Bụng kêu ọc ọc liên tục nhưng không đói do đâu?

Thẩm định bởi:

Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Bụng kêu ọc ọc là một trong những triệu chứng thường gặp. Hiện tượng này thường không gây nguy hiểm cho người mắc phải, nhưng đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu phản ánh sức khỏe về một số bệnh lý tiêu hoá. Vậy tại sao bụng kêu ọc ọclàm sao để bụng hết kêu. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết với bạn đọc.

bụng kêu ọc ọcCác nguyên nhân gây nên tình trạng bụng kêu ọc ọc

Bụng kêu ọc ọc là thế nào?

Bụng kêu ọc ọc xảy ra khi dạ dày và ruột hoạt động để tiêu hóa thức ăn. Hiện tượng này thường khiến người bệnh khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Khi bạn ăn, dạ dày sẽ sản xuất ra axit và enzyme để tiêu hóa thức ăn. Các cơ trong dạ dày và ruột cũng sẽ co bóp để trộn lẫn thức ăn với axit, enzyme và giúp thức ăn được chuyển hóa, hấp thụ. Những tiếng kêu ọc ọc xuất hiện chính là do các cơ trong dạ dày và ruột co bóp, đẩy thức ăn và khí di chuyển qua hệ tiêu hóa.

Tham khảo thêm các triệu chứng bệnh lý khác:

Nguyên nhân do đâu?

Tại sao bụng lại kêu? Đây là câu hỏi chúng tôi tin chắc rằng nhiều người sẽ có chung thắc mắc và không biết vì sao bụng kêu sau khi ăn. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này, cụ thể là:

  • Ăn quá nhanh hoặc quá no: Khi bạn ăn quá nhanh, thức ăn sẽ không được nghiền nát, dạ dày sẽ không có đủ thời gian để tiêu hoá, dẫn đến đồ ăn và khí bị tích tụ lại. Khi dạ dày co bóp để đẩy đồ ăn xuống ruột, các khí này sẽ được đẩy ra ngoài, gây ra hiện tượng ọc ọc.
  • Ăn nhiều đồ ăn cay, nóng hoặc nhiều dầu mỡ: Những loại thực phẩm này có thể kích thích dạ dày và ruột, dẫn đến co bóp mạnh hơn. Đây chính là lý do tại sao bụng kêu nhưng không đói.
  • Ăn các thực phẩm gây đầy hơi: Một số thực phẩm như bông cải xanh, bắp cải, hành tây... có chứa nhiều chất xơ không hòa tan. Khi những chất xơ này không được tiêu hóa hoàn toàn, chúng sẽ bị phân hủy bởi vi khuẩn trong ruột và tạo ra khí. Lúc này, khí này sẽ tích tụ trong dạ dày và ruột, gây ra hiện tượng ọc ọc.
  • Uống quá nhiều đồ uống có gas: Các loại đồ uống có gas như nước ngọt, soda... có chứa nhiều khí CO2. Khi tiêu thụ quá nhiều loại nước này, khí CO2 sẽ đi vào dạ dày gây ra hiện tượng bụng kêu.
  • Rối loạn tiêu hóa: Một số bệnh về rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh trào ngược dạ dày thực quản… có thể làm gia tăng lượng khí trong dạ dày và ruột, hoặc làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới, dẫn đến trào ngược thức ăn và axit dạ dày vào thực quản, gây ra hiện tượng bụng kêu ọc ọc.

bụng kêu ọc ọc liên tục5 yếu tố chính khiến bụng kêu ọc ọc về đêm

#5 triệu chứng đi kèm bụng kêu

Bên cạnh hiện tượng bụng kêu ọc ọc liên tục, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm khác bao gồm:

  • Chướng bụng, đầy hơi: Khi dạ dày và ruột tích tụ quá nhiều khí, người bệnh có thể cảm thấy căng cứng phần bụng gây khó chịu.
  • Đau bụng: Nếu tiếng kêu ọc ọc kèm theo đau bụng, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, bệnh trào ngược dạ dày thực quản...
  • Buồn nôn, nôn mửa: Nếu bụng kêu ọc ọc kèm theo buồn nôn, nôn mửa, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm...
  • Tiêu chảy: Nếu bụng kêu ọc ọc kèm theo tiêu chảy thì cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm...
  • Táo bón: Nếu bụng kêu ọc ọc kèm theo táo bón, có thể là chế độ ăn uống của bạn đang thiếu chất xơ, ít vận động...

Phân biệt bụng kêu bình thường hoặc bệnh lý

Nếu bụng kêu ọc ọc bình thường thì sức khoẻ không có gì là đáng ngại, nhưng nếu kêu do bệnh lý thì không thể chủ quan được. Có thể phân biệt 2 tình trạng bệnh này như sau:

Bụng kêu ọc ọc bình thường

  • Âm thanh phát ra thường nhỏ, không liên tục.
  • Thường xảy ra sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn quá nhanh hoặc quá no.
  • Có thể biến mất khi thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.

Bụng kêu ọc ọc do bệnh lý

  • Âm thanh phát ra thường to và có thể kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Bụng kêu ọc ọc liên tục và xảy ra thường xuyên, kể cả khi ăn hoặc không ăn

> Xì hơi nhiều có sao không? Xì hơi nhiều là bệnh gì?

Cách chữa bụng kêu ọc ọc

Cách chữa bụng kêu ọc ọc phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Tuỳ vào mức độ bệnh, bạn có thể áp dụng một trong hai biện pháp sau để cải thiện tình trạng:

Áp dụng mẹo tại nhà

  • Ăn chậm, nhai kỹ: Khi bạn ăn chậm, nhai kỹ thì thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt hơn, nhờ đó giảm được nguy cơ tích tụ khí trong dạ dày và ruột.

tại sao bụng lại kêuNgười bệnh nên ăn chậm nhai kỹ để tránh bụng kêu ọc ọc

  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa lớn thì bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để giúp dạ dày không phải làm việc quá sức.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm gây đầy hơi: Một số thực phẩm như hành tây, bắp cải có chứa các chất xơ không hòa tan. Bạn nên tránh nạp các thực phẩm này để giúp tiêu hoá dễ dàng hơn, giảm tình trạng bụng kêu ọc ọc.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón, đầy hơi.

Sử dụng thuốc điều trị

  • Thuốc giảm đau và chống co thắt: Các loại thuốc này có thể giúp giảm đau bụng và co thắt dạ dày, từ đó giảm hiện tượng ọc ọc.
  • Thuốc kháng axit: Các loại thuốc này có thể giúp giảm độ axit trong dạ dày, từ đó giảm nguy cơ trào ngược thức ăn và axit dạ dày vào thực quản.
  • Thuốc nhuận tràng: Các loại thuốc này có thể giúp giảm táo bón, từ đó giảm nguy cơ đầy hơi và ọc ọc.

> Đau bụng dưới là bị gì? 10+ Căn bệnh tiềm ẩn dễ mắc phải

#7 Cách phòng tránh bụng kêu

Nói đến đây, chắc hẳn nhiều bạn đã tìm được lời giải đáp cho mình về nguyên nhân gây nên tình trạng bụng kêu ọc ọc là gì rồi phải không. Để phòng tránh không xảy ra hiện tượng này, bạn có thể loại bỏ chúng bằng cách lưu ý những điều sau đây:

  • Ăn uống điều độ: Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng bao gồm nhiều thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh, chất xơ và carbohydrate phức hợp.
  • Tránh hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, từ đó tăng nguy cơ ọc ọc.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng nhu động ruột, từ đó gây ra hiện tượng bụng kêu ọc ọc về đêm.
  • Sau khi ăn không nằm ngay: Nằm ngay sau khi ăn có thể khiến thức ăn và khí trào ngược lên thực quản, gây ra hiện tượng ọc ọc.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường nhu động ruột, từ đó giảm nguy cơ đầy hơi và ọc ọc.
  • Không dùng trà sau ăn: Sử dụng nước trà sau bữa ăn có thể làm loãng axit trong dạ dày và giảm khả năng tiêu hoá.
  • Khâu vệ sinh: Bạn nên thường xuyên rửa tay trước khi nấu ăn và bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh vi khuẩn tồn tại, gây ngộ độc thực phẩm.

làm sao để bụng hết kêu

Đảm bảo khâu vệ sinh, chế biến để hạn chế vi khuẩn

Trên đây là những gợi ý giúp cải thiện tình trạng bụng kêu ọc ọc hiệu quả. Nếu bạn áp dụng các biện pháp trên mà bụng kêu ọc ọc vẫn không cải thiện, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.

Cập nhật lúc: 19/02/2024
Loading...