#5 Cách nhận biết triệu chứng đau bao tử nặng chuẩn xác
- 3 Vị trí thường gặp khi đau bao tử
- #5 Triệu chứng đau bao tử nặng không nên xem thường
- #6 Nguyên nhân dẫn tới triệu chứng đau bao tử nặng
- Nhiễm khuẩn HP dạ dày
- Viêm loét tá tràng
- Viêm dạ dày cấp tính
- Chảy máu dạ dày
- Ung thư dạ dày
- Thủng dạ dày
- Chữa bệnh đau bao tử hiệu quả?
- Cách phòng ngừa bệnh đau bao tử an toàn, hiệu quả tại nhà
Dạ dày là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân, nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Vậy làm sao để nhận biết các triệu chứng đau bao tử nặng và cách phòng ngừa ra sao?
3 Vị trí thường gặp khi đau bao tử
Đau bao tử là bệnh phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên với mỗi người sẽ có vị trí đau khác nhau. Các vị trí đau bao tử có thể kể tới:
- Đau bụng vùng thượng vị: Với vị trí này người bệnh thường thấy đau ở trên rốn hoặc dưới phần xương ức. Những cơn đau âm ỉ có thể kéo dài nhiều ngày và có thể lan sang các bộ phận xung quanh.
- Đau ở bụng giữa: Đây là bộ phận chính của hệ tiêu hóa. Những cơn đau quanh rốn sẽ gây nên tình trạng chướng bụng, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua…..
- Đau bên trái vùng thượng vị: Đau thượng vị chếch trái là triệu chứng dễ nhận biết nhất.
#5 Triệu chứng đau bao tử nặng không nên xem thường
Khác với những bệnh khác đối với bệnh đau bao tử thường có dấu hiệu và triệu chứng điển hình ngay từ khi bệnh bắt đầu hình thành trong cơ thể. Nếu bạn xem nhẹ những triệu chứng ban đầu sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Khi này không chỉ xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ mà nó còn đem đến những tổn thương sâu bên trong bao tử.
Và đặc biệt người bệnh nên chú ý tới những triệu chứng đau bao tử dưới đây:
Đau thượng vị
Một trong những dấu hiệu đau bao tử nặng đầu tiên phải kể tới dấu hiệu đau thượng vị. Tùy theo mức độ bệnh người bệnh có thể sẽ dẫn đến những cơn đau dữ dội hoặc cơ đơn âm ỉ. Cùng với đó là cảm giác nóng rát, khó chịu gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Ban đầu vị trí đau bụng có thể tức từ bụng sau đó lan đến ngực và lưng. Thông thường bệnh sẽ phát triển dần trong 1 – 2 tuần ở giai đoạn đầu, tiếp theo bệnh sẽ trở nặng nhất là giao mùa hoặc thay đổi thời tiết. Hơn nữa, tình trạng này không được chấm dứt sẽ gây nên những cơn đau triền miên, liên tiếp trong nhiều ngày.
Ăn kém
Cách nhận biết đau bao tử qua vị giác. Cảm giác ăn không ngon miệng cũng là triệu chứng cảnh báo nguy cơ có thể bị đau bao tử. Bởi người đau bao tử sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, khi ăn vào cơ thể sẽ khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, cảm giác nặng nề, khó tiêu, khó chịu thậm chí là nôn.
Ợ chua, ợ nóng
Ợ nóng, ợ chua gây cảm giác khó chịu làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt. Rối loạn dạ dày làm cho thức ăn không tiêu hóa được dẫn đến tình trạng ợ chua. Thêm vào đó là biểu hiện bị chua hoặc thấy đắng khi ăn và hơi trào ngược lên họng…..
Buồn nôn
Như phần thông tin đã giải thích ở trên, nguyên nhân gây buồn nôn là do hoạt động tiêu hóa kém làm phần thức nạp vào cơ thể bị ứ đọng. Đây cũng chính là triệu chứng đau bao tử nặng, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày và nặng hơn là ung thư dạ dày.
Nếu tình trạng này tiếp diễn trong nhiều ngày sẽ làm cơ thể mất chất điện giải trong dịch dạ dày, mất nước nặng hơn là tình trạng phù nề, hạ huyết áp, trụy tim và giảm cân nhanh khiến cơ thể bị mất máu, sức khỏe giảm sút.
||Thông tin hữu ích:
- Đau bao tử nên làm gì? Cách chữa nhanh ai cũng làm được
- Cẩm nang giải đáp về Viêm loét dạ dày từ A-Z
Chảy máu cơ quan tiêu hóa
Nôn ra máu đen, máu tươi, đau bụng dữ dội hoặc trong phân có máu cũng là một trong các dấu hiệu đau bao tử nặng mà người bệnh nên lưu ý. Khi này người bệnh sẽ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp….
Ngoài ra, chảy máu hệ tiêu hóa là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày và nếu tình trạng này kéo dài làm cho bệnh tình thêm nặng sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
#6 Nguyên nhân dẫn tới triệu chứng đau bao tử nặng
Hầu hết những người bị đau bao tử nặng đều là do những bệnh lý về dạ dày như sau:
Nhiễm khuẩn HP dạ dày
Hàng năm tỷ lệ dân số Việt Nam mắc nhiễm khuẩn HP rất cao chiếm tới 70% và trên thế giới tỷ lệ này chiếm 60%.
Loại vi khuẩn HP này thường ký sinh trong dạ dày. Đặc biệt khi dạ dày bị tổn thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển từ đó làm cho phần niêm mạc dạ dày tổn thương sâu hơn.
Hơn nữa, khi cơ thể bị nhiễm khuẩn HP sẽ dẫn tới nhiều biến chứng và hệ lụy nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời.
Viêm loét tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng sẽ gây tổn thương vùng niêm mạc, khi này dạ dày sẽ mất đi khả năng phòng vệ khiến cho quá trình xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể trở nên dễ dàng hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn tới loét cuống ruột non và loét dạ dày.
Viêm dạ dày cấp tính
Triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều ngày có thể do bệnh viêm dạ dày cấp tính gây nên. Và nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ làm bệnh chuyển thành mãn tính.
Chảy máu dạ dày
Chảy máu dạ dày triệu chứng đau bao tử nặng kèm theo đó là cơn đau bụng dữ dội, nôn ra máu. Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh này là do viêm dạ dày tiếp diễn trong nhiều ngày khiến cho lớp màng niêm mạc mất đi chức năng bảo vệ dẫn tới chảy máu bên trong dạ dày.
Có thể bạn quan:
- 15 Cách giảm đau dạ dày ban đêm “nỗi ám ảnh của nhiều người”
- 15+ Cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức 1 nốt nhạc
Ung thư dạ dày
Có thể nói ung thư dạ dày là triệu chứng nặng nhất của đau bao tử nặng. Ban đầu bệnh sẽ phát triển âm thầm và không gây bất cứ biểu hiện bất thường nào. Cho tới khi bệnh trở nặng sẽ kèm theo các biểu hiện phổ biến như nôn ra máu, sụt cân, khó ăn, đau bụng đi ngoài phân đen…
Thủng dạ dày
Đây cũng là bệnh lý nghiêm trọng của đau bao tử nặng. Những cơn đau bụng, nôn ra máu chính là dấu hiệu đáng ngờ của thủng dạ dày. Khi này, hầu hết các bệnh nhân sẽ bị thủng hoặc loét dạ dày do đó nhập viện càng sớm thì bệnh tình sẽ càng được khắc phục nhanh chóng.
Chữa bệnh đau bao tử hiệu quả?
Chữa đau bao tử bằng thuốc
Khi đau bao tử, tùy vào từng mức độ nặng nhẹ các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Với những người bị đau bao tử do viêm loét dạ dày, lúc này người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Proton để ức chế và làm giảm axit để làm lành ổ loét như: Pantoprazole, Omeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole, Esomeprazole.
Còn đối với những trường hợp bệnh do viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây nên. Để chấm dứt tình trạng đau bao tử này người bệnh nên sử dụng thuốc Proton (PPI) trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, đối với triệu chứng khó ăn, khó tiêu hóa thì người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc PPI kết hợp với những sản phẩm Prokinetic để kích thích đường tiêu hóa.
||Thông tin hữu ích: Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? #13 Loại quả phải biết
11 Cách chữa đau bao tử tại nhà
Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc như trên thì bạn cũng có thể tự cải thiện tình trạng đau bao tử tại nhà bằng cách:
- Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
- Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho tiêu hóa, giàu chất xơ và vitamin để cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe….
- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng hoặc đồ uống có chứa chất kích thích.
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh bởi kháng sinh có thể làm ảnh hưởng tới khả năng tự bảo vệ của dạ dày.
- Để quá trình hấp thụ, tiêu hóa được hiệu quả người bệnh nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Cân bằng cuộc sống bằng cách tập thể dục mỗi ngày.
- Nằm nhiều sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, xuất hiện nhiều cơn ợ chua.
- Uống trà gừng mỗi ngày để bụng ấm.
- Hạn chế những đồ ăn khó hấp thụ, khó tiêu hóa như đồ ăn cay, đồ ăn chứa nhiều axit béo…. từ đó sẽ làm giảm cơn đau khó chịu ở dạ dày.
- Giảm nồng độ axit trong dạ dày bằng cách uống nước chanh pha với baking soda.
Cách phòng ngừa bệnh đau bao tử an toàn, hiệu quả tại nhà
Đau bao tử là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau. Bệnh tuy đơn giản nhưng có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Chính vì thế, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đau bao tử nên được ưu tiên hàng đầu. Một trong số giải pháp hữu ích đó có thể kể tới: ăn chậm – nhai kỹ, không nạp vào cơ thể những thực phẩm gây dị ứng, uống nước đủ mỗi ngày, tránh mang tâm trạng căng thẳng, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, tập yoga, hạn chế ăn những đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp…..
Những triệu chứng đau bao tử nặng là dấu hiệu cảnh bảo của nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu cơ thể bạn đang gặp một trong các triệu chứng bệnh như trên hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, xét nghiệm, xác định nguyên nhân bệnh để tìm ra phương pháp điều trị kịp thời. Hy vọng thông tin trên là hữu ích tới bạn, đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
||Tham khảo
- 10+ Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng đừng chủ quan
- Triệu chứng gerd là gì? #2 Nguyên nhân & cách điều trị