Mục lục

Nguyên nhân đau dạ dày ban đêm
Đau dạ dày ban đêm là những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc quặn thắt từng cơn vùng dạ dày vào ban đêm; khiến giấc ngủ gián đoạn, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như chất lượng sống.
||Có thể bạn quan tâm:
- 10+ Bữa sáng cho người đau dạ dày được khuyên dùng
- #5 Cách nhận biết triệu chứng đau bao tử nặng chuẩn xác
Để cải thiện những cơn đau dạ dày vào ban đêm, dưới đây là một số gợi ý quan trọng:
15 Cách giảm đau dạ dày ban đêm
Chườm ấm
Chườm ấm vùng bụng để giúp xoa dịu cơn đau phần nào. Hơi nóng giúp thư giãn các nhóm cơ bên ngoài dạ dày, kích thích nhu động ruột, từ đó các cơn đau được làm dịu một cách nhanh chóng.
Bạn có thể nằm xuống giường, chườm ấm 15 phút hoặc ngâm mình trong bồn tắm từ 15 – 20 phút. Tuy nhiên, nhiệt độ nước không nên quá nóng, chỉ từ 60 – 70 độ C.

Uống nước ấm
Tương tự như phương pháp chườm ấm, uống nước ấm có thể làm trung hòa axit dịch vị, giảm sự kích thích lên tế bào biểu mô. Do đó, khi bị đau, bạn hãy uống 1 – 2 ly nước ấm, uống từng hụm nhỏ để làm dịu cơn đau.
||Xem thêm:
- Trào ngược dạ dày – “Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị”
- 15++ Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả nhất
Hạn chế thức uống có tính axit cao
Cà phê, thuốc lá, bia, rượu, nước ngọt có gas hoặc những loại nước uống có tính axit cao như nước ép cam, quýt,… đều có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng khả năng trào ngược gây đau dạ dày vào ban đêm.
Do đó, việc hạn chế hoặc tránh xa các loại thức uống trên ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ cũng là cách giảm đau trong lúc khẩn cấp tại nhà hiệu quả, được nhiều người áp dụng.
Ăn tối sớm với lượng vừa phải
Việc ăn tối muộn và quá nhiều sẽ khiến dạ dày hoạt động quá tải, gây căng tức, chướng bụng; tạo điều kiện thuận lợi cho acid trong dạ dày tiết ra nhiều, gây tổn tưởng niêm mạc và đau đớn cho người bệnh.
Do đó, hãy ăn tối trước đi ngủ từ 2 – 3 giờ (tốt nhất là trước 20h) với lượng vừa phải, giúp cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa, hấp thụ hết các chất dinh dưỡng.

Thực đơn bữa tối nên hạn chế các nhóm thực phẩm gây kích ứng (ví dụ: tỏi, hành, ớt,…), thực phẩm sinh nhiều khí trong quá trình tiêu hóa (ví dụ: khoai lang, đậu xanh, ngô,…). Thay vào đó, bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh để giúp dạ dày hoạt động trơn tru hơn.
||Bài viết đọc nhiều:
- Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? #13 Loại quả phải biết
- 10+ Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng đừng chủ quan
Tránh thức khuya
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tình trạng đau dạ dày có mối liên quan mật thiết với thức khuya, thiếu ngủ. Nguyên nhân là bởi, từ 0h – 4h là thời điểm cơ thể sản sinh nhiều hormone cần thiết nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, thức khuya sẽ làm quá trình này bị cản trở.
||Thông tin hữu ích: 15+ Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà hiệu quả tức thì
Dùng trà thảo mộc
Trong Y học cổ truyền, các dược liệu như cam thảo, gừng, hoa cúc và bạc hà có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu các cơn đau co thắt dạ dày, chống viêm, giảm cảm giác buồn nôn. Do đó, khi uống các loại trà thảo mộc trên sau bữa ăn, cơ thể sẽ được thư giãn, cải thiện chứng đau dạ dày đáng kể.

Uống soda chanh
Nước chanh pha một chút baking soda có thể giảm ợ nóng và nồng độ acid trong dạ dày, giải phóng lượng khí bị mắc kẹt trong hệ tiêu hóa; từ đó giảm triệu chứng đau dạ dày.
Hoặc, người bệnh có thể thay thế soda chanh bằng nước mật ong ấm với khả năng trung hòa axit, chống viêm và giảm các cơn đau dạ dày nhanh chóng. Hơn nữa, với nhiều thành phần dinh dưỡng, nước mật ong ấm còn giúp người bệnh giảm cảm giác đói vào ban đêm.
||Tham khảo 10+ Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong tại nhà hiệu quả
Sử dụng quế
Quế chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa như: linalool, cinnamaldehyde, eugenol,… giúp tiêu viêm, giảm kích ứng dạ dày hiệu quả. Đồng thời, quế cũng hỗ trợ điều trị tình trạng khó tiêu, trung hòa dịch vị và các thương tổn vùng niêm mạc. Do đó, bạn có thể nhai quế trực tiếp hoặc pha trà để giảm đau dạ dày vào ban đêm.
Ăn nha đam
Ngoài công dụng điều trị các vết thương, nha đam còn là cách giảm đau dạ dày ban đêm cho bà bầu cực tốt. Khi cơn đau tới, bạn dùng 1 – 2 nhánh nha đam xay nhuyễn làm sinh tố, nước ép hoặc hấp nha đam ăn kết hợp với mật ong để cân bằng hệ tiêu hóa, trung hòa dịch vị và cải thiện cơn đau.
Hít thở đều
Có thể bạn chưa biết, trong một số trường hợp, căng thẳng góp phần gây ra hoặc làm tăng cơn đau dạ dày. Do đó, khi dạ dày bị đau, bạn có thể hít thở đều, sâu với tốc độ thật chậm; nhằm giúp hệ thần kinh thư giãn, giảm tình trạng đau rát.

Sử dụng nước dừa
Nước dừa chứa hàm lượng lớn kali và magie, giúp thanh nhiệt, giảm các cơn đau co thắt ở dạ dày. Ngoài ra, nước dừa còn giúp bù điện giải, thúc đẩy trao đổi chất và tăng khả năng kháng viêm.
Tuy nhiên, trung bình mỗi ngày người trưởng thành chỉ nên uống 1 quả dừa, vì uống nhiều có thể gây khó tiêu, lạnh bụng.
||Có thể bạn quan tâm:
- 15+ Cách làm giảm cơn đau dạ dày lập tức 1 NỐT NHẠC
- 9++Cách chữa đau thượng vị nhanh nhất “không cần thuốc”
Cơm trắng nghe có vẻ lạ
Không chỉ cung cấp dưỡng chất thiết yếu, cơm trắng còn có khả năng cải thiện chứng đau bao tử hiệu quả. Khi vào cơ thể, cơm trắng sẽ hấp thụ chất lỏng ở dạ dày, giảm tình trạng trào ngược; từ đó cải thiện những cơn đau một cách đáng kể.
Dùng bánh mì
Bánh mì cũng là 1 phương án giúp bạn chấm dứt cơn đau dạ dày dai dẳng vào ban đêm. Thực phẩm này giúp trung hòa lượng dịch vị dư thừa, bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả khi đi vào cơ thể. Thế nên, mỗi khi có dấu hiệu đau dạ dày, bạn hãy ăn một vài lát bánh mì!

Sử dụng rau thì là
Rau thì là có tác dụng điều hòa hoạt động cơ thể, kích thích bài tiết nước tiểu và giảm nhanh những cơn đau. Hơn nữa, nhờ chứa hàm lượng lớn vitamin C, chất xơ và acid aspartic mà ăn rau thì là còn có thể chống đầy hơi do các bệnh lý về dạ dày gây ra.
Sử dụng thuốc
Tùy vào tình trạng bệnh mà người bị đau dạ dày có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc như: gastropulgite, phosphalugel,… sau ăn tối 2 giờ để lượng acid dư thừa được trung hòa.
Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý mua, sử dụng hoặc dùng lại đơn thuốc của người bệnh khác để tránh bệnh diễn biến xấu.
||Xem thêm:
- Đau dạ dày kiêng ăn gì? 15 Thực phẩm kẻ thù của dạ dày
- Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Xếp hạng 15+ thứ tốt nhất
7 Biện pháp phòng ngừa đau dạ dày ban đêm
Sau khi đã tìm hiểu chi tiết về 15 cách thuyên giảm ban đêm tại nhà hiệu quả, dưới đây là 7 biện pháp bạn có thể áp dụng nhằm phòng ngừa tình trạng đau dạ dày vào ban đêm:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Người bệnh đau dạ dày nên tránh ăn quá nhanh, quá no trước khi đi ngủ; hạn chế những thực phẩm có nhiều đường, cồn, cafein hoặc gia vị cay; đồng thời tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây.
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể: Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp cũng góp phần giúp giảm áp lực lên dạ dày và phần trên ruột.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ sớm, ngủ đủ giấc và đều đặn trong 1 khung giờ sẽ giúp cơ thể phục hồi và tái tạo các tế bào.
- Tránh căng thẳng: Căng thẳng có thể gia tăng triệu chứng đau dạ dày, vì thế hãy tránh xa các nguồn cơn gây căng thẳng và thường xuyên thiền định, tập thể dục, yoga mỗi ngày.
- Kê gối cao khi ngủ: Dùng gối cao khi ngủ hoặc đạt một tấm gỗ dưới chân giường để nâng cao phần trên của cơ thể sẽ giúp năng dịch dạ dày trào ngược; từ đó giảm hẳn tình trạng đau dạ dày ban đêm.
- Ngừng uống rượu, hút thuốc: Thuốc lá và rượu có thể làm tăng nguy cơ bị loét dạ dày, vì thế hãy cố gắng loại bỏ hoặc giảm thiểu hai thói quen này một cách tối đa.
- Sử dụng thực phẩm chức năng: Bình Vị Thái Minh là sản phẩm bảo vệ sức khỏe nổi tiếng, được nghiên cứu và bào chế dành riêng cho người bệnh dạ dày với công dụng kích thích tiêu hóa, ức chế vi khuẩn HP, giảm tiết dịch vị và phục hồi vết loét. Tùy theo mức độ nặng – nhẹ khác nhau mà chỉ từ 3 – 6 tháng, người bệnh sẽ thấy tình trạng đau dạ dày về đêm được cải thiện rõ rệt.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách giảm đau dạ dày ban đêm mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được đau dạ dày ban đêm phải làm sao, nên làm gì và cách phòng ngừa đau dạ dày ban đêm tại nhà hiệu quả.
Để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như những giải pháp cải thiện bệnh an toàn, nhanh chóng từ thiên nhiên, mời bạn tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại https://binhvithaiminh.vn/!
Tóm lại, đau dạ dày về đêm là dấu hiệu cảnh báo bất thường về đường tiêu hóa, cần được khám sớm. Do đó, khi đau dai dẳng kèm theo nôn mửa hoặc bất kỳ triệu chứng khác thường, bạn cần đến khám chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.