế, bệnh có thể được chữa khỏi và tùy vào mức độ, tình trạng bệnh các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc phù hợp kết hợp với đó là chế độ ăn uống, thói quen sống, thường xuyên luyện tập để nhanh chóng cải thiện và đẩy lùi bệnh tại nhà.
Trào ngược dạ dày có uống sữa được không?
Sữa tươi rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày bởi trong sữa giúp bổ sung axit lactic, trung hòa axit dạ dày và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên không phải vậy mà người bệnh lạm dụng uống sữa thay nước hàng ngày mà mỗi ngày chỉ nên uống lượng vừa đủ tầm 400ml. Tốt nhất người bệnh nên sử dụng các loại sữa tươi đã tách chất béo và uống khi nó còn ấm.
Tham khảo thông tin hấp dẫn:
- Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Xếp hạng 15+ thứ tốt nhất
Trào ngược dạ dày ăn sữa chua được không?
Trong sữa chua có chứa probiotic – thành phần lợi khuẩn cho đường ruột giúp điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đẩy lùi tình trạng tiêu chảy, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể….. Thêm vào đó, ăn sữa chua sẽ khiến vi khuẩn có lợi đi theo đường thực quản xuống cơ quan tiêu hóa bám vào niêm mạc của dạ dày, tại đây nó sẽ ức chế vi khuẩn có hại.
Đặc biệt tính kiềm và tính mát có trong loại đồ ăn này sẽ giúp xoa dịu vết loét gây tổn thương trong hệ tiêu hóa từ đó ngăn chặn các cơn trào ngược dạ dày gây khó chịu. Chính vì thế, sữa chua rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày và người bệnh nên ăn thường xuyên hoặc có thể ăn kết hợp với hoa quả, yến mạch….
Trào ngược dạ dày có gây khó thở không?
Khó thở là một trong những biểu hiện thường gặp và nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày. Trong trường hợp không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng khó lường gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tình nặng như viêm loét thực quản, barrett thực quản, hẹp thực quản thậm chí nặng hơn là ung thư dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày có lây không?
Bệnh trào ngược dạ dày có lây không? Đây là câu hỏi được nhiều người bệnh thắc mắc nhất. Trào ngược dạ dày không phải là bệnh dễ lây từ người sang người. Nhưng bệnh do vi khuẩn HP gây nên có thể có nguy cơ lây nhiễm qua một vài hoạt động hàng ngày như giao tiếp, hôn môi, ăn uống chung, sử dụng chung đồ cá nhân.
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc “trào ngược dạ dày là gì” và toàn bộ thông tin khác có liên quan đến bệnh. Tuy nó không quá nguy hiểm nếu bạn biết cách điều chỉnh thói quen sống và chế độ ăn uống lành mạnh thì bệnh có thể được cải thiện tại nhà. Nhưng khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì đừng chủ quan hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
- Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì? Nên ăn gì để mau hồi phục
- Nhuận tràng là gì? 10 Thực phẩm chữa tốt số 1, 99% chưa biết
- Triệu chứng gerd là gì? #2 Nguyên nhân & cách điều trị