Cây xăng sê có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời ít ai biết

Thẩm định bởi:

Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Cây xăng sê là loại dược liệu quý từ thiên nhiên, được sử dụng khá nhiều trong điều trị bệnh. Vậy cây xăng sê chữa bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về cách dùng cũng như hiệu quả mà nó mang lại, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.

cây xăng sê

Cây xăng sê có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Cây xăng sê là gì?

Cây xăng sê còn được gọi là cây khôi đốm, lá ngũ sắc, đơn tướng quân… và có tên khoa học là Ardisia Sylvestris Pitard hoặc Sanchezia speciosa Leonard, thuộc họ Ô rô. Loài cây này được phát hiện và trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi. Cây xăng sê có chiều cao trung bình 2 – 3 mét với thân cây nhỏ, rỗng xốp và không phân nhánh. Lá cây có màu lục, đỏ vàng và mọc đối xứng nhau.

Trên lá có màu xanh đậm, mặt dưới có màu xanh nhạt và gân màu trắng. Hoa của cây mọc đơn độc hoặc thành từng cụm có màu vàng, cam hoặc tím. Loài cây này có nhiều công dụng rất tốt cho đường tiêu hoá nên được trồng rất nhiều để chế biến thành các loại thuốc chữa trị bệnh, đặc biệt là bệnh dạ dày.

> 12+ Cây chữa dạ dày hiệu quả nhanh tốt hơn cả thuốc Tây

Phân loại cây xăng sê

Cây xăng sê được phân thành xăng sê tía (khôi tía) và xăng sê trắng (khôi trắng) với đặc điểm:

  • Xăng sê tía: Có lá cây màu tím, có lông mỏng và mịn bao phủ.
  • Xăng sê trắng: Cả hai mặt lá đều có màu xanh và không có lông.

cây xăng sê có tác dụng gì

2 loại xăng sê được dùng phổ biến hiện nay

Mặc dù cả hai loại lá cây xăng sê đều được dùng trong chữa bệnh, nhưng trên thực tế thì cây xăng sê tía lại được ưa chuộng nhiều hơn.

> Cây lược vàng chữa dạ dày không? 5 Bài thuốc thần kỳ

Giải đáp: Cây xăng sê có tác dụng gì?

Tác dụng trong đông y

Theo đông y, xăng sê là dược liệu có vị chua và có tính hàn. Do đó dược liệu này có tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, hỗ trợ chữa đau dạ dày, đau họng, chữa mẩn ngứa, nổi mề đay và kháng khuẩn rất tốt.

Tác dụng trong y học hiện đại

Lá xăng sê chữa bệnh gì? Theo Y học cổ truyền chứng minh, lá cây xăng sê có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, trong đó có tanin và glucosid.

Hoạt chất tanin

Tannin - Một hoạt chất được tìm thấy trong nhiều loại thực vật bao gồm cả lá cây xăng sê. Các hoạt chất này có tác dụng:

  • Chống viêm: c chế các enzyme gây viêm, giúp giảm viêm.
  • Kháng khuẩn: Tiêu diệt vi khuẩn, giúp chống lại nhiễm trùng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Giảm đau nhức: Giảm đau nhức do các nguyên nhân khác nhau.
  • Hạ sốt: Hạ sốt, giúp hạ thân nhiệt khi bị sốt.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

Hoạt chất Glycosid

Trong lá xăng sê chứa rất nhiều glycoside, các hoạt chất này giúp hệ tim mạch khỏe hơn, kích thích co bóp, bơm máu đến các cơ quan khác để tránh nguy cơ bị đột quỵ. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ tăng cường trí nhớ, điều trị suy nhược thần kinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tannin chiếm 10 – 15% và glycoside chiếm 5 – 10% trong lá cây xăng sê với tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh lý như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Tanin có tác dụng ức chế sự tiết acid dạ dày, giúp giảm viêm và làm lành vết loét dạ dày tá tràng.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Tanin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giúp điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản,...
  • Đau nhức cơ thể: Tanin có tác dụng giảm đau, giúp giảm đau nhức cơ thể do các nguyên nhân khác nhau.

> Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Chấm dứt đau dạ dày ngay

#4 Bài thuốc chữa bệnh từ cây xăng sê

Chữa bệnh đau dạ dày từ lá xăng sê tươi

 cây xăng sê chữa bệnh gì

Cách chữa bệnh đau dạ dày từ lá xăng sê tươi

Nguyên liệu: 4 – 5 lá cây xăng sê tươi.

Cách thực hiện như sau:

  • Ngâm với nước muối loãng trong thời gian 5 phút.
  • Vò nát nhẹ lá và nhai sống cùng với một chút muối.
  • Sau khi nhai xong bạn hãy uống thêm 1 cốc nước ấm.
  • Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần vào buổi sáng và tối trong vòng 2 tuần.

Cây xăng sê chữa đau dạ dày từ lá khô

So với việc sử dụng lá tươi thì tác dụng của lá xăng sê khô vẫn giữ nguyên mà lại tiện dụng và dễ dàng bảo quản hơn, bởi không phải lúc nào cũng có lá tươi để dùng.

Nguyên liệu: Lá cây xăng sê khô

Cách thực hiện như sau:

  • Phơi khô đến khi lá giòn lại.
  • Bảo quản trong túi ni lông hoặc hộp kín để dùng dần.
  • Mỗi lần sử dụng bạn dùng 40 – 50g lá khô cho vào ấm đun với 1,5 lít nước trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
  • Nước nguội bạn có thể dùng uống trực tiếp.

> Đau dạ dày ăn chuối được không? #5 Lời khuyên cần nhớ

Giảm viêm họng, viêm phế quản

lá xăng sê chữa bệnh gì

Giảm triệu chứng viêm họng bằng lá xăng sê khô

Nguyên liệu: Lá xăng sê khô, bột nếp, mật ong tươi.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 100g lá xăng sê đem rửa sạch rồi đun với 400ml nước.
  • Đun khi nước cạn còn 1/3 thì vớt lá ra rồi cho bột nếp và mật ong vào khuấy đều.
  • Để lửa nhỏ và khuấy đều
  • Sau khi nguội, bạn vo thành từng viên và dùng dần.

Chữa chứng phát ban

Nguyên liệu: Lá xăng sê, thổ phục linh, thương nhĩ, nhẫn đông. Cách thực hiện như sau:

  • Bạn sử dụng các nguyên liệu trên mỗi loại lấy 20g.
  • Đem tất cả rửa sạch và sắc với 900ml nước và đun trong khoảng 25 phút.
  • Sau khi nguội có thể uống trực tiếp. Bạn kiên trì thực hiện ngày 3 lần thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm hẳn.

tác dụng cây xăng sê

Chữa chứng phát ban, mẩn ngứa bằng lá xăng sê

> Hạt sang chữa dạ dày không cần thuốc thực hư lời đồn?

#7 Lưu ý khi sử dụng lá xăng sê chữa bệnh

Song song với các công dụng của cây xăng sê đem lại, để tránh các tác dụng phụ của cây xăng sê xảy ra trong quá trình chữa bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn những lá cây xăng sê tươi, không sâu bệnh.
  • Mua lá khô thì nên mua ở nơi uy tín
  • Bài thuốc từ lá xăng sê chỉ áp dụng cho giai đoạn nhẹ
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị
  • Không lạm dụng dùng quá liều.
  • Duy trì một thói quen ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, chứa cồn trong quá trình điều trị.

Tuy rằng lá cây xăng sê có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh rồi tự điều trị tại nhà sẽ rất nguy hiểm. Hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị nhé.

Cập nhật lúc: 23/02/2024
Loading...