Xì hơi nhiều có sao không? Xì hơi nhiều là bệnh gì?
Xì hơi nhiều sẽ tạo nên không khí giao tiếp đầy e ngại nhất là khi ở nơi đông người. Những hành động tưởng chừng vô hại này lại có thể là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh đường ruột khác nhau. Vậy xì hơi nhiều có sao không? Hay xì hơi nhiều là bệnh gì? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết bên dưới đây nhé!
Xì hơi nhiều có sao không?
Trong nhiều trường hợp xì hơi nhiều là do tình trạng khó tiêu hay ăn nhiều đồ ăn chiên rán cay nóng gây khó khăn cho việc tiêu hóa. Cũng có thể trung tiện nhiều là do lactoza có trong thực phẩm làm từ sữa gây nên.
Khi cơ thể không kịp tiêu hóa hết lượng lactoza tương ứng sẽ gây đầy hơi và lúc này nếu bạn không bị xì hơi liên tục do dị ứng thành phần của sữa nhưng lại thấy đầy hơi khi ăn phô mai hoặc sữa chua thì đây chính là thực phẩm nhạy cảm có thể gây xì hơi nếu ăn nhiều.
>>Đau âm ỉ bụng dưới – 20 bệnh lý tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm
Ngoài những vấn đề nêu trên, xì hơi nhiều cũng xuất phát từ:
Táo bón
Táo bón kéo dài thủ phạm hàng đầu dẫn đến xì hơi nhiều bởi khi lượng phân lớn tích tụ trong ruột già lâu ngày bị vi khuẩn tại đây phân hủy và chuyển thành khí. Đây chính là lý do tại sao táo bón càng lâu, phân ứ đọng trong ruột càng lớn lại càng gây xì hơi nhiều và kèm theo mùi nặng khó chịu.
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Ăn quá ít chất xơ hay uống nhiều kháng sinh cũng là yếu tố gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và gây ra xì hơi. Thêm vào đó, hội chứng loạn khuẩn cũng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh ở ruột non gây cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng sinh ra hiện tượng xì hơi, đầy hơi…..
Mắc hội chứng ruột kích thích
Xì hơi nhiều có sao không? Đây có thể là cảnh báo của bệnh ruột kích thích có thể kèm theo một vài biểu hiện phổ biến như đau bụng, tiêu chảy, xì hơi nhiều có mùi khó chịu….
Trong nhiều trường hợp xì hơi là do bạn uống nhiều thuốc đặc trị như thuốc kháng axit, thuốc chữa tiêu chảy, thuốc kháng viêm, thuốc chữa nấm……
Bị xì hơi nhiều là bệnh gì #4 Căn bệnh tiềm ẩn
Xì hơi kèm theo sôi bụng
Sôi bụng xì hơi nhiều là bệnh gì? Hiện tượng trung tiện thường gặp, tình trạng này có thể gặp khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein hoặc cảnh báo của viêm loét dạ dày, các bệnh liên quan đến tuyến tụy…. Vì thế khi thấy cơ thể có triệu chứng bất thường này hãy chủ động đi khám để được tư vấn và chữa trị đúng lúc.
Xì hơi có mùi nặng
Xì hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Xì hơi nhiều kèm theo mùi khó chịu là một trong những cảnh báo nguy hiểm về hệ tiêu hóa.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này là do người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm chua có tính axit hoặc ăn quá nhiều thịt. Bên cạnh đó, những người đang gặp vấn đề về viêm ruột cũng là nhóm đối tượng xì hơi nhiều có mùi.
Xì hơi kèm theo đau bụng
Đau bụng xì hơi nhiều là bệnh gì? Xì hơi nhiều không có gì đáng lo ngại nhưng nếu xì hơi kèm theo tiêu chảy, đau bụng, giảm cân nhanh chóng, buồn nôn, chảy máu đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh celiac đường ruột, viêm loét đại tràng, tiêu chảy cấp. Trường hợp này tốt nhất đi khám kiểm tra để tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Xì hơi nhiều không có mùi
Xì hơi nhiều có sao không? Xì hơi nhiều đặc biệt là khi xì hơi không có mùi có thể do bạn dung nạp quá nhiều đồ ăn gây đầy hơi vào cơ thể. Các loại thực phẩm có tác dụng này đều gây ra lượng khí lớn và tình trạng này tiếp diễn nhiều lần như vậy sẽ dẫn đến xì hơi nhưng không mùi.
>>Đau bao tử là đau ở đâu? 3+ Vị trí đau bao tử phổ biến nhất
Bị xì hơi nhiều phải làm sao? #4 Cách xử lý
Trước tiên để khắc phục được tình trạng xì hơi nhiều trong ngày bạn cần xác định rõ nguyên nhân từ đó sẽ có cách xử lý bệnh riêng. Ngoài việc tuân thủ theo đơn kê của bác sĩ bạn có thể thực hiện các biện pháp giảm thiểu trung tiện tại nhà như:
Hạn chế dung nạp cacbonat
Lượng cacbonat chứa nhiều trong đồ uống nhiều ga, nước ngọt, bia. Tất cả loại đồ uống này đều làm tăng khí trong bụng từ đó sinh ra hiện tượng xì hơi nhiều.
Luôn để cơ thể được thoải mái, thư giãn
Nên cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi. Nghỉ điều độ sẽ giúp đầu óc luôn tỉnh táo, thư giãn, xả stress việc làm tưởng chừng đơn giản này nhưng lại mang đến tác dụng cho dạ dày bớt tiết dịch vị từ đó đẩy lùi hiện tượng trung tiện nhiều lần trong ngày.
Không nhai kẹo cao su và hút thuốc lá
Nhai kẹo cao su nhiều tưởng như vô hại nhưng ít ai biết rằng quá trình nhai kẹo khiến cho lượng không khí từ bên ngoài đi vào bụng nhiều.
Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn xì hơi nhiều và hút thuốc lá cũng vậy. Chính vì thế ngay từ bây giờ để nhanh chóng cải thiện tình trạng trên tốt nhất nên loại bỏ ngay những hành động gây hại này.
> Xem thêm: Tại sao ăn hạt mít lại xì hơi? Cách xì hơi tự nhiên để không xấu hổ
Uống nước chanh mỗi ngày
Gặp tình trạng xì hơi quá nhiều lần trong ngày, đừng quá lo lắng bạn chỉ cần uống mỗi ngày cốc nước chanh nóng bỏ thêm vào đó chút mật ong và vài lát gừng. Thức uống này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn đẩy lùi đầy hơi, trung tiện vô cùng hiệu quả.
#5+ Câu hỏi thường gặp
Nhịn xì hơi nhiều có sao không?
Hơn nữa, khi kìm nén quá sức chịu đựng sẽ làm mùi lẫn âm thanh trở nên khủng khiếp hơn. Không những thế nhịn xì hơi còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe gây khó chịu dạ dày, đầy bụng, chướng hơi. Vì thế cách tốt nhất để bớt ngại ngùng mỗi khi muốn “xả hơi” đó là đi vào nhà vệ sinh, tuyệt đối đừng nên nhịn trung tiện nhé!
Xì hơi nhiều và nặng mùi là bệnh gì?
Ngoài nguyên nhân xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày thì xì hơi nhiều có mùi là do bệnh táo bón, hội chứng IBS – ruột kích thích, bệnh mất cân bằng hệ vi sinh ở đường ruột, cơ thể không dung nạp gluten, không dung nạp lactose gây nên.
Tất cả những bệnh trên đều gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa, làm chậm quá trình hấp thu dinh dưỡng từ đó gây hiện tượng đầy bụng, chướng hơi, xì hơi nhiều…
> Tham khảo ngay: Cách xì hơi sau phẫu thuật, mổ ruột thừa để nhanh khỏi bệnh
Không xì hơi được phải làm sao?
Khi không xì hơi được nên đi khám để được tư vấn và tìm ra nguyên nhân cụ thể. Nhưng bên cạnh đó bạn có thể thực hiện một vài cách khác nhau nhằm đẩy khí từ dạ dày ra bên ngoài cơ thể như áp dụng động tác xoa bụng theo đúng chiều kim đồng hồ trong khoảng vài giây, việc này có thể làm giảm co thắt dạ dày cũng giảm đầy hơi hiệu quả.
Ngoài ra, cần điều chỉnh chế độ ăn uống bổ sung ăn các thực phẩm từ rau củ tự nhiên hoặc thực phẩm có tác dụng loại bỏ khí ra khỏi cơ thể nhanh chóng chẳng hạn:
- Các loại hạt đậu tốt nhất là đậu hà lan
- Rau xanh, rau bắp cải, măng tây, bông cải xanh
- Bổ sung vừa đủ sữa, phô mai, sữa chua, kem
- Uống nước trái cây hàng ngày như nước ép táo, nước ép lê
- Uống đồ uống có ga, nước ngọt
- Ăn yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt…..
Mẹ bầu xì hơi nhiều có sao không?
Nhiều mẹ bầu thắc mắc xì hơi nhiều trong giai đoạn đầu khi mang thai có sao không? Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường mà tất cả phụ nữ mang thai đều gặp phải. Khi này chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ là tình trạng sẽ được cải thiện rõ rệt.
>>Viêm đại tràng có tự khỏi không? Sự thật tự khỏi không?
Xì hơi nhiều có phải mang thai?
Trong thời gian đầu mang bầu cơ thể thai phụ đối diện với nhiều thay đổi như thay đổi nội tiết tố, da sạm, bụng to…..Bên cạnh đó xì hơi, đầy bụng có thể là dấu hiệu sớm cho thấy bạn đang mang thai. Do đó, để chắc chắn mình có mang bầu hay không sau khi quan hệ tình dục thì hãy dùng que thử thai hoặc đi khám để chắc chắn hơn và có cách chăm sóc bản thân phù hợp hơn.
>>Xì hơi nhiều không mùi là triệu chứng của bệnh gì?
Xì hơi nhiều có giảm cân không?
Do đó muốn calo được đốt cháy thì bạn cần vận động thông qua hoạt động bơi lội, thể dục thể thao, đi bộ hoặc các hoạt động tác động trực tiếp đến bộ phận cơ trong cơ thể. Từ đó có thể thấy “xì hơi nhiều không làm giảm cân” trừ khi xì hơi trong quá trình vận động thì mặc định khi này calo sẽ được đốt cháy.
Mong rằng những thông tin chia sẻ về chủ đề “xì hơi nhiều có sao không” sẽ mang đến cho bạn đọc kiến thức hữu ích. Qua đó có thể hiểu hơn về bệnh cũng như nhanh chóng tìm ra phương pháp khắc phục tạm thời nếu cơ thể đang gặp phải một trong các trường hợp bất ổn nêu trên.
Tuy nhiên khi thấy xì hơi kèm theo triệu chứng khác như tiêu chảy, đau bụng, sôi bụng thì đừng bỏ qua hãy chủ động đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất tránh biến chứng xấu xảy ra.
>>Chướng bụng là gì? 10 Thực phẩm ăn khỏi ngay lập tức