Xì hơi nhiều không mùi, nguy cơ #4 Căn bệnh nguy hiểm
Xì hơi vẫn được xem là hành động tế nhị nhất là ở địa điểm đông người. Nhưng ít ai biết rằng khi xì hơi đặc biệt là xì hơi nhiều không mùi cùng với các triệu chứng bất thường khác có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất thường về sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới xì hơi không mùi? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng theo dõi những thông được tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé!
Xì hơi nhiều không mùi #6 nguyên nhân chính
Xì hơi hay còn gọi là trung tiện (dân dã hơn mọi người gọi là đánh rắm) biểu hiện sinh lý bình thường được gây ra bởi 2 nguyên nhân chính:
- Không khí đi vào cơ thể thông qua hoạt động ăn uống, nói chuyện bị tích tụ lại. lúc này chúng cần được thoát ra bên ngoài bằng cách xì hơi.
- Thức ăn ở dạ dày chưa tiêu hóa hết đi xuống và phân hủy tại ruột già tạo nên phần khí có mùi.
Trong nhiều trường hợp xì hơi nhiều lần hơn so với thường ngày hoặc xì hơi nhiều có mùi hôi lại do các tác nhân khác gây nên như:
- Ăn đồ ăn khó tiêu hóa
- Quá trình đi máy bay làm cho khí trong bụng nở ra
- Ăn nhanh, nói chuyện nhiều khiến lượng không khí vào bụng nhiều.
- Uống quá nhiều đồ uống chứa cồn hoặc nước ngọt có gas.
>>Đau dạ dày, thượng vị, ợ chua mấy năm phải làm sao?
Xì hơi nhiều không mùi #4 căn bệnh chớ chủ quan
Xì hơi nhiều không có mùi là biểu hiện của bệnh gì? Mỗi ngày chúng ta thải khí thải ra bên ngoài trung bình 20 lần. Khi bụng và đường ruột chứa quá nhiều khí sẽ gây ra tình trạng đầy hơi. Do đó nếu e ngại việc xì hơi quá nhiều lần trong ngày hay xì hơi liên tục thì bạn có thể yên tâm bởi đa số mọi người xung quanh đều gặp phải hiện tượng này.
Xì hơi nhiều kèm theo mùi nặng khó chịu
Xì hơi nhiều và có mùi là biểu hiện tiềm ẩn về sức khỏe của hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa không tốt do người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm chứa axit hoặc ăn quá nhiều thịt. Cùng có vài trường hợp bệnh là do viêm loét đại tràng, xuất huyết ruột, xuất huyết tiêu hóa.
Bên cạnh đó, nếu cơ thể đang gặp các vấn đề về lỵ amoebic hoặc đường ruột bị nhiễm khuẩn cũng sẽ gây hiện tượng trên. Đôi khi đồ ăn dậy mùi như hành, tỏi cũng là thủ phạm dẫn đến trung tiện nhiều kèm mùi hôi.
> Cách xì hơi sau phẫu thuật, mổ ruột thừa "mẹo hay mà ít ai biết"
Bụng sôi + liên tục xì hơi trong ngày
Tình trạng này chỉ xuất hiện khi bạn ăn quá nhiều khoai hoặc thực phẩm giàu protein. Thêm vào đó bệnh còn do:
- Viêm đại tràng, viêm dạ dày.
- Các bệnh liên quan trực tiếp đến tuyến tụy.
Xì hơi nhiều không mùi
Hay xì hơi nhiều nhưng không có mùi thường do người bệnh ăn quá nhiều đồ ăn có tác dụng đầy hơi như tỏi, gừng, khoai tây, mì ống. Đây đều là thực phẩm để lại lượng lớn cacbon dioxide, hydro…Chính vì thế sau khi ăn xong làm lượng khí trong cơ thể tăng lên từ đó gây ra hiện tượng xì hơi liên tục.
>> Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì? Nên ăn gì để mau hồi phục
Sôi bụng + xì hơi + đi ngoài + ợ nóng
Đây là dấu hiệu cảnh báo trào ngược dịch vị hoặc do cơ quan tiêu hóa chưa dung nạp hết lactose có trong sữa hoặc gluten có trong tinh bột ăn hàng ngày. Ngoài tình trạng sôi bụng, xì hơi người bệnh còn gặp các biểu hiện phổ biến khác như đau quặn bụng, buồn nôn, luôn thấy khó chịu ở vị trí thực quản. Tốt nhất khi này người bệnh nên có kế hoạch khám bệnh để tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị đúng lúc.
Ngoài những bệnh nêu trên, nếu thấy xì hơi không mùi kèm theo đau bụng thì đó là cảnh báo của:
- Viêm loét dạ dày, tá tràng: biểu hiện phổ biến nhất thường gặp là đau dạ dày, vài ca bệnh sẽ bị đau bụng, trung tiện nhiều.
- Viêm dạ dày: bệnh sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát ở vùng thượng vị, đau bụng, đầy hơi, xì hơi nhiều hoặc có thể kèm theo nôn mửa, buồn nôn nhiều.
- Viêm đại tràng: bệnh sẽ để lại triệu chứng khó chịu như trung tiện nhiều, đau bụng, đầy hơi…..
- Một số bệnh khác như rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.
- Do mang thai, trong quá trình mang bầu nội tiết tố trong cơ thể mẹ sẽ gặp nhiều thay đổi làm cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn bình thường. Đây cũng là lý do khiến nhiều mẹ bầu bị xì hơi nhiều không mùi trong suốt quá trình mang bầu.
>>Chướng bụng là gì? 10 Thực phẩm ăn khỏi ngay lập tức
Phải làm sao? #4 Phương pháp cấp bách
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh của mỗi người sẽ có cách điều trị bệnh khác nhau. Không chỉ tuân theo chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên:
Bỏ hút thuốc và thói quen ăn kẹo cao su
Nhai kẹo cao su tưởng chừng như nguy hại nhưng chúng lại là tác nhân khiến bạn xì hơi nhiều hơn bình thường bởi khi nhai nhiều dễ gây nuốt không khí vào bụng, tương tự với nhai kẹo thì hút thuốc cũng vậy. Vậy nên, nếu đang có những thói quen này ngay từ bây giờ hãy bỏ chúng để khắc phục bệnh.
Xem thêm: Tại sao ăn hạt mít lại xì hơi? Bí quyết xì hơi vẫn duyên dáng
Hạn chế dung nạp cacbonat
Các cacbonat chứa nhiều trong đồ uống cồn và nước ngọt có gas, uống nhiều đồ uống này sẽ làm chướng bụng, chướng hơi sinh nhiều khí dẫn đến xì hơi nhiều không mùi. Cách duy nhất để khắc phục hiện tượng trên bạn chỉ cần bỏ hẳn thói quen uống loại nước chứa cacbonat ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày.
>>Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Uống gì? 25 Thần dược
Uống nhiều nước chanh
Nước chanh ấm kết hợp với mật ong hoặc gừng uống sau bữa ăn chính không chỉ giúp việc tiêu hóa thuận tiện hơn mà còn ngăn ngừa tình trạng chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, đừng quên ăn chậm nhai kỹ để thức ăn dễ tiêu hóa hơn và duy trì thói quen tập luyện thể dục, vận động nhẹ mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng ngăn chặn bệnh.
>>Viêm đại tràng nên ăn gì & kiêng gì? 15+ Món “quý như vàng”
Giữ cơ thể thoải mái
Nhìn chung, mỗi người trung bình một ngày xì hơi từ 5 – 15 lần có thể xì hơi nhiều không mùi hoặc xì hơi có mùi khó chịu nhưng đây lại là tình trạng sức khỏe bình thường. Người bệnh không cần quá lo lắng, tuy nhiên nếu trung tiện nhiều bất thường, vượt qua giới hạn thì đó có thể là cảnh báo sớm của bệnh nào đó khi này người bệnh nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.