Nhuận tràng là gì? 10 Thực phẩm chữa tốt số 1, 99% chưa biết
Nhuận tràng là gì? Đâu là thực phẩm tốt cho người bị táo bón? Việc bổ sung đồ ăn, xây dựng chế độ dinh dưỡng luôn một trong vấn đề then chốt được khuyến cáo bởi nhiều chuyên gia nhằm mục đích cải thiện tình trạng bệnh, làm hoạt động của hệ tiêu hóa thêm thuận tiện hơn. Và để hiểu hơn về “bị nhuận tràng là bị bệnh gì” thì đừng bỏ lỡ những thông được chia sẻ trong bài viết bên dưới.
Nhuận tràng là gì? Có hại không?
Nhuận tràng hay còn được gọi là nhuận trường – là thuật ngữ chỉ các bệnh liên quan đến tiêu hóa, đường ruột. Hiểu đơn giản đây là quá trình hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thải phân ra bên ngoài dễ dàng thông qua các biện pháp phổ biến như uống thuốc nhuận tràng hoặc ăn đồ ăn nhuận tràng…..
Tuy dùng thuốc sẽ mang tới hiệu quả cao hơn và nhanh chóng hơn nhưng khi uống quá nhiều thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ không tốt cho cơ thể người bệnh. Chính vì thế, chữa bệnh bằng món ăn luôn được khuyến khích nhất là với trường hợp táo bón nhẹ chưa bị biến chứng.
>>Chướng bụng là gì? 10 Thực phẩm ăn khỏi ngay lập tức
Uống nhiều thuốc nhuận tràng của nhật có tốt không?
Uống thuốc nhuận tràng có hại không? Thực phẩm chức năng nhuận tràng của Nhật thường được dùng nhiều với mục đích cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón bởi các nguyên nhân gây bệnh khác nhau như cơ thể thiếu nước, vấn đề tuổi tác, thiếu chất xơ, ăn uống sai cách ăn không khoa học hoặc do các bệnh về đường tiêu hóa. Vậy nên uống thuốc nhuận tràng khi nào là tốt nhất? Uống thuốc nhuận tràng bao lâu thì có tác dụng?
Thuốc nhuận tràng của Nhật sẽ đem đến tác dụng tốt nhất nếu bạn đang gặp một trong các trường hợp sau:
- Bị chướng hơi, đầy bụng, đau bụng khó chịu
- Táo bón 3 – 4 ngày không đại tiện được
- Luôn bị mệt mỏi lo sợ mỗi khi đi vệ sinh
- Khó chịu sau mỗi bữa ăn.
Bên cạnh đó, thành phần chính trong thuốc nhuận tràng của Nhật thường là psyllium, inulin, fructo-oligosaccharides, metocel, chitin, chất xơ….Đây đều là thành phần mang tới khả năng tăng hấp thụ nước, làm phân mềm, giảm kích thích nhu động ruột.
Do đó nhiều người thường có xu hướng uống thuốc kéo dài trong nhiều ngày nhằm nhanh chóng chấm dứt bệnh. Tuy nhiên theo khuyến cáo từ chuyên gia chỉ nên sử dụng sản phẩm chữa táo bón của nhật theo liều kê đơn từ 3 – 4 ngày nhất là với ca bệnh cấp tính nếu uống quá liều có thể gây phản tác dụng khiến bệnh trở nên thêm trầm trọng hơn. Tác dụng phụ khi uống quá nhiều thực phẩm chức năng nhuận tràng là gì? Một trong những triệu chứng phổ biến hay gặp khi uống thuốc quá liều như:
- Cơ thể mất nước, chóng mặt, buồn nôn.
- Tiêu chảy cùng với biểu hiện chướng bụng, đầy hơi khó chịu
- Suy nhược cơ thể
- Tim đập nhanh
- Ngứa giống dị ứng hoặc bị phát ban trên da
- Chán ăn, bỏ bữa ăn không thấy ngon
- Có thể gây thay đổi nồng độ điện giải trong máu khiến lượng kali thay đổi theo từ đó gây đau tim.
>>Đại tràng co thắt là gì? Uống thuốc gì? Có nguy hiểm không?
10 Thực phẩm bổ sung ngay
Nha đam
Nha đam nguyên liệu được sử dụng nhiều trong quá trình làm đẹp của các chị em phụ nữ và nó cũng là bí quyết chữa táo bón siêu hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Với thành phần đặc trưng chứa vitamin, các enzym, đường thực vật, khoáng chất tự nhiên đặc biệt hoạt chất anthraquinone được xem như kháng sinh chống nhuận tràng giúp đẩy lùi tình trạng khó chịu do táo bón gây nên.
Các loại hạt
Ăn các loại hạt trong khi bị táo bón sẽ làm mềm phân, tác động trực tiếp đến nhu cầu đại tiện. Trong đó các loại hạt được khuyên dùng nhiều nhất như:
- Hạt chia: Táo bón nhiều ngày đừng quá lo lắng bởi hạt chia sẽ là cứu tinh giúp bạn khắc phục tình trạng bệnh khó chịu trên. Khi hạt chia đi vào cơ thể sẽ kết hợp với chất lỏng của đường ruột rồi nở ra thành gel lỏng. Nhờ đó phân sẽ mềm hơn, việc đi đại tiện sẽ thuận tiện hơn.
- Hạt lanh: Chứa hàm lượng chất xơ lớn bạn có thể kết hợp loại hạt này trong món salad hoặc sinh tố để tăng hương vị và thêm dinh dưỡng. Chất nhầy chứa trong hạt lanh sẽ hỗ trợ quá trình chuyển động của nhu động ruột trở nên nhịp nhàng hơn, kích thích nhu động ruột tạo cảm giác muốn đi vệ sinh.
>>#5 Cách nhận biết triệu chứng đau bao tử nặng chuẩn xác
Bông cải xanh
Khó đi đại tiện hay đang bị táo bón bạn có thể ưu tiên lựa chọn các món ăn chế biến từ bông cải xanh. Lượng chất xơ trong thực phẩm này giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, tác động vào nhu động ruột giúp co bóp và đào thải phân ra bên ngoài.
Quả bơ
Nên ăn gì để nhuận tràng? Bơ loại trái cây được sử dụng nhiều trong việc làm đẹp, dưỡng da, dưỡng tóc nhưng ít ai biết rằng nó cũng là loại thực phẩm giúp giảm táo bón nhanh chóng tại nhà. Với lượng chất béo tự nhiên dồi dào trong bơ không chỉ thêm dưỡng chất cho cơ thể mà còn kích thích đại tiện dễ dàng hơn.
Đậu bắp
Có đặc trưng là tính trơn, nhầy hơi nhớt nên đậu bắp luôn được liệt kê vào danh sách các thực phẩm giúp nhuận tràng tốt nhất hiện nay. Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, làm hoạt động của vi sinh vật có lợi trở nên linh hoạt hơn từ đó giảm khả năng mắc ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi thực phẩm không thể thiếu trong danh sách món ăn có tác dụng nhuận tràng bởi trong loại rau này chứa nhiều chất xơ, chất nhờn, các nhóm dưỡng chất khác sẽ cải thiện táo bón và cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
Ngoài ra tính mát, vị ngọt của rau thường được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng mỗi ngày. Bên cạnh món luộc, bạn có thể nấu rau cùng thịt, tôm để tăng kích thích vị giác cũng như giảm tình trạng táo bón.
>>Đau bao tử là đau ở đâu? 3+ Vị trí đau bao tử phổ biến nhất
Ăn lê
Lê trái cây nhiều nước, giàu chất xơ được sử nhiều trong trường hợp táo bón, khó đi ngoài. Đặc biệt trong quả lê còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể như vitamin K, C, khoáng chất từ đó làm cho hoạt động của hệ tiêu hóa tăng lên. Vì thế chỉ cần ăn 1 quả lê mỗi ngày là bạn đã có thể cải thiện tình trạng khó chịu của bệnh ngay tại nhà.
Yến mạch
Tương tự với gạo lứt, yến mạch là thực phẩm chức năng nhuận tràng chứa nhiều chất xơ. Là thực phẩm yêu thích của nhiều người bạn có thể ăn yến mạch cùng sữa chua, hoa quả sau thời gian ngắn sẽ thấy bệnh được cải thiện rõ rệt.
Khoai lang
Khoai lang thực phẩm chữa táo bón được lưu truyền rộng rãi trong dân gian vì thành phần chủ yếu trong khoai lang là chất xơ, trung bình 1 củ khoai lang nướng sẽ tương ứng với 3,8g chất xơ. Đặc biệt bạn có thể ăn cỏ vỏ khoai lang nếu là khoai luộc vì trong vỏ của nó chứng lượng chất xơ nhiều hơn so với thịt khoai bên trong. Do đó, đây là đồ ăn bạn có thể tìm tới mỗi khi gặp táo bón, khó tiêu hoặc chướng bụng.
Sữa chua
Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa cũng như chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho đường ruột. Bổ sung sữa chua mỗi ngày sẽ giúp ích cho việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn thông qua sự hoạt động của men vi sinh và các lợi khuẩn.
Đường ruột của con người chứa hàng triệu vi khuẩn nếu số lượng vi khuẩn càng lớn thì khả năng táo bón, chướng bụng càng cao. Vì thế sữa chua luôn là lựa chọn số 1 để chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể. Để thêm ngon miệng bạn có thể kết hợp sữa chua với các loại hoa quả khác vừa để bổ sung dinh dưỡng lại vừa làm tăng lợi khuẩn.
>>Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì? 10+ Món ăn càng ăn càng tốt
#5 Lưu ý khi bổ sung thức ăn nhuận tràng cho cơ thể
Ăn uống là cách tốt nhất để điều trị và cải thiện táo bón tại nhà, tuy nhiên để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất cũng như quá trình chữa luôn “suôn sẻ” người bệnh cần lưu ý:
- Chế biến thực phẩm sạch sẽ, ưu tiên ăn các món hấp, luộc. Không nên ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn chế biến sẵn.
- Ăn lượng thức ăn vừa đủ không ăn quá no cũng như để cơ thể quá đói. Ăn thực phẩm nhuận tràng chia đều ra trong các bữa ăn hàng ngày.
- Chỉ ăn đồ ăn rõ nguồn gốc xuất xứ, đồ ăn sạch.
- Sơ chế rửa sạch thực phẩm, ngâm nước muối với các loại rau xanh.
- Các loại đồ ăn không tốt cho người bị táo bón cũng như làm chậm quá trình nhuận tràng như socola, chuối xanh, các loại thịt đỏ, thức uống chứa cồn…..
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến nhuận tràng là gì cũng như các loại thực phẩm tốt nhất cho người bệnh. Tuy nhiên việc điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày chỉ phù hợp với người táo bón ở mức độ nhẹ đồng nghĩa với việc nên đi khám khi bệnh trở nặng cùng với đó là các triệu chứng giống với trĩ, rối loạn tiêu hóa, nứt kẽ hậu môn để được tư vấn và điều trị kịp thời.