Uống kim tiền thảo có hại dạ dày không? Cách uống đúng chuẩn
Kim tiền thảo là một loài dược liệu quý mang tới nhiều công dụng tuyệt vời cho cơ thể như hỗ trợ điều trị sỏi mật, sỏi thận, mụn nhọt,...Nhưng đi kèm với đó là nỗi lo lắng về việc uống kim tiề
n thảo có hại dạ dày không? Đặc biệt là với những người từng bị bệnh dạ dày hành hạ lâu nay thì điều này rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về thắc trên một cách cụ thể nhất, nên đừng bỏ qua nhé.
Tìm hiểu kim tiền thảo có hại dạ dày không
Lợi ích uống kim tiền thảo
Trước khi tìm hiểu vấn đề uống kim tiền thảo có hại cho dạ dày không? Chúng ta cùng đến với những lợi ích của cây đem lại cho sức khỏe người bệnh theo Y học cổ truyền và Y học hiện đại.
Theo Y học cổ truyền, Kim tiền thảo có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, can đờm, lợi niệu nên thường được ứng dụng trong điều trị bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu như sỏi thận, tiểu buốt,... hoặc dùng để trị mụn nhọt, ghẻ lở.
Theo Y học hiện đại, các nhà khoa học đã làm nghiên cứu về loài thảo dược này trên cơ thể con người và cho ra một số tác dụng sau:
Chữa trị sỏi thận
Theo nghiên cứu được chia sẻ trên tạp chí Y học đã chứng minh rằng, kim tiền thảo có khả năng làm giảm nồng độ Canxi trong nước tiểu. Từ đó, giúp loại bỏ cặn canxi ra ngoài cơ thể mà không lắng đọng thành tinh thể khi chưa đạt nồng độ bão hòa.
Đồng thời, ít ai biết rằng loài thảo dược này còn có tác dụng tăng bài tiết citrate niệu qua nước tiểu. Nhờ vậy mà cơ thể tăng bài tiết oxalat, giảm hình thành Canxi oxalat và sỏi thận.
Kim tiền thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận
> Cây nhọ nồi có tác dụng gì? 12 Công dụng 99% chưa ai biết
Kháng khuẩn, kháng viêm
Kim tiền thảo còn được chứng minh có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn, từ đó giúp giảm phù nề, sưng niệu quản và tạo điều kiện để sỏi di chuyển qua niệu quản rồi ra ngoài cơ thể.
Lợi tiểu
Dược liệu này có tác dụng làm quá trình giãn nở của sỏi chậm lại và loại bỏ bằng cách lợi tiểu hay tăng lượng nước tiểu. Điều này có thể duy trì lâu dài, ít gây tác dụng phụ nhưng sẽ khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn trong ngày. Và sẽ có một chút gây bất tiện trong đời sống, công việc. Ngoài ra không nên dùng buổi tối vì sẽ làm bạn buồn tiểu và khó ngủ.
Uống kim tiền thảo có hại dạ dày không?
Câu trả lời là Không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên đối với những người bị bệnh dạ dày kèm theo chứng tiêu chảy hoặc tỳ hư thì được các chuyên gia khuyên không nên dùng vì sẽ khiến tình trạng nặng hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, trong dược liệu này có chứa một hoạt chất mang tên soyasaponin, đem tới tác dụng tiêu sỏi nhưng cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn. Soyasaponin có thể gây kích ứng dạ dày và dẫn tới một số tình trạng như bụng cồn cào, buồn nôn. Vấn đề này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh từng có tiền sử xuất huyết dạ dày, đau dạ dày.
Có nhiều ảnh hưởng gì không?
Như đã đề cập ở trên, Kim tiền thảo có khả năng hỗ trợ điều trị sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Nhưng chỉ có tác dụng với những viên sỏi có kích thước nhỏ hơn 1cm mà thôi. Do đó, trước khi sử dụng loại dược liệu này cần phải làm kiểm tra lại để xác định sỏi có tăng kích thước so với trước không.
Uống dược liệu quá nhiều sẽ gây suy yếu chức năng gan
Theo Y học cổ truyền, Kim tiền thảo là loài thảo dược tương đối an toàn, lành tính và không để lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều sẽ gây nên một số tình trạng như chướng bụng, đau bụng và buồn nôn. Ngoài ra còn khiến gan phải hoạt động quá tải, lâu dần chức năng gan suy yếu nghiêm trọng.
Đến đây chắc hẳn có nhiều người sẽ lo lắng về việc uống kim tiền thảo có nóng không? vì uống nhiều có ảnh hưởng tới gan. Nhưng khi uống với liệu lượng theo quy định, sẽ không gây ra tình trạng suy giảm chức năng gan, khiến trong người thường xuyên bị nóng hay là đổ mồ hôi. Theo đó, người bệnh không nên dùng quá 40g dược liệu mỗi ngày để tránh gặp tác dụng phụ.
> Lá mơ lông có tác dụng gì? 12+Tác dụng cho dạ dày ít ai biết
Cách uống để không gây hại dạ dày
Một trong những ưu điểm nổi bật của kim tiền thảo là có tác dụng ức chế, làm chậm quá trình hình thành sỏi thận và giảm kích thước của những viên sỏi dưới 1cm.
Tuy nhiên, uống kim tiền thảo trước hay sau bữa ăn mới đạt hiệu quả cao? Thực tế, theo kinh nghiệm từ dân gian, dược liệu này có thể dùng để sắc nước uống thay thế nước lọc trong ngày và có thể uống trước hay sau ăn đều được, nhưng tốt nhất vẫn nên uống sau ăn để hạn chế gây xót dạ dày.
Nếu người bệnh đang uống thuốc tây theo phác đồ điều trị thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Nếu được sự đồng ý từ chuyên gia y tế, hãy uống cách uống thời điểm dùng thuốc tây 30 phút - 1 tiếng để đảm bảo an toàn và không làm mất tác dụng của thuốc tây hay kể cả kim tiền thảo.
- Cây xăng sê có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời ít ai biết
- Nội soi dạ dày có đau không? 5 Việc làm trước nội soi cần nhớ
7 Lưu ý uống kim tiền thảo
Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh cần tham khảo trước khi uống, tránh gặp phải tác dụng không mong muốn ảnh hưởng xấu tới cơ thể:
- Phụ nữ có thai trước khi dùng cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi.
- Đối với người bệnh bị đau dạ dày hoặc gặp phải chứng tỳ hư, tức là chứng rối loạn nguyên khí, ăn uống không khoa học sẽ gây tiêu chảy, nôn mửa, tức bụng…thì không nên uống kim tiền thảo.
- Chỉ nên dùng tối đa 40g trong một ngày tránh gây tiêu chảy và uống sau ăn để không gây xót dạ dày.
- Chỉ nên kết hợp với thuốc Tây nếu được sự cho phép của bác sĩ và uống cách thời điểm dùng thuốc tây 30 phút tới 1 tiếng nhé.
- Khi kết hợp kim tiền thảo cùng loại dược liệu khác thì cần phải cân nhắc thật kỹ nếu có tiền sử bị bệnh đường tiêu hóa.
- Người bệnh không được coi uống kim tiền thảo như một cách điều trị, thay thế thuốc tây.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề uống kim tiền thảo có hại dạ dày không và những lưu ý cần phải biết khi sử dụng. Tuy loài thảo dược này mang đến nhiều công dụng như vậy nhưng không phải ai cũng có thể hợp để sử dụng. Do vậy trước khi dùng hay hỏi ý kiến của bác sĩ cẩn thận nhé.
> Uống cà gai leo có hại dạ dày không? 4 Công dụng của cà gai leo
> Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Ăn sữa chua loại nào, khi nào?
> Nhịn ăn sáng có tác hại gì? Sững sờ khi biết hậu quả này