Mục lục
Đau bụng quặn từng cơn trên rốn- triệu chứng 6 bệnh
Đau bụng trên rốn chính là đau vùng thượng vị. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý ở đường tiêu hóa gây ra.

Bệnh lý dạ dày – tá tràng
Bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng có thể đau tại nhiều vị trí khác nhau trong ổ bụng. Nhưng phổ biến nhất vẫn là các cơn đau vùng thượng vị. Có thể là đau bụng quặn trên rốn từng cơn , hoặc đau nhói, nóng rát. Kèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn, chướng bụng đầy hơi,….
Ngộ độc thực phẩm
Bệnh thường xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy. Để lâu cơ thể mất nước nhiều, người bệnh đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh,….Các triệu chứng sẽ thuyên giảm nếu chất độc được tống ra ngoài bằng đường nôn hoặc đại tiện. Nếu trường hợp nặng, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, tránh các diễn biến xấu xảy ra.
||Xem thêm: 9+ Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà bí kíp từ ông bà
Bệnh lý viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là bệnh lý rất hay gặp hiện nay. Khởi phát là những cơn đau vùng thượng vị hoặc đau quanh rốn. Sau đó vài giờ cơn đau xuất hiện với tần suất tăng dần. Vị trí đau cũng di chuyển dần sang góc phải bên dưới vùng bụng.
Đây được xem là triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều xuất hiện dấu hiệu này. Viêm ruột thừa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
||Bài viết đọc nhiều:
- 9 Cách chữa đau thượng vị nhanh nhất “không cần thuốc”
- 15+ Cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức 1 nốt nhạc
Bệnh lý tắc ruột
Tắc ruột là bệnh lý đường tiêu hóa nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dấu hiệu của bệnh là bụng đau quặn từng cơn trên rốn, đầy hơi, chướng bụng. Buồn nôn, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy là những triệu chứng kèm theo. Nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu trên thì hãy đến thăm khám tại cơ sở y tế ngay.

Bệnh lý sỏi đường mật
Thông thường bệnh lý sỏi mật sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khi sỏi to gây tắc đường mật hoặc gây viêm thì bệnh nhân mới cảm nhận được. Ban đầu là những cơn đau bụng quặn từng cơn trên rốn kèm theo nôn mửa. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và dữ dội kèm sốt.
Nếu không điều trị sớm, cơ thể người bệnh sẽ mất nước, gây mệt mỏi. Khi chuyển biến nặng, người bệnh có thể tụt huyết áp, vàng da, rối loạn tiêu hóa. Nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng tuyến tụy, có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh lý về gan, tụy, mật
Đây là cơ quan hỗ trợ đến vấn đề tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Chúng nằm ngay bên phải, phía trên rốn. Khi mắc các bệnh lý về gan, tụy, mật cũng gây ra các cơn đau bụng vùng trên rốn. Tùy vào tình trạng bệnh, cơn đau có thể là âm ỉ hoặc dữ dội. Kèm theo đó là tình trạng buồn nôn, vàng da, nước tiểu màu đậm.
Ngoài những bệnh lý trên, thì dấu hiệu này còn có thể là triệu chứng của một số bệnh như: Giun ký sinh trong ruột, đau do túi thừa,….
Xem ngay:
- Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì? Nên ăn gì để mau hồi phục
- 15++ Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả nhất
10+ Cách trị hiệu quả đau bụng quặn trên rốn
Đau bụng quặn trên rốn có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Tùy vào tình trạng bệnh mà chúng ta có hướng xử trí phù hợp. Trong các trường hợp người bệnh có những cơn đau nhẹ, tần suất thấp. Người bệnh có thể sử dụng các cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn như sau.
Chườm ấm bằng túi chườm nước
Chườm ấm là một cách dễ thực hiện, áp dụng trong hầu hết các trường hợp đau bụng. Khi nhiệt độ ấm sẽ giúp làm giãn các cơ đang bị căng cứng, điều hòa nhu động ruột. Cải thiện được triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
Lưu ý: Nhiệt độ phù hợp để chườm là 37 – 40 độ C. Tránh trường hợp nhiệt độ quá cao gây bỏng vùng da bụng. Chườm bằng cách di chuyển túi chườm nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ quanh vùng bụng trên rốn. Nên chườm trong thời gian 15 -20 phút/ lần.

Chườm ấm bằng gạo (hoặc cám) rang
Đây chính là phương pháp chườm được sử dụng phổ biến nhất. Việc thực hiện cũng rất đơn giản, nhanh gọn. Lấy một ít gạo khô đem rang trên chảo nóng đến khi nhiệt độ gạo khoảng 37 – 40 độ C. Sau đó cho số gạo đã rang vào trong một túi vải. Bạn hãy dùng túi gạo này đặt lên bụng để chườm.
Chườm ấm bằng muối
Tương tự như cách trên, chỉ thay gạo bằng muối. Bạn lấy một lượng muối vừa đủ cho lên chảo rang nóng. Sau đó cho vào túi vải để chườm quanh vùng bụng đang đau. Lúc này, nhiệt độ ấm cùng với các khoáng chất trong muối sẽ giúp kích thích quá trình lưu thông máu đường tiêu hóa. Đồng thời giúp thư giãn cơ vùng bụng, giảm sự co thắt của cơ bụng. Từ đó làm giảm sự khó chịu và các cơn đau bụng.
- Đau bao tử nên làm gì? Cách chữa nhanh ai cũng làm được
- 10+ Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng đừng chủ quan
Sử dụng trà gừng để giảm đau bụng
Thêm một cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn tại nhà nữa đó là sử dụng gừng. Gừng có tính ấm giúp điều hòa nhu động ruột, giảm sự co bóp quá mức ở đường ruột. Ngoài ra, trong gừng có chứa nhiều thành phần chống viêm, giúp kích thích tiêu hóa. Do đó giảm được tình trạng đau bụng, buồn nôn cho người bệnh.
Bạn có thể sử dụng trà gừng dạng gói pha sẵn hoặc gừng tươi. Nếu là trà gừng pha sẵn, bạn hãy pha vào cốc nước ấm để uống. Trường hợp sử dụng gừng tươi, bạn có thể cắt 3 – 4 lát gừng, ngâm vào cốc nước sôi, đậy nắp 15 phút sau đó mang ra uống.

Uống đủ lượng nước cho cơ thể
Có nhiều trường hợp đau bụng trên rốn do cơ thể bị mất nước. Hoặc những trường hợp đau bụng, nôn mửa nhiều gây mất nước. Khiến tình trạng đau bụng càng trở nên nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc bổ sung đủ 1,8 – 2 lít nước vào trong cơ thể mỗi ngày là rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên uống nước ấm và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Tránh uống một lúc nhiều quá, hoặc uống nước quá lạnh sẽ gây áp lực cho dạ dày.
Massage nhẹ nhàng tại vùng bụng
Đây được xem là một cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn hiệu quả mà dễ thực hiện. Bạn hãy đặt tay lên và tiến hành xoa nhẹ nhàng vùng bụng đang bị đau theo chiều kim đồng hồ quay. Xoa liên tục 150 – 200 vòng người bệnh sẽ cảm thấy dễ bụng dễ chịu rõ rệt. Bạn có thể kết hợp với 1 ít dầu gió để làm tăng hiệu quả giảm đau.
Giảm đau bụng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn
Trong những trường hợp đau bụng trên rốn do rối loạn tiêu hóa, do đau dạ dày,… Người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống của mình một cách khoa học, nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Ăn thức ăn mềm, không chứa nhiều axit, chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, làm giảm căng chướng bụng, đầy hơi. Từ đó tình trạng đau bụng cũng sẽ thuyên giảm đi.
>>>Tác dụng của Bình Vị Thái Minh thế nào mà người đau dạ dày cần biết
Tránh nằm thẳng người để giảm đau bụng
Với tư thế nằm thẳng người các cơ vùng bụng căng ra, dễ bị kích thích hơn. Sự căng cứng cơ sẽ khiến tình trạng đau bụng ngày càng tồi tệ hơn. Do đó, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nằm nghiêng gập gối. Nhằm giúp cơ bụng chùng lại, giúp bụng dễ chịu hơn.

Giảm đau bụng bằng búp ổi non
Đây là cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn trong các trường hợp đau bụng đi ngoài do rối loạn tiêu hóa. Búp ổi non có tác dụng làm lành niêm mạc ruột bị tổn thương và giảm tiết dịch.
Sử dụng thuốc giảm đau
Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu đã dùng các cách trị đau tại nhà nhưng không hiệu quả. Và tình trạng đau quặn bụng ngày càng tồi tệ. Thì người bệnh nên đi thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế.
||Có thể bạn quan tâm:
- Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn là dấu hiệu bệnh gì?
- 15+ Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà hiệu quả tức thì
#5 Nguyên nhân đau bụng trên rốn và cách phòng chống
Một số nguyên nhân gây đau bụng trên rốn thường gặp:
- Đau do đầy hơi, chướng bụng.
- Đau do các bệnh lý đường tiêu hóa.
- Đau do rối loạn tiêu hóa.
- Đau do giun ký sinh đường ruột.
- Đau do bệnh lý về gan, tụy, mật.

Để phòng tránh tình trạng đau bụng trên rốn, chúng ta cần:
- Thực hiện chế độ ăn khoa học, chia nhỏ bữa ăn: Tránh ăn những đồ khó tiêu, chứa nhiều axit,…
- Cung cấp đủ lượng nước cần thiết vào cơ thể, khoảng 2 lít/ ngày.
- Tạo thói quen sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, siêng vận động, nhằm kích thích tiêu hóa.
- Tẩy giun định kỳ hàng năm.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh lý từ giai đoạn đầu: Bệnh lý sỏi mật, bệnh về gan tụy,….
Tất cả các cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn được chúng tôi giới thiệu trên đây đều có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, chúng chỉ là những phương pháp hỗ trợ giảm tình trạng khó chịu tạm thời, đau do rối loạn tiêu hóa. Nếu thường xuyên thấy xuất hiện những cơn đau bụng không rõ nguyên nhân. Bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị sớm nhất nhé!
||Bài viết cùng chủ đề:
Đau bụng dưới là bị gì? 10+ Căn bệnh tiềm ẩn dễ mắc phải