Đại tràng co thắt là gì? Uống thuốc gì? Có nguy hiểm không?
- Viêm đại tràng co thắt là gì?
- Đại tràng co thắt có nguy hiểm không?
- Đau đại tràng co thắt uống thuốc gì?
- Thuốc điều trị dấu hiệu bị táo bón
- Thuốc tiêm, bơm trực tràng
- Thuốc trị dấu hiệu tiêu chảy
- Thuốc chống viêm
- Thuốc chống co thắt và ức chế cơ trơn
- Thuốc trị chướng bụng đầy hơi
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc nam, thực phẩm chức năng
- #2 Lưu ý khi điều trị đại tràng co thắt
- #8 Biện pháp phòng ngừa viêm đại tràng co thắt
Đại tràng co thắt là bệnh lý lành tính, tuy nhiên bệnh lại gây ám ảnh cho người. Bởi nó gây ra các triệu chứng dai dẳng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống. Vậy đại tràng co thắt là gì? Nó có nguy hiểm? Người bệnh nên uống thuốc gì để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng từ bệnh lý này?
Viêm đại tràng co thắt là gì?
Co thắt đại tràng là gì? – Đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích IBS) là bệnh lý rối loạn đường ruột chức năng với tình trạng đau bụng tái diễn liên quan đến quá trình đại tiện hoặc thay đổi thói quen đi đại tiện.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tình trạng rối loạn đại tiện như tiêu chảy, táo bón hoặc xen lẫn tiêu chảy và táo bón. Kèm theo đó là một số triệu chứng thường gặp như đầy tức bụng, chướng bụng. Những triệu chứng của bệnh thường có xu hướng mạn tính, gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống người bệnh.
- 10+ Cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn tức khắc
Đại tràng co thắt có nguy hiểm không?
Co thắt đại tràng có nguy hiểm không? – Đại tràng co thắt là bệnh lý khá lành tình, không tổn thương tới thực thể đường ruột, không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy vậy, bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Mặt khác, do triệu chứng của bệnh không quá điển hình, có thể nhầm lẫn với những bệnh lý đường tiêu hóa khác. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa nếu xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo kèm theo sau:
- Tuổi >50;
- Sụt cân nghiêm trọng;
- Đại tiện phân máu;
- Có khối vùng bụng hoặc ở hậu môn;
- Tình trạng thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Đau đại tràng co thắt uống thuốc gì?
Khi đã hiểu rõ đại tràng co thắt là gì, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về các loại thuốc để điều trị bệnh. Thông thường, để điều trị bệnh hầu hết mọi người đều sử dụng thuốc tây để điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến:
- 15+ Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà hiệu quả tức thì
Thuốc điều trị dấu hiệu bị táo bón
Những loại thuốc này được sử dụng để điều trị táo bón cho người lớn và trẻ em trên 8 tuổi. Tuy nhiên, nó chỉ được sử dụng để điều trị táo bón tạm thời và không được dùng kéo dài.
Thuốc uống:
- Forlax: Loại gói 10g/ gói và uống từ 1 – 2 gói/ ngày.
- Sorbitol: Loại 5g/ gói, uống từ 1 – 3 gói/ ngày.
- Duphalac: Loại 10g/ gói và dùng với liều lượng từ 1 – 3 gói/ ngày.
Thuốc tiêm, bơm trực tràng
Dùng thuốc Microlax 3ml/ống và dùng trong trường hợp táo bón do co thắt trực tràng, hậu môn.
Thuốc trị dấu hiệu tiêu chảy
Là nhóm thuốc được sử dụng để cầm tiêu chảy, trị chứng phân lỏng nát. Cụ thể:
- Thuốc Actapulgite: Dùng từ 2 – 3 gói/ ngày.
- Thuốc Smecta: Dùng từ 2 – 3 gói/ ngày.
- Thuốc Loperamid: Loại 2mg/ viên và nên thử liều lượng từ 1 – 2 viên/ ngày, sau đó thực hiện điều chỉnh theo triệu chứng lâm sàng.
Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm nhu động ruột, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và điều trị chứng tiêu chảy hiệu quả. Lưu ý, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, cần có sự chỉ định của bác sĩ.
- Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn là dấu hiệu bệnh gì?
Thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm là loại thuốc không thể thiếu trong việc điều trị bệnh đại tràng. Nó có tác dụng chống viêm và ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh.
Một số loại thuốc chống viêm được chỉ định như:
- Sulfasalazine (Azulfidine),
- Mesalamine (Tidocol, Rowasa…),
- Balsalazide (Colazal),
- Olsalazine (Dipentum).
Thuốc chống co thắt và ức chế cơ trơn
Những loại thuốc trên có tác dụng ly giải co thắt trên sợi cơ trơn. Vì vậy, nó có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm đau bụng do việc rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ và không thể sử dụng cho một số trường hợp. Vì vậy, khi sử dụng người bệnh nên tham khảo và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thuốc tiêm: Phloroglucinol (Spasfon) loại 40mg/ống sử dụng 1-3 ống/ngày
- Thuốc uống: Phloroglucinol (Spasfon) loại 80mg/ viên và dùng khoảng 4 viên/ ngày. Hoặc thuốc Mebeverin (Duspatalin) loại 100mg/ viên và uống từ 2 – 3 viên/ ngày.
Thuốc trị chướng bụng đầy hơi
Thuốc có tác dụng điều trị chứng chướng bụng, đầy hơi. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này cần lưu ý không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em và nó có thể gây ra tác dụng phụ.
- Trimebutine (Debridat): Loại 100mg/viên, sử dụng với liều lượng từ 1-6 viên/ngày.
- Domperidon
Thuốc chống trầm cảm
Trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt thường có 2 loại thuốc chống trầm cảm được dùng là:
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng như Amitriptyline;
- Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc Serotonin (tác dụng Fluoxetine, Citalopram và paroxetine);
Thuốc nam, thực phẩm chức năng
Nếu như thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ thì người bệnh có thể tham khảo điều trị bệnh đại tràng co thắt bằng thuốc nam hoặc thực phẩm chức năng. Bởi những loại thuốc này có trong thảo dược tự nhiên trong vườn nhà có tác dụng ngăn ngừa sự tiến diễn của bệnh viêm đại tràng hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ. Chẳng hạn như rễ cây đinh lăng, bột mầm lúa mì, nước ép dứa, củ riềng,…
Lưu ý, những loại này cần pha với liều lượng thích hợp và uống trước bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiên trì uống trong vòng 1 – 2 tháng để thấy hiệu quả điều trị tích cực.
- Viêm thực quản trào ngược độ a là gì? Ăn gì? Kiêng ăn gì?
#2 Lưu ý khi điều trị đại tràng co thắt
Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh co thắt đại tràng, mọi người cần lưu ý một số điều sau:
Tham khảo ý kiến của bác sĩ
Co thắt đại tràng nên làm gì? – Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh đại tràng co thắt, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt là những đối tượng nhạy cảm như bà bầu, người bị suy giảm chức năng gan, thận, trẻ em dưới 12 tuổi.
Bên cạnh đó, cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ. Nếu sử dụng không đúng với liều lượng, người bệnh có thể xuất hiện nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Đau bụng dưới là bị gì? 10+ Căn bệnh tiềm ẩn dễ mắc phải
Thực đơn cho người bị viêm đại tràng co thắt
Đại tràng co thắt nên ăn gì? – Những người bị viêm đại tràng co thắt, đặc biệt người có dấu hiệu bị táo bón nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để lợi khuẩn trong đường ruột phát triển. Bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng chất xơ hòa tan với khoảng 10 – 25g/ bữa.
Lưu ý, những loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan trong các loại rau củ non, bơ, chuối, đu đủ, cám gạo, yến mạch, cà rốt, đậu Hà Lan cùng các loại hoa quả thuộc họ cam quýt,…
Ưu tiên ăn các loại thịt nạc gia súc, gia cầm, cá,… Bên cạnh đó, khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế nuốt khí vào. Thói quen này giúp giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi, giảm sự căng giãn đột ngột của ống tiêu hóa. Qua đó, người bệnh có thể hạn chế được tình trạng kích thích co bóp của ruột, giảm số lần đi đại tiện, giảm đau.
- Viêm đại tràng có tự khỏi không? Thực hư thế nào?
#8 Biện pháp phòng ngừa viêm đại tràng co thắt
Nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh co thắt đại tràng, cần lưu ý:
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa, bao gồm các loại men vi sinh có trong sữa chua, thực phẩm lên men,…
- Bổ sung nhiều rau xanh để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn;
- Tránh sử dụng đồ uống ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như nước ngọt có gas, bia rượu, chất kích thích;
- Tránh việc ăn quá no hoặc bỏ bữa bởi nó có thể khiến bệnh nặng hơn.
- Ăn chín, uống sôi, tránh sử dụng thực phẩm sống chưa qua chế biến;
- Uống nhiều nước, nạp thêm muối khoáng cùng các loại vitamin cần thiết cho cơ thể;
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cơ thể, ngừa bệnh tật hiệu quả;
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và thoải mái;
Hiểu rõ bệnh đại tràng co thắt là gì, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giảm thiểu được những biến chứng bệnh gây ra. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc, và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Đau âm ỉ bụng dưới – 20 bệnh lý tiềm ẩn có thể gây nguy không?
- Nhuận tràng là gì? 10 Thực phẩm chữa tốt số 1, 99% chưa biết
- Triệu chứng gerd là gì? #2 Nguyên nhân & cách điều trị