Hạt sang chữa dạ dày không cần thuốc thực hư lời đồn?

Thẩm định bởi:

Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Công dụng của hạt sang chữa dạ dày thực chất chỉ là lời đồn hay là có hiệu quả thực sự. Từ xa xưa, dân tộc H’Mông đã dùng phương pháp này để điều trị các triệu chứng của bệnh dạ dày. Và tới nay mẹo dùng hạt sang vẫn được nhiều người áp dụng. Vậy thực hư hạt sang có chữa được dạ dày không? Cùng tìm hiểu ngay

hạt sang chữa dạ dày
Tìm hiểu nay về công dụng của hạt sang với dạ dày

Hạt sang là gì? #8 Công dụng với dạ dày và đại tràng

Hạt sang còn được gọi với nhiều cái tên thân thuộc như hạt sành, hạt dạ dày. Hạt có kích thước khá nhỏ, hình cúc áo, vị hơi đắng nhưng dễ uống. Loại hạt này có nguồn gốc từ vùng bản cao của dân tộc H’Mông, người dân nơi đây không tự trông được mà phải lên rừng lấy về nên số lương hạt không nhiều. 
hạt sang chữa đau dạ dày
Hình ảnh của hạt sang (hạt sành)

Ban đầu, người H’Mông dùng hạt sành để ngâm rượu uống, nhưng sau đó họ đã phát hiện được công dụng làm giảm triệu chứng của bệnh đau dạ dày, đại tràng nên đưa vào bài thuốc dân gian. Cụ thể:

Công dụng đối với đau dạ dày

  • Hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP
  • Thúc đẩy quá trình làm lành các vết loét, kích thích tái tạo niêm mạc dạ dày
  • Hỗ trợ điều trị dứt điểm viêm dạ dày cấp 
  • Hạt sang chữa trào ngược dạ dày bằng việc cải thiện các triệu chứng của bệnh dạ dày như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, cảm giác mắc nghẹn ở cổ họng. 
  • Hỗ trợ đặc trị các bệnh viêm loét dạ dày, dạ dày xuất huyết, đầy hơi, chướng bụng, viêm hang vị dạ dày,…

Công dụng đối với đại tràng

  • Hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh viêm loét đại tràng, viêm đại tràng co thắt, xuất huyết đại tràng,…
  • Hỗ trợ đặc trị được bệnh lý viêm đại tràng cấp 
  • Cải thiện các triệu chứng ăn khó tiêu do viêm ruột, táo bón, đi ngoài ra phân lỏng, phân nát không khuôn, phân sống hoặc có lẫn máu.

>>>Nhịn ăn sáng có tác hại gì? Sững sờ khi biết hậu quả này

>> Nuốt hạt mận có tiêu hóa được không? Lỡ nuốt thì phải làm sao

Thực hư hạt sang chữa đau dạ dày 

Dịch vị tiêu hóa là một phần không thể thiếu trong dạ dày. Chúng được tiết ra từ các tuyến niêm mạc ở dạ dày, có thành phần gồm HCO3 và chất nhầy. Đây là yếu tố để tạo nên một lớp màng bảo vệ giúp đại tràng và dạ dày hoạt động trơn tru và khỏe mạnh hơn.

hạt sang chữa trào ngược dạ dày
Vi khuẩn HP gây tổn thương trực tiếp tới niêm mạc dạ dày

Tuy nhiên, ở những người có thói quen ăn uống không khoa học, sử dụng rượu bia, đồ ăn cay nóng thường xuyên, hoặc dùng kháng sinh liên tục thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn HP. Tình trạng này khiến quá trình tổng hợp chất nhầy bị rối loạn, làm giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự phá hủy của acid dạ dày cùng các enzym tiêu hóa.

Theo các nhà nghiên cứu, hạt sang có chất nhớt, chất chát và đắng giúp hỗ trợ khắc chế các ổ vi khuẩn HP, mang tới hiệu quả điều trị cao. Chất nhờn trong hạt sang tương đồng với chất nhầy ở niêm mạc dạ dày.

Vậy nên loại hạt này có khả năng hỗ trợ bảo vệ và ngăn ngừa acid dạ dày tấn công vào các ổ loét. Nhờ đó mà hạt sang được ứng dụng nhiều trong điều trị giảm đau và chữa lành các ổ loét. Đồng thời chất đắng và chát của nó còn có khả năng hỗ trợ tiêu diệt được các vi khuẩn HP, ví như chất kháng sinh tự nhiên vậy.

Hạt sang là loại hạt lành tính, không chứa độc tố hay có tác dụng phụ như thuốc tây. Vì chúng tồn tại trong tự nhiên, chủ yếu ở trong rừng rậm, bởi vậy được nhiều người bệnh và thầy thuốc tin dùng.

Kết luận: Vậy hạt sang chữa dạ dày có tốt không? Thực tế, hạt sang có khả năng hỗ trợ cải thiện các vấn đề dạ dày ở mức tạm thời, không có tác dụng đối với trường hợp mãn tính.

>>>Đau dạ dày ăn chuối được không? #5 Lời khuyên cần nhớ

#3 Bước chữa đau dạ dày bằng hạt sang

Liệu trình chữa trị bằng hạt sang sẽ kéo dài 40 ngày khoảng 10 hạt sang. Nếu người bệnh bị nhẹ thì chỉ cần dùng 1 liệu trình là các triệu chứng đã cải thiện rõ rệt rồi. Nhưng đối với trường hợp nặng hơn thì cần phải tới 2, 3 liều trình thì các biểu hiện mới có dấu hiệu thuyên giảm. Cách dùng hạt sang chữa dạ dày được làm theo các bước như sau:

  • Bước 1: Cạo lớp vỏ bên ngoài cho thật sạch, đến khi chỉ còn lớp nhân bên trong cứng và màu trắng đục.
  • Bước 2: Chia nhỏ hạt sành thành 8 phần, mỗi hạt sang sử dụng được 4 ngày. Người bệnh nên uống ngày 2 lần, sáng tối sau ăn 30 phút
  • Bước 3: Nên uống trực tiếp với nước sôi đã nguội hoặc hãm với nước nóng.
hạt sang có chữa được dạ dày không
Các bước sơ chế và cách sử dụng hạt sang

Cách uống hạt sang chữa dạ dày sao cho đúng thì người bệnh nên uống sau khi đã ăn no, bởi nếu uống lúc đói thì sẽ gặp hiện tượng say như say cà phê, trà vậy.

Lưu ý

  • Nếu dùng cho trẻ em hoặc người bệnh có tiền sử mắc huyết áp cao thì có thể giảm liều dùng thành 1 hạt 5 ngày.
  • Tránh dùng chung hạt sang với mật ong.
  • Trong quá trình dùng hạt sang để điều trị, không nên uống rượu bia, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ,…mà cần bổ sung nhiều rau xanh trong chế độ ăn. 

>>>5 Cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày “thần dược” ít ai biết

#4 Lưu ý chính khi sử dụng hạt sang chữa đau dạ dày

Hạt sang chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng, không phải là phương pháp điều trị chính, nên không thể thay thế được phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời người bệnh cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ dưới 6 tuổi và người bị táo bón.
  • Chỉ nên uống sau khi ăn no, không sử dụng lúc đói.
  • Người bệnh đang sử dụng thuốc tây để giúp giảm đau, hạ sốt và kháng viêm như Aspirin, Corticoid, NSAID,..có thể gây nên tình trạng rối loạn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc và làm trầm trọng hơn các vết loét. Vì vậy phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng hạt sang để hỗ trợ bảo vệ dạ dày, đại tràng sớm nhé.
  • Luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

>>>15++Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà không cần thuốc

Hạt sang chữa dạ dày là bài thuốc Đông y đem tới nhiều hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng của người bệnh nhưng cũng còn tùy thuộc vào cơ địa từng người nữa. Do đó người bệnh bị đau dạ dày kết hợp dùng hạt sang và điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học và lối sống lành mạnh để bệnh nhanh chóng khỏi.

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc: 05/02/2024
Loading...