Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Chấm dứt đau dạ dày ngay
Lá tía tô là một loại rau gia vị quen thuộc trong chế biến món ăn của người Việt. Song, loại cây này còn được biết đến như một loại thảo dược chữa bệnh và làm đẹp da hiệu quả. Vậy uống nước lá tía tô có tác dụng gì đối với sức khỏe? Nên uống nước lá tía tô khi nào? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về lá tía tô
Lá tía tô là một loại thực vật mọc quanh năm với thân cây thảo. Cây có phần rễ màu trắng và cho ra nhiều hoa, quả. Khi quả đã già tức là cây đã bước vào giai đoạn lụi tàn. Lúc này, hạt giống sẽ được phát tán ra xung quanh và khi đến mùa mưa, đất ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm và phát triển thành cây mới.
Theo y học cổ truyền thì đây là một vị thuốc dùng để hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Điển hình như phần lá có vị cay, với đặc tính ẩm có công dụng chữa ho, giúp tiêu hoá tốt, giảm đau và giải độc rất hiệu quả, đặc biệt là có thể chữa ngộ độc khi ăn phải hải sản lạ.
> Lá trầu không có tác dụng gì? Dứt điểm đau dạ dày lập tức
> Lá vú sữa có tác dụng gì? 99% Vứt đi vì không biết lợi ích này
Thành phần chính trong lá tô diệp (tía tô)
Trong hạt tía tô có chứa 0.2% lượng tinh dầu nguyên chất và các axit béo chưa bão hoà, chủ yếu là axit alpha-linolenic, hydrocarbon, ceton, furan, aldehyde…
Các hoạt chống này giúp chống dị ứng, chống oxy hoá và tái tạo lại mô tế bào, đặc biệt khi hấp thu qua da bằng phương pháp xông hơi.
Ngoài ra, lá tía tô còn chứa rất nhiều protein thực vật, vitamin A, C cùng các chất xơ và khoáng chất giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? #8 Công dụng chính
Làm đẹp da
Hoạt chất priseril trong lá tía tô có công dụng cải thiện sắc tố trên da và loại bỏ các tế bào chết. Từ đó giúp làn da sáng khỏe và đều màu hơn. Đồng thờ tăng cường độ ẩm, giúp da mịn màng nhờ thành phần vitamin E có sẵn trong lá tía tô.
> 5 Cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày “thần dược” ít ai biết
Bảo vệ hệ thần kinh
Các hoạt chất trong lá tía tô ngoài tác dụng tuyệt vời đối với làn da, nó còn có thể ngăn cản sự xuất hiện của các phản ứng gây ra dị ứng bên trong cơ thể. Thành phần omega 3 trong lá khá cao giúp chống viêm, chống oxy hoá tốt và cung cấp năng lượng để tăng cường chức năng nhận thức cho não bộ. Nhờ đó cải thiện tình trạng mất trí nhớ ở người già.
Chữa bệnh về da
Uống nước ép lá tía tô có tác dụng gì? Uống lá tía tô có thể cải thiện các tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay trên da. Đặc biệt hơn, khi sử dụng loại nước này thường xuyên sẽ có thể đẩy lùi các triệu chứng buồn bực, ngứa ngáy.
Hỗ trợ giảm cân
Nước từ lá tía tô có nhiều protein thực vật, khoáng chất và chất xơ vì vậy sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hoá của dạ dày, nhờ đó giảm nguy cơ bị thừa cân béo phì.
> 12+ Cây chữa dạ dày hiệu quả nhanh tốt hơn cả thuốc Tây
Tăng cường hệ miễn dịch
Nhờ các vitamin C có trong lá tía tô sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh.
Giúp thanh nhiệt – giải độc
Lá tía tô có tính mát và khả năng thanh lọc, giải độc tốt cho gan, thận, từ đó giảm các triệu chứng nóng trong người, mụn nhọt, viêm amidan… Đây là lời giải đáp hoàn hảo cho thắc mắc lá tía tô nấu nước uống có tác dụng gì.
Điều trị bệnh gout
Chắc hẳn nhiều người chưa biết, lá tía tô còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh gout bởi hoạt chất trong loại rau này giúp giảm enzym xanthin oxidase – một tác nhân gây ra bệnh gout.
Hỗ trợ tiêu hoá tốt
Lá tía tô đun nước uống có tác dụng gì? Sử dụng nước tía tô sẽ cải thiện triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hoá, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày và táo bón khi bị hội chứng ruột kích thích. Với những tác dụng nổi bật này, bạn có thể bắt gặp lá tía tô ở hầu hết các món ăn của người Việt.
> Uống lá gì trị hp dạ dày? 7+ Bài thuốc dân gian “thần dược”
#9 Bài thuốc chữa bệnh của lá tía tô
Bài thuốc chữa cảm lạnh
- Chuẩn bị: Lá tía tô 8g, trần bì 6g, hương phụ 8g, cam thảo 4g, gừng tươi 2 lát.
Bạn rửa sạch các nguyên liệu trên, bỏ vào ấm sắc cùng với nước để nguội rồi uống.
Bài thuốc chữa hen suyễn
- Nguyên liệu: Hạt tía tô, hạt cải thìa, hạt củ cải mỗi loại 9g.
Bạn lấy tất cả các nguyên liệu trên tán nghiền thành bột mịn và đun với nước. Trong quá trình sắc, bạn chia thành 3 lần đun, sau đổ chung lại rồi uống.
Bài thuốc tiêu đờm
- Nguyên liệu: Lá tía tô 15g, gừng khô 3g.
Bạn dùng nguyên liệu đã chuẩn bị sắc với nước và uống mỗi ngày. Lưu ý, mỗi ngày chia thành 2 lần uống.
Bài thuốc chữa đau bụng
- Chuẩn bị: Lá tía tô 10g.
Bạn dùng lá tía tô tươi giã nát hoặc xay ra, lọc lấy nước cốt và bỏ bã rồi uống trực tiếp.
Bài thuốc chữa trúng độc
- Nguyên liệu: Tía tô 10g, cam thảo 4g, gừng tươi 8g.
Dùng các nguyên liệu trên sắc với 600ml nước, đun đến khi cạn còn 200ml là được. Chia nước thuốc thành 3 phần và uống khi thuốc còn nóng.
Bài thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa
- Nguyên liệu: Lá tía tô tươi.
Bạn dùng lá tía tô tươi giã nát rồi xát trực tiếp vào chỗ bị mẩn ngứa hoặc dùng lá sắc thành thuốc và rửa bên ngoài.
> Cây lược vàng chữa dạ dày không? 5 Bài thuốc thần kỳ
Bài thuốc chữa động thai
- Nguyên liệu: Cành tía tô 9g, lá tía tô 9g, bạch truật 9g, trần bì 6g, phục linh 6g.
Bạn sắc thành thuốc rồi chia thành 2-3 lần, uống trong ngày.
Bài thuốc chữa chướng bụng
- Nguyên liệu: Lá tía tô tươi.
Dùng lá tía tô giã lấy nước đem hòa với một ít muối trắng và uống trong 1 lần. Nếu buồn nôn do thai nghén thì nên dùng nước sắc từ cành tía tô để uống.
Bài thuốc chữa đau dạ dày
- Nguyên liệu: Lá tía tô 100g, gừng tươi 100g.
Bạn rửa sạch gừng và lá tía tô rồi để ráo nước. Gừng gọt bỏ vỏ và thái lát mỏng, sau đó đun sôi 500ml rồi thả gừng và lá tía tô vào khoảng 3 – 5 phút rồi tắt bếp.
Bạn lọc lấy phần nước bỏ bã và dùng đều đặn 2 lần/ ngày trong vòng 1 tuần sẽ cải thiện được các triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.
#4 lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô
Tới đây hẳn nhiều bạn đã hiểu được uống nước lá tía tô có tác dụng gì rồi phải không? Tuy nhiên, để sử dụng lá tía tô đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Không nên uống nước tía tô khi đang gặp các vấn đề về tiêu hoá như đầy hơi, tiêu chảy.
- Nên uống lá tía tô trước bữa ăn khoảng 30 phút để có hiệu quả cao nhất.
- Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh mà muốn kết hợp dùng nước tía tô cần được sự tư vấn từ bác sĩ.
- Không lạm dụng nước lá tía tô trong thời gian dài bởi sẽ gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.
Trên đây là các thông tin về uống nước lá tía tô có tác dụng gì cũng như cách điều chế thành thuốc đơn giản ngay tại nhà. Hy vọng qua những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn và biết cách dùng để chăm sóc sức khỏe hằng ngày cho bản thân và gia đình bạn nhé.
> Cây nhọ nồi có tác dụng gì? 12 Công dụng 99% chưa ai biết
> Uống gì để giải rượu? 15+ Loại nước thần dược tỉnh ngay