Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh tốt nghiệp hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội năm 2017. Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe.

Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng có thể ứng dụng mang đến kiến thức chuyên ngành chuẩn xác với ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu cho bạn đọc. 

Hiện tại, Dược sĩ Oanh đang là cố vấn phụ trách chuyên môn cho website: https://binhvithaiminh.vn/

Chức vụ

Trưởng phòng chuyên môn

Nơi công tác

Tập đoàn Dược phẩm Thái Minh

Trình độ học vấn, bằng cấp

Tốt nghiệp loại giỏi Dược sĩ Đại học hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội. Dược sĩ Oanh hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo và tích lũy được vốn kiến thức đa dạng trong các lĩnh vực Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế …

Kinh nghiệm

Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng, đặc biệt có kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe não bộ. Từ đó, Dược sĩ Oanh luôn nỗ lực mang đến cho người đọc những thông tin khoa học và chính xác nhất!

Kết nối với dược sĩ

Facebook: https://www.facebook.com/binhvithaiminh.official/  
Zalo: https://zalo.me/1926576177276952667 

Bài viết của chuyên gia

10+ Bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày tốt nhất

Thuốc đông y là lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày nói chung và bệnh trào ngược dạ dày nói riêng. Nếu bạn đang có ý định sử dụng thì đừng nên bỏ qua bài viết này nhé. Dưới đây là tổng hợp 10 bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày tốt nhất, bạn có thể tham khảo thêm. Tổng hợp 10 bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày tốt nhất hiện nay Nên dùng thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày? Hiện nay đang có rất nhiều người lựa chọn phương pháp đông y để chữa trào ngược dạ dày, vì các ưu điểm vượt trội sau: Thành phần dược liệu trong thuốc đông y đều từ tự nhiên, an toàn, lành tính, ít gây ra các tác dụng phụ như thuốc tây y. Các bài thuốc tác động và loại bỏ trực tiếp căn nguyên gây bệnh để chữa trị triệt để và ngăn ngừa tình trạng tái phát. Giúp bổ sung dưỡng chất, kích thích khí huyết lưu thông, tăng cường đề kháng, nhờ đó cơ thể người bệnh sẽ cảm thấy khoẻ mạnh hơn. Tuy nhiên sử dụng thuốc đông y thì bạn phải kiên trì sử dụng một thời gian đủ dài để thuốc thẩm thấu vào cơ thể, khi đó thuốc mới có thể đem lại hiệu quả. > 12+ Cây chữa dạ dày hiệu quả nhanh tốt hơn cả thuốc Tây 10 Bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày tốt nhất Tuỳ vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mà bạn sẽ áp dụng các bài thuốc khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo 10 bài thuốc đông y chữa dạ dày tốt nhất hiện nay sau: Bài thuốc giảm đau vùng thượng vị Bài thuốc giảm đau vùng thượng vị, vùng bụng Nguyên liệu: Sài hồ 12g. Bạch thược 12g. Sử quân tử 12g. Đương quy 12g. Cam thảo 12g. Hậu phác 12g. Trần bì 12g. Bán hạ 12g. Sinh khương 6g. Đại táo 6g. Cách thực hiện: Bạn lấy tất cả nguyên liệu cho vào ấm thuốc. Đổ 400ml nước vào đun sôi trong 30 phút rồi tắt bếp. Chia thuốc ra thành 3 phần và uống hết trong ngày. > 5 Cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày "thần dược" ít ai biết Bài thuốc giảm tiết axit dạ dày Nguyên liệu: Thăng ma 12g. Đương quy 12g. Bạch thược 12g. Cam thảo 12g. Sinh khương 6g. Đại táo 6g. Cách thực hiện: Lấy các vị thuốc trên sắc cùng với 400ml nước, đun sôi trong vòng 30 phút. Chờ thuốc nguội rồi chia làm 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc ngăn ngừa axit dạ dày Nguyên liệu: Trần bì 12g. Cam thảo 12g. Hậu phác 12g. Sa nhân 12g. Đại táo 6g. Cách thực hiện: Bạn sắc thuốc với 400ml nước, đun trong khoảng 30 phút và tắt bếp. Chia thuốc và uống đều đặn 3 lần/ ngày. Bài thuốc tăng cường tiêu hóa Bài thuốc tăng cường chức năng tiêu hoá giảm tiết dịch axit dạ dày Nguyên liệu: Bạch truật 12g. Bạch linh 12g. Cam thảo 12g. Đại táo 6g. Cách thực hiện: Đổ 400ml nước vào ấm cùng các nguyên liệu trên, đun trong khoảng 30 phút thì tắt bếp. Lọc lấy nước cốt rồi chia thuốc thành 3 lần và uống trong ngày. Bài thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc Nguyên liệu: Sa sâm 12g. Bạch thược 12g. Cam thảo 12g. Đại táo 6g. Cách thực hiện: Bạn lấy tất cả dược liệu sắc chung với 400ml nước và đun đến khi sôi 30 phút thì tắt bếp. Nên thực hiện đều đặn 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả. > Lá trầu không có tác dụng gì? Dứt điểm đau dạ dày lập tức Bài thuốc giảm co thắt dạ dày thực quản Nguyên liệu: Hậu phác 12g. Trần bì 12g. Cam thảo 12g. Đại táo 6g. Cách thực hiện: Sắc thuốc với 400ml nước, đun sôi trong 30 phút. Sau khi thuốc nguội chia thành 3 bát và uống trong ngày. Bài thuốc trị đau thượng vị Nguyên liệu: Sa nhân 8g. Trần bì 12g. Cam thảo 12g. Diên hồ sách 12g. Ô dược 12g. Hương phụ 20g. Chế thực hiện: Đem các dược liệu rửa sạch và cho vào nồi sắc lấy nước. Chia thuốc thành 4 phần và uống nước sắc trong ngày. Bài thuốc chữa trào ngược Nguyên liệu: Trần bì 10g. Bán hạ 10g. Chi tử 10g. Đan bì 12g. Bạch thược 12g. Râu ngô 12g. Cam thảo 16g. Đương quy 16g. Liên nhục 16g. Hoài sơn 16g. Mã đề 16g. Bạch truật 16g. Rau má 20g. Cách thực hiện: Dược liệu đem rửa sạch và sắc lấy nước uống, uống 2 lần / ngày sau khi ăn. Sử dụng 1 thang thuốc cho 2 ngày uống. Xem thêm: Gợi ý mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà nhanh chóng Bài thuốc trị các triệu chứng ợ nóng, ợ chua Nguyên liệu: Thanh bì 8g. Trần bì 10g. Bối mẫu 12g. Trạch tả 16g. Thược dược 20g. Đan bì 20g. Chi tử 20g. Cách thực hiện: Dược liệu rửa sạch và sắc lấy nước uống. Chờ nước thuốc nguội rồi chia làm 5 bát và uống trong ngày. Bài thuốc giảm chứng buồn nôn Bài thuốc giảm chứng buồn nôn khi trào ngược dạ dày Nguyên liệu: Thục tiêu 10g. Nhân sâm 15g. Can khương 30g. Di đường 100g. Cách thực hiện: Thục tiêu, nhân sâm và can khương rửa sạch và sắc chung với 1,2 lít nước. Đun đến khi cạn còn 150ml thì hoà cùng với di đường. Chia thuốc làm 4 phần và uống trong ngày. > Lá mơ lông có tác dụng gì? 12+Tác dụng cho dạ dày ít ai biết Bài thuốc giảm khó chịu vùng bụng Nguyên liệu: Liên kiều 8g. Trần bì 8g. La bạc tử 10g. Bán hạ 16g. Sơn tra 16g. Phục linh 18g. Thần khúc 20g. Mạch nha 20g. Cách thực hiện: Dược liệu rửa sạch đem giã nát và sắc cùng 1,5 lít nước. Đun đến khi cạn 250ml nước thì đổ ra chia đều làm 4 phần uống trong ngày. Nên mua thuốc trào ngược dạ dày ở đâu? Để mua thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày thực quản đúng chuẩn, bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín để được thầy thuốc có chuyên môn cao khám và bốc thuốc. Dưới đây là một số địa chỉ bạn có thể tham khảo, bao gồm: Nhà thuốc đông y: Nhà thuốc đông y chuyên cung cấp các sản phẩm và thuốc đông y truyền thống. Bạn có thể tìm mua thuốc đông y trị trào ngược dạ dày tại các nhà thuốc đông y được uy tín và có tư vấn từ nhân viên có kinh nghiệm. Cửa hàng y học cổ truyền: Cửa hàng y học cổ truyền thường cung cấp các loại thuốc đông y và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ các thành phần tự nhiên. Bạn có thể tìm mua thuốc trị trào ngược dạ dày tại các cửa hàng này, và thậm chí còn được tư vấn từ các chuyên gia y học cổ truyền. Nhà thuốc đông y - địa chỉ uy tín mua bán dược liệu #5 Lưu ý khi dùng thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày Để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý một số điều sau đây: Không được tự ý dùng thuốc để chữa trị bệnh khi chưa thăm khám hay tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Thuốc đông y không đem lại hiệu quả tức thì, do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng hàng ngày theo đúng liệu trình. Người bệnh cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng kết hợp dùng thuốc để nâng cao hiệu quả mang lại. Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt khoa học, tránh gây căng thẳng và áp lực trong quá trình dùng thuốc. Nếu sử dụng thuốc đông y trong một thời gian dài nhưng không đạt hiệu quả, bạn nên tìm đến bác sĩ để tư vấn và nhận phác đồ điều trị phù hợp hơn. Bài viết trên đây đã chia sẻ 10 bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày tốt nhất hiện nay. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho người đang điều trị được trào ngược dạ dày và sớm khỏe mạnh nhé. > Cây xăng sê có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời ít ai biết

Cây xăng sê có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời ít ai biết

Cây xăng sê là loại dược liệu quý từ thiên nhiên, được sử dụng khá nhiều trong điều trị bệnh. Vậy cây xăng sê chữa bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về cách dùng cũng như hiệu quả mà nó mang lại, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây. Cây xăng sê có tác dụng gì đối với sức khỏe? Cây xăng sê là gì? Cây xăng sê còn được gọi là cây khôi đốm, lá ngũ sắc, đơn tướng quân… và có tên khoa học là Ardisia Sylvestris Pitard hoặc Sanchezia speciosa Leonard, thuộc họ Ô rô. Loài cây này được phát hiện và trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi. Cây xăng sê có chiều cao trung bình 2 – 3 mét với thân cây nhỏ, rỗng xốp và không phân nhánh. Lá cây có màu lục, đỏ vàng và mọc đối xứng nhau. Trên lá có màu xanh đậm, mặt dưới có màu xanh nhạt và gân màu trắng. Hoa của cây mọc đơn độc hoặc thành từng cụm có màu vàng, cam hoặc tím. Loài cây này có nhiều công dụng rất tốt cho đường tiêu hoá nên được trồng rất nhiều để chế biến thành các loại thuốc chữa trị bệnh, đặc biệt là bệnh dạ dày. > 12+ Cây chữa dạ dày hiệu quả nhanh tốt hơn cả thuốc Tây Phân loại cây xăng sê Cây xăng sê được phân thành xăng sê tía (khôi tía) và xăng sê trắng (khôi trắng) với đặc điểm: Xăng sê tía: Có lá cây màu tím, có lông mỏng và mịn bao phủ. Xăng sê trắng: Cả hai mặt lá đều có màu xanh và không có lông. 2 loại xăng sê được dùng phổ biến hiện nay Mặc dù cả hai loại lá cây xăng sê đều được dùng trong chữa bệnh, nhưng trên thực tế thì cây xăng sê tía lại được ưa chuộng nhiều hơn. > Cây lược vàng chữa dạ dày không? 5 Bài thuốc thần kỳ Giải đáp: Cây xăng sê có tác dụng gì? Tác dụng trong đông y Theo đông y, xăng sê là dược liệu có vị chua và có tính hàn. Do đó dược liệu này có tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, hỗ trợ chữa đau dạ dày, đau họng, chữa mẩn ngứa, nổi mề đay và kháng khuẩn rất tốt. Tác dụng trong y học hiện đại Lá xăng sê chữa bệnh gì? Theo Y học cổ truyền chứng minh, lá cây xăng sê có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, trong đó có tanin và glucosid. Hoạt chất tanin Tannin - Một hoạt chất được tìm thấy trong nhiều loại thực vật bao gồm cả lá cây xăng sê. Các hoạt chất này có tác dụng: Chống viêm: Ức chế các enzyme gây viêm, giúp giảm viêm. Kháng khuẩn: Tiêu diệt vi khuẩn, giúp chống lại nhiễm trùng. Tăng cường hệ miễn dịch: Kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Giảm đau nhức: Giảm đau nhức do các nguyên nhân khác nhau. Hạ sốt: Hạ sốt, giúp hạ thân nhiệt khi bị sốt. Hỗ trợ tiêu hóa: Bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Hoạt chất Glycosid Trong lá xăng sê chứa rất nhiều glycoside, các hoạt chất này giúp hệ tim mạch khỏe hơn, kích thích co bóp, bơm máu đến các cơ quan khác để tránh nguy cơ bị đột quỵ. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ tăng cường trí nhớ, điều trị suy nhược thần kinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tannin chiếm 10 – 15% và glycoside chiếm 5 – 10% trong lá cây xăng sê với tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh lý như: Viêm loét dạ dày tá tràng: Tanin có tác dụng ức chế sự tiết acid dạ dày, giúp giảm viêm và làm lành vết loét dạ dày tá tràng. Nhiễm trùng đường hô hấp: Tanin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giúp điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản,... Đau nhức cơ thể: Tanin có tác dụng giảm đau, giúp giảm đau nhức cơ thể do các nguyên nhân khác nhau. > Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Chấm dứt đau dạ dày ngay #4 Bài thuốc chữa bệnh từ cây xăng sê Chữa bệnh đau dạ dày từ lá xăng sê tươi   Cách chữa bệnh đau dạ dày từ lá xăng sê tươi Nguyên liệu: 4 – 5 lá cây xăng sê tươi. Cách thực hiện như sau: Ngâm với nước muối loãng trong thời gian 5 phút. Vò nát nhẹ lá và nhai sống cùng với một chút muối. Sau khi nhai xong bạn hãy uống thêm 1 cốc nước ấm. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần vào buổi sáng và tối trong vòng 2 tuần. Cây xăng sê chữa đau dạ dày từ lá khô So với việc sử dụng lá tươi thì tác dụng của lá xăng sê khô vẫn giữ nguyên mà lại tiện dụng và dễ dàng bảo quản hơn, bởi không phải lúc nào cũng có lá tươi để dùng. Nguyên liệu: Lá cây xăng sê khô Cách thực hiện như sau: Phơi khô đến khi lá giòn lại. Bảo quản trong túi ni lông hoặc hộp kín để dùng dần. Mỗi lần sử dụng bạn dùng 40 – 50g lá khô cho vào ấm đun với 1,5 lít nước trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Nước nguội bạn có thể dùng uống trực tiếp. > Đau dạ dày ăn chuối được không? #5 Lời khuyên cần nhớ Giảm viêm họng, viêm phế quản Giảm triệu chứng viêm họng bằng lá xăng sê khô Nguyên liệu: Lá xăng sê khô, bột nếp, mật ong tươi. Cách thực hiện: Bạn lấy 100g lá xăng sê đem rửa sạch rồi đun với 400ml nước. Đun khi nước cạn còn 1/3 thì vớt lá ra rồi cho bột nếp và mật ong vào khuấy đều. Để lửa nhỏ và khuấy đều Sau khi nguội, bạn vo thành từng viên và dùng dần. Chữa chứng phát ban Nguyên liệu: Lá xăng sê, thổ phục linh, thương nhĩ, nhẫn đông. Cách thực hiện như sau: Bạn sử dụng các nguyên liệu trên mỗi loại lấy 20g. Đem tất cả rửa sạch và sắc với 900ml nước và đun trong khoảng 25 phút. Sau khi nguội có thể uống trực tiếp. Bạn kiên trì thực hiện ngày 3 lần thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm hẳn. Chữa chứng phát ban, mẩn ngứa bằng lá xăng sê > Hạt sang chữa dạ dày không cần thuốc thực hư lời đồn? #7 Lưu ý khi sử dụng lá xăng sê chữa bệnh Song song với các công dụng của cây xăng sê đem lại, để tránh các tác dụng phụ của cây xăng sê xảy ra trong quá trình chữa bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau: Chọn những lá cây xăng sê tươi, không sâu bệnh. Mua lá khô thì nên mua ở nơi uy tín Bài thuốc từ lá xăng sê chỉ áp dụng cho giai đoạn nhẹ Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị Không lạm dụng dùng quá liều. Duy trì một thói quen ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, chứa cồn trong quá trình điều trị. Tuy rằng lá cây xăng sê có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh rồi tự điều trị tại nhà sẽ rất nguy hiểm. Hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị nhé. Uống cà gai leo có hại dạ dày không? 4 Công dụng của cà gai leo Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Ăn sữa chua loại nào, khi nào?

Cây hoắc hương & 10 công dụng trị bệnh thần kỳ

Cây hoặc hương – cái tên chắc hẳn còn khá xa lạ với nhiều người nhưng tác dụng mà nó đem lại thì vô cùng lớn đối với sức khỏe. Vậy cây hoắc hương là cây gì? Để hiểu kĩ hơn mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết dưới đây. Tổng quan về công hoắc hương Giới thiệu về cây hoắc hương Đặc điểm chung Cây hoắc hương hay còn được gọi là thổ hoắc hương, quảng hoắc hương… và có tên khoa học là Pogos cablin (Blanco) Benth. Cây thuộc họ bạc hà, có thân vuông màu nâu tím, có lông bao quanh và mọc thẳng phân nhánh, cao chừng 30 – 60cm. Lá cây có hình dáng elip, mọc đối nhau qua cành, viền lá khía răng to, có vị hơi đắng và mùi thơm nhẹ. Hoa hoắc hương thường nở mạnh vào mùa hè và có màu tím đến hồng nhạt. > 12+ Cây chữa dạ dày hiệu quả nhanh tốt hơn cả thuốc Tây Thành phần chính Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong cây hoắc hương có chứa một lượng hoạt chất lớn, điển hình như: Tinh dầu 1,2%. Patchoulen 50%. Alcohol patchoulic 45%. Thành phần chính của cây hoắc hương Ngoài ra, còn có một số hoạt chất khác bao gồm: Benzaldehyd, Eugenol, Cadinen, Aldehyd cinnamic, Sesquiterpen, Epiguai Pyridin… Khu vực phân bố Cây hoắc hương được trồng phổ biến ở miền Bắc nước ta, chủ yếu ở Sapa và Hoàng Liên Sơn. Tại các nước châu Á và châu Phi, hoắc hương được trồng với quy mô lớn để sử dụng làm tinh dầu. Theo các tài liệu dược liệu, toàn bộ cây hoắc hương đều có dược tính cao, ngoại trừ phần rễ. Do đó, khi thu hái họ thường cắt bỏ toàn bộ dược liệu trên mặt đất. Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là vào mùa hè tầm từ tháng 4 – tháng 6, bởi lúc này cây phát triển tốt nhất. Sau khi thu hoạch về, hoắc hương có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô rồi bảo quản trong các lọ, túi bóng kín để dùng dần. > Uống lá gì trị hp dạ dày? 7+ Bài thuốc dân gian "thần dược" Tác dụng cây hoắc hương Cây hoắc hương là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong y học. Các tác dụng của cây hoắc hương được kể đến như: Theo y học cổ truyền Theo cuốn Từ điển cây thuốc Việt Nam thì cây hoắc hương được ghi nhận là một loại dược liệu có vị đắng nhẹ, hơi cay và có tính ôn. Tác dụng cây hoắc hương được quy vào 3 kinh gồm Phế, Tỳ, Vị, cụ thể là: Trừ ác khí, liệu hắc loạn và liệu phong thuỷ độc thũng. Bổ vị khí, vệ khí, tiến ẩm thực. Thăng thanh, tránh uế, giáng trọc chỉ ẩu, hoà khí, tỉnh tỳ. Sơ phong tán tà, hành khí, giải biểu, hóa thấp, tiêu thực. Nhờ đó, thảo dược hoắc hương giúp điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau như nôn nghịch do tỳ vị bệnh, thử thấp, hàn nhiệt, đau đầu, miệng hôi, kiết lỵ… Theo y học hiện đại Theo y học hiện đại, cây hoắc hương có tác dụng như sau: Chống viêm, kháng khuẩn: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phytotherapy Research năm 2018 đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ cây hoắc hương có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh như Leptospirosis, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn, giúp giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Tăng cường hệ miễn dịch: Các chiết xuất từ cây hoắc hương có tác dụng kích thích sản xuất các tế bào miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Giảm đau, hạ sốt: Hoạt chất có trong cây hoắc hương giúp giảm đau, giảm nhức mỏi và hạ thân nhiệt khi bị sốt hoặc do các nguyên nhân khác. Hỗ trợ tiêu hóa: Ngoài các công dụng trên, cây hoắc hương còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm đầy bụng, khó tiêu, táo bón. 10 Bài thuốc chữa bệnh cây hoắc hương Chữa bệnh dạ dày Nguyên liệu: 16g rau má, 12g hoắc hương, 12g gừng tươi, 16g gạo nếp và 8g lá dành dành. Sử dụng hoắc hương chữa bệnh dạ dày Cách thực hiện: Bạn lấy nguyên liệu đã chuẩn bị sắc cùng với 750ml nước, đun đến khi nước cạn còn 1 chén thì tắt bếp. Chia thuốc thành 3 lần uống và dùng sau bữa ăn khoảng 30 phút. Bạn sử dụng đều đặn bài thuốc này sẽ giúp điều trị chứng chướng bụng, đầy hơi do các bệnh dạ dày gây ra. Bài thuốc chính khí từ hoắc hương Nguyên liệu: 12g hoắc hương, 12g tô diệp, 12g bạch truật, bạch chỉ, cát chánh, hậu phác mỗi loại 8g, 12g bán hạ khúc, 12g trần bì, 4g cam thảo. Cách thực hiện: Bạn lấy tất cả các nguyên liệu trên cho vào ấm và sắc với nước. Sau khi nguội dùng uống trực tiếp. Bạn kiên trì uống mỗi ngày 1 thang sẽ giúp giảm các chứng thử thấp, đau đầu, kém ăn, ỉa chảy hay miệng nhạt miệng ngọt. > Lá trầu không có tác dụng gì? Dứt điểm đau dạ dày lập tức Trị nội thương lạnh - ngoại cảm thương hàn Nguyên liệu: Hoắc hương, đại phúc bì, khương bán hạ, phục linh mỗi loại 12g, bạch chỉ, hậu phác, tử tô, cát cánh, sinh khương mỗi vị 8g, trần bì 6g và cam thảo 4g. Cách thực hiện: Dùng tất cả các nguyên liệu trên sắc với nước. Đun đến khi cô cạn thì chắt lấy nước uống trong ngày. Sử dụng đều đặn sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng đau đầu, sốt lạnh, tức ngực, đầy bụng ở người bị nội thương hàn, ngoại cảm thương hàn. Bài thuốc chữa cảm nắng Nguyên liệu: Hoắc hương, trần bì mỗi vị 20g. Cách thực hiện: Bạn cho nguyên liệu vào ấm và sắc cùng với 2 bát nước đến khi cạn còn 1/2 thì dừng và chắt lấy nước uống. Điều trị hôi miệng Nguyên liệu: Lá hoắc hương. Cách thực hiện: Bạn rửa sạch lá hoắc hương rồi đun kỹ với nước. Sau khi nguội, lấy nước đó súc miệng hàng ngày vào mỗi buổi sáng và tối. Bài thuốc chữa hôi miệng từ lá hoắc hương Giảm nôn ói do thấp hàn Nguyên liệu: Đảng sâm, hoắc hương, xích phục linh, hậu phác, thương truật mỗi vị 10g, trần bì, bán hạ mỗi vị 5g, cam thảo 3g và gừng tươi 3 lát. Cách thực hiện: Bạn đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị sắc cùng với nước để uống, nên dùng khi còn ấm, thực hiện mỗi ngày một lần. Chữa bệnh ngoại cảm hàn thấp Nguyên liệu: Hoắc hương, đại phúc vì, khương bán hạ, phục linh mỗi vị 10g, bạch chỉ, tô tử, hậu phát, cát cánh, sinh khương mỗi vị 6g, trần bì 5g, cam thảo 3g và đại táo 10g. Cách thực hiện: Rửa sạch số dược liệu trên rồi sắc với nước, dùng khi còn nóng ấm sẽ giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đầy bụng, tức ngực. Trị bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm Nguyên liệu: Hoắc hương, hoàng tinh, đại hoàng, tao phàn, giấm. Cách thực hiện: Bạn nghiền nát các dược liệu trên thành bột mịn sau đó trộn đều với nhau và ngâm cùng với giấm trong 1 tuần. Lọc lấy nước cốt và bỏ phần bã thuốc. Dùng nước thuốc đó ngâm tay, chân trong vòng 30 phút. Trị đau bụng do đầy hơi Nguyên liệu: Hoắc hương, mộc hương, chỉ thực mỗi vị 10g, sa nhân 5g và trần bì 3g. Cách thực hiện: Dùng dược liệu đun cùng với nước, sau khi sôi chắt lấy nước uống hàng ngày đến khi dấu hiệu bệnh chấm dứt. Điều trị khó tiêu Nguyên liệu: Hoắc hương, hoa cây đại, thạch xương bồ mỗi vị 12g, bưởi đào đốt cháy khoảng 6g. Trị khó tiêu, đầy bụng bằng lá hoắc hương Cách thực hiện: Bạn nghiền nát tất cả các dược liệu trên thành bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 2g hòa với nước ấm. #3 Lưu ý cần biết khi sử dụng cây hoắc hương Mặc dù cây hoắc hương là một loại thảo dược an toàn và lành tính. Tuy nhiên, để quá trình sử dụng không xảy ra tác dụng phụ bạn cần lưu ý một số vấn đề như: Không sử dụng cho người có tiền sử dị ứng với cây hoắc hương hoặc các loại cây thuộc họ hoa môi. Liều dùng cụ thể của cây hoắc hương cần được tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng cây hoắc hương, cần ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y. Hy vọng với những thông tin trên đây về cây hoắc hương đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích cũng như cách áp dụng hiệu quả trong điều trị bệnh nhé. Uống cà gai leo có hại dạ dày không? Những công dụng nào Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Ăn sữa chua loại nào, khi nào?

Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? 10 Loại thuốc được khuyên dùng

Trào ngược dạ dày một trong những bệnh tiêu hóa nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Thông thường cách hiệu quả nhất để chấm dứt tình trạng bệnh đó là sử dụng thuốc kê đơn từ bác sĩ. Vậy bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Đâu là loại thuốc được khuyến cáo sử dụng nhiều nhất? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Trào ngược dạ dày sẽ được điều trị khỏi nếu phát hiện bệnh kịp thời khi chưa có biến chứng Thông tin chung về bệnh trào ngược dạ dày  Trào ngược dạ dày là bệnh tiêu hóa với triệu chứng thường gặp như ợ chua, ợ nóng. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bệnh là do chức năng của cơ thắt đáy bị giảm, dịch tiêu hóa trong dạ dày chảy ngược vào thực quản. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như:  Miệng có mùi hôi khó chịu  Cơ quan hô hấp có vấn đề  Luôn cảm thấy buồn nôn ngay cả khi bụng đói hoặc trước đó chưa ăn gì.  Chán ăn, đau răng, khó nuốt, dễ bị sâu răng.  Trào ngược dạ dày uống thuốc gì?  Uống thuốc trào ngược dạ dày là biện pháp được lựa chọn nhiều nhất hiện nay bởi độ hiệu quả nó mang đến. Đây cũng là phương pháp điều trị chấm dứt hoàn toàn bệnh giúp chữa lành vết thương, vết loét thực quản, ngăn ngừa bệnh tái phát. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm tiết axit hoặc thuốc trung hòa axit để chữa bệnh. Trong đó các nhóm sản phẩm phổ biến phải kể tới:  Domperidon Đây là loại thuốc có công dụng điều hòa nhu động ruột, hơn nữa với cơ chế hoạt động kháng dopamin làm áp lực cơ vòng dưới thực quản tăng lên. Từ đó cải thiện bệnh, giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày.  Liều dùng:  Uống 10 - 20 mg mỗi ngày chia thành 3 lần uống.  Nên uống trước khi ăn 30 phút.  Trong quá trình uống thuốc bạn có thể gặp phải tác dụng phụ như: tiêu chảy, táo bón, khô miệng, đau đầu, mệt mỏi, dị ứng, nổi mề đay, cơ thể mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều ở phụ nữ.  Tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của từng người thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ khác nhau. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc cho người bị bệnh liên quan đến gan thận, tắc ruột, bệnh dạ dày, loét viêm mạc…..  Domperidone sản phẩm đặc trị hiệu quả dành cho bệnh nhân trào ngược dạ dày > 10+ Bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày tốt nhất Metoclopramide Dạ dày trào ngược uống thuốc gì? Metoclopramide là nhóm thuốc hàng đầu chuyên chữa trị các bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột nhất là bệnh trào ngược dạ dày. Thuốc được dùng với mục đích điều trị chứng khó tiêu, ợ nóng trong thời gian ngắn hạn từ đó cải thiện rõ rệt triệu chứng bệnh. Giúp quá trình tiêu hóa thức ăn thuận tiện hơn, hạn chế axit trào ngược lên dạ dày thực quản nhờ vào cơ chế hoạt động tăng nhu động ruột, giảm độ giãn của thành trên dạ dày.  Cách dùng:  Mỗi ngày uống từ 10 - 15 mg chia thành 4 lần uống.  Nên uống trước khi ăn và trước khi đi ngủ 30 phút  Chỉ nên uống thuốc trong vòng 12 tuần nếu không thấy hiệu quả nên đi khám để được tư vấn chi tiết hơn.  Tác dụng phụ có thể gặp:  Gây ảo giác, chóng mặt, choáng váng  Luôn cảm thấy khó chịu, buồn nôn  Tim đập nhanh, khó thở  Lưu ý khi dùng:  Không dùng thuốc với những người bị động kinh, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày  Nếu bị mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc gặp biểu hiện lạ sau khi dùng hãy chủ động đến bác sĩ để được tư vấn về phương pháp điều trị tốt hơn. > 15++Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà không cần thuốc Gaviscon  Trào ngược dạ dày thì uống thuốc gì? Gaviscon thuốc điều trị trào ngược dạ dày phổ biến được nhiều người lựa chọn nhất bởi độ hiệu quả trong việc cải thiện ợ nóng, ợ chua đồng thời giảm đau tức ngực và giảm tổn thương niêm mạc dạ dày.  Đặc biệt nhiều người thắc mắc bà bầu bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì thì gaviscon là lựa chọn phù hợp với cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú.  Liều dùng: người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi uống tối đa 4 lần mỗi ngày và mỗi lần uống 1 gói. Với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi hoặc người đang mắc bệnh tim mạch, người bị suy thận thì cần cẩn trọng khi dùng, tốt nhất nên uống khi có chỉ định từ bác sĩ.  Gavicon thuốc đặc trị trào ngược dạ dày, cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả  Y – Yumangel Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Y - Yumangel có công dụng điều trị rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, đau dạ dày thực quản, cải thiện ợ hơi và cải thiện dịch vị axit.  Liều dùng:  Với trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành uống 1 gói/lần ngày uống từ 2 - 4 lần. Trẻ nhỏ từ 6 - 12 tuổi uống nửa gói/lần ngày uống 2 - 4 lần.  Nên uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ để đạt công dụng cao nhất.  Viên uống Bình Vị Thái Minh Bình vị thái minh sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ tự nhiên như cao núc nác, kẽm gluconat, cao thương truật, giganosin…. Đem đến công dụng:  Ức chế vi khuẩn HP  Giảm acid dịch vị, trung hòa acid, cải thiện bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Kích thích quá trình tiêu hóa, đẩy nhanh tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm ợ nóng, ợ chua….  Liều dùng: uống trước bữa ăn sáng và tối, mỗi lần uống 2 - 3 viên. Sau khi thấy bệnh dần cải thiện bạn có thể uống liều duy trì uống 2 viên/ngày, ngày uống 2 lần.  Và để hiểu hơn về sản phẩm cũng như cách đặt mua bạn có thể liên hệ tới tổng đài 1800 6397 để được tư vấn miễn phí.  Axit Alginic Trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì? Axit alginic thuốc đặc trị bệnh dạ dày đặc biệt là trào ngược dạ dày, nó sẽ hỗ trợ xây dựng lớp màng bảo vệ giúp ngăn cách giữa dạ dày và thực quản. Bên cạnh đó, nó còn được biết tới là sản phẩm có tác dụng trung hòa axit dạ dày còn sót lại bảo vệ thành mạch dạ dày trước nguy cơ bị bào mòn bởi acid dịch vị.  Cách dùng:  Thuốc được bào chế dưới dạng viên vì thế người bệnh nên uống theo chỉ định của bác sĩ nhưng đa số các trường hợp bệnh sẽ uống từ 1 - 2 viên/ngày.  Uống trước bữa ăn 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.  Lưu ý: Trong quá trình uống thuốc để tránh bị khô miệng do tác dụng phụ gây ra người bệnh nên uống nhiều nước khi uống thuốc.  Cũng tương tự với loại thuốc dạ dày trên, axit alginic cũng mang đến một số tác dụng phụ như:  Cảm giác buồn nôn hoặc nôn nhiều Đau đầu, chóng mặt Ho nhiều  Với phụ nữ có thể mất kinh nguyệt tạm thời  Dị ứng, nổi mề đay khắp người Rối loạn hệ tiêu hóa…..  Đặc biệt, trong khi dùng thuốc nếu gặp bất cứ triệu chứng khác thường nào cần liên hệ ngay đến bác sĩ chữa trị. Từ đó mới có thể điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc đưa ra phương án chữa trị thích hợp hơn. Ngoài ra, quá trình sử dụng thuốc các nhóm đối tượng sau cần chú ý:  Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gan, từng bị viêm ruột thừa, bệnh thận hoặc đang bị tiêu chảy.  Không sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú  Chỉ được uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được uống thuốc tự kê đơn.  Sucralfate  Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Sucralfate được nhiều người tin dùng bởi tác dụng bảo vệ dạ dày, chống viêm loét dạ dày làm lành vết thương nhanh chóng. Bên cạnh đó nó còn hỗ trợ giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày cực hiệu quả.  Liều dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ tình trạng của từng người bệnh. Với người lớn có thể uống 4 lần/ngày mỗi ngày uống 1 gói. Với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Thời điểm uống thuốc tốt nhất là khi đói bụng hoặc vào mỗi sáng khi thức dậy. Sucralfate thuốc chữa bệnh dạ dày giúp bảo vệ và tăng độ bền thành dạ dày  > Trào ngược dạ dày là gì? Có nguy hiểm & chữa khỏi không? Omeprazol Trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì? Omeprazole là thuốc chữa bệnh dạ dày phổ biến với công dụng điều tiết và giảm bớt axit trong dạ dày qua đó tránh tổn thương thực quản giảm ợ nóng, ợ chua, giảm đắng miệng và sâu răng.  Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày. Cách dùng:  Mỗi ngày uống 1 lần mỗi lần 20mg, uống trước bữa ăn. Với bệnh nặng người bệnh có thể hỏi ý kiến bác sĩ và điều chỉnh liều lượng uống phù hợp hơn.  Thông thường liều lượng 10 - 20mg là liều lượng trung bình được bác sĩ điều trị khuyến cáo nên sử dụng.  Ngoài tác dụng điều trị thì thuốc cũng để lại các tác dụng phụ không mong muốn như:  Đau đầu, chóng mặt Tiêu chảy, táo bón  Dị ứng nổi mề đay, nổi mẩn đỏ khắp người  Tắc mũi, đau họng P- Phosphalugel Trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Thuốc dạ dày chữ P được dùng để điều trị bệnh đau dạ dày, ợ chua, khó chịu ngực.  Liều dùng:  Uống 2 - 3 lần mỗi lần 1 - 2 gói đối với người lớn, còn trẻ nhỏ nên uống ½ gói chia thành 4 lần uống.  Nên uống trước ăn 1 - 2 tiếng, có thể uống trực tiếp không cần pha cùng nước.  Thuốc ức chế bơm Proton Đây là loại thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt nhất và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Do đó thuốc thường được chỉ định dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày ở mức độ trung bình nặng hoặc khi chưa có biến chứng xảy ra. Thông qua quá trình ức chế enzym H+K+ATPase nhờ đó ngăn chặn bài tiết dịch vị axit.  Hiện nay, các loại thuốc bơm proton được sử dụng phổ biến như:  Omeprazole: Với liều uống chuẩn 20mg/ngày  Esomeprazole: Với liều uống chuẩn là 40mg/ngày Pantoprazole: Với liều uống chuẩn là 40mg/ngày Rabeprazole: Với liều uống chuẩn 20mg/ngày  Dexlansoprazole: Liều uống chuẩn là 60mg/ngày Lansoprazole: Với liều uống chuẩn là 30mg/ngày  Uống thuốc theo chỉ định từ bác sĩ và nên uống trước khi ăn 30 phút để đạt hiệu quả cao nhất. Thông thường thời gian điều trị từ 4 - 8 tuần nhưng có trường hợp bệnh nặng có thể điều trị lên tới 12 tuần.  Thuốc bơm proton là thuốc kháng acid dạ dày trào ngược hiệu quả được dùng phổ biến hiện nay  Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Xếp hạng 15+ thứ tốt nhất Nội soi dạ dày có đau không? 5 Việc làm trước nội soi cần nhớ Thuốc kháng thụ thể Histamin H2 Thuốc kháng thụ thể histamin H2 sẽ ức chế tế bào thụ thể H2 tại thành dạ dày từ đó giúp giảm dịch vị axit trong dạ dày, ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày.  Nhóm thuốc này thường bao gồm các loại sản phẩm đặc trị như Tagamet, Ranitidine, Zantac. Loại thuốc này sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn thuốc Proton nhưng trong quá trình sử dụng sẽ gây ra tác dụng phụ với nam giới điển hình như chứng vú to. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhóm thuốc này ít được sử dụng hơn so với thuốc bơm proton.  Mọi thắc mắc có liên quan đến vấn đề “trào ngược dạ dày uống thuốc gì” vừa được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Mong rằng chia sẻ trên hữu ích tới bạn, tuy nhiên đây là bệnh lý nguy hiểm có thể gây biến chứng nghiêm trọng vì thế đừng chủ quan hãy đi khám ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường xảy ra. Tuyệt đối không được uống thuốc tự kê đơn khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ. 

Uống kim tiền thảo có hại dạ dày không? Cách uống đúng chuẩn

Kim tiền thảo là một loài dược liệu quý mang tới nhiều công dụng tuyệt vời cho cơ thể như hỗ trợ điều trị sỏi mật, sỏi thận, mụn nhọt,...Nhưng đi kèm với đó là nỗi lo lắng về việc uống kim tiề n thảo có hại dạ dày không? Đặc biệt là với những người từng bị bệnh dạ dày hành hạ lâu nay thì điều này rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về thắc trên một cách cụ thể nhất, nên đừng bỏ qua nhé. Tìm hiểu kim tiền thảo có hại dạ dày không Lợi ích uống kim tiền thảo Trước khi tìm hiểu vấn đề uống kim tiền thảo có hại cho dạ dày không? Chúng ta cùng đến với những lợi ích của cây đem lại cho sức khỏe người bệnh theo Y học cổ truyền và Y học hiện đại.  Theo Y học cổ truyền, Kim tiền thảo có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, can đờm, lợi niệu nên thường được ứng dụng trong điều trị bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu như sỏi thận, tiểu buốt,... hoặc dùng để trị mụn nhọt, ghẻ lở. Theo Y học hiện đại, các nhà khoa học đã làm nghiên cứu về loài thảo dược này trên cơ thể con người và cho ra một số tác dụng sau: Chữa trị sỏi thận Theo nghiên cứu được chia sẻ trên tạp chí Y học đã chứng minh rằng, kim tiền thảo có khả năng làm giảm nồng độ Canxi trong nước tiểu. Từ đó, giúp loại bỏ cặn canxi ra ngoài cơ thể mà không lắng đọng thành tinh thể khi chưa đạt nồng độ bão hòa. Đồng thời, ít ai biết rằng loài thảo dược này còn có tác dụng tăng bài tiết citrate niệu qua nước tiểu. Nhờ vậy mà cơ thể tăng bài tiết oxalat, giảm hình thành Canxi oxalat và sỏi thận. Kim tiền thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận > Cây nhọ nồi có tác dụng gì? 12 Công dụng 99% chưa ai biết Kháng khuẩn, kháng viêm Kim tiền thảo còn được chứng minh có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn, từ đó giúp giảm phù nề, sưng niệu quản và tạo điều kiện để sỏi di chuyển qua niệu quản rồi ra ngoài cơ thể. Lợi tiểu Dược liệu này có tác dụng làm quá trình giãn nở của sỏi chậm lại và loại bỏ bằng cách lợi tiểu hay tăng lượng nước tiểu. Điều này có thể duy trì lâu dài, ít gây tác dụng phụ nhưng sẽ khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn trong ngày. Và sẽ có một chút gây bất tiện trong đời sống, công việc. Ngoài ra không nên dùng buổi tối vì sẽ làm bạn buồn tiểu và khó ngủ. Uống kim tiền thảo có hại dạ dày không? Câu trả lời là Không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên đối với những người bị bệnh dạ dày kèm theo chứng tiêu chảy hoặc tỳ hư thì được các chuyên gia khuyên không nên dùng vì sẽ khiến tình trạng nặng hơn. Theo các nhà nghiên cứu, trong dược liệu này có chứa một hoạt chất mang tên soyasaponin, đem tới tác dụng tiêu sỏi nhưng cũng gây ra một số tác dụng không mong muốn. Soyasaponin có thể gây kích ứng dạ dày và dẫn tới một số tình trạng như bụng cồn cào, buồn nôn. Vấn đề này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh từng có tiền sử xuất huyết dạ dày, đau dạ dày. Có nhiều ảnh hưởng gì không? Như đã đề cập ở trên, Kim tiền thảo có khả năng hỗ trợ điều trị sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Nhưng chỉ có tác dụng với những viên sỏi có kích thước nhỏ hơn 1cm mà thôi. Do đó, trước khi sử dụng loại dược liệu này cần phải làm kiểm tra lại để xác định sỏi có tăng kích thước so với trước không. Uống dược liệu quá nhiều sẽ gây suy yếu chức năng gan Theo Y học cổ truyền, Kim tiền thảo là loài thảo dược tương đối an toàn, lành tính và không để lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều sẽ gây nên một số tình trạng như chướng bụng, đau bụng và buồn nôn. Ngoài ra còn khiến gan phải hoạt động quá tải, lâu dần chức năng gan suy yếu nghiêm trọng. Đến đây chắc hẳn có nhiều người sẽ lo lắng về việc uống kim tiền thảo có nóng không? vì uống nhiều có ảnh hưởng tới gan. Nhưng khi uống với liệu lượng theo quy định, sẽ không gây ra tình trạng suy giảm chức năng gan, khiến trong người thường xuyên bị nóng hay là đổ mồ hôi. Theo đó, người bệnh không nên dùng quá 40g dược liệu mỗi ngày để tránh gặp tác dụng phụ. > Lá mơ lông có tác dụng gì? 12+Tác dụng cho dạ dày ít ai biết Cách uống để không gây hại dạ dày Một trong những ưu điểm nổi bật của kim tiền thảo là có tác dụng ức chế, làm chậm quá trình hình thành sỏi thận và giảm kích thước của những viên sỏi dưới 1cm. Tuy nhiên, uống kim tiền thảo trước hay sau bữa ăn mới đạt hiệu quả cao? Thực tế, theo kinh nghiệm từ dân gian, dược liệu này có thể dùng để sắc nước uống thay thế nước lọc trong ngày và có thể uống trước hay sau ăn đều được, nhưng tốt nhất vẫn nên uống sau ăn để hạn chế gây xót dạ dày. Nếu người bệnh đang uống thuốc tây theo phác đồ điều trị thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Nếu được sự đồng ý từ chuyên gia y tế, hãy uống cách uống thời điểm dùng thuốc tây 30 phút - 1 tiếng để đảm bảo an toàn và không làm mất tác dụng của thuốc tây hay kể cả kim tiền thảo. Cây xăng sê có tác dụng gì? Công dụng tuyệt vời ít ai biết Nội soi dạ dày có đau không? 5 Việc làm trước nội soi cần nhớ 7 Lưu ý uống kim tiền thảo Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh cần tham khảo trước khi uống, tránh gặp phải tác dụng không mong muốn ảnh hưởng xấu tới cơ thể: Phụ nữ có thai trước khi dùng cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi. Đối với người bệnh bị đau dạ dày hoặc gặp phải chứng tỳ hư, tức là chứng rối loạn nguyên khí, ăn uống không khoa học sẽ gây tiêu chảy, nôn mửa, tức bụng…thì không nên uống kim tiền thảo. Chỉ nên dùng tối đa 40g trong một ngày tránh gây tiêu chảy và uống sau ăn để không gây xót dạ dày. Chỉ nên kết hợp với thuốc Tây nếu được sự cho phép của bác sĩ và uống cách thời điểm dùng thuốc tây 30 phút tới 1 tiếng nhé. Khi kết hợp kim tiền thảo cùng loại dược liệu khác thì cần phải cân nhắc thật kỹ nếu có tiền sử bị bệnh đường tiêu hóa. Người bệnh không được coi uống kim tiền thảo như một cách điều trị, thay thế thuốc tây. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề uống kim tiền thảo có hại dạ dày không và những lưu ý cần phải biết khi sử dụng. Tuy loài thảo dược này mang đến nhiều công dụng như vậy nhưng không phải ai cũng có thể hợp để sử dụng. Do vậy trước khi dùng hay hỏi ý kiến của bác sĩ cẩn thận nhé. > Tích điểm Bình Vị Thái Minh  > Uống cà gai leo có hại dạ dày không? 4 Công dụng của cà gai leo > Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Ăn sữa chua loại nào, khi nào? > Nhịn ăn sáng có tác hại gì? Sững sờ khi biết hậu quả này

Đau dạ dày có uống được cây lạc tiên không? 5 Lưu ý cần biết

Cây lạc tiên từ xưa luôn được biết tới như một vị thuốc quý mang tới nhiều công dụng cho sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống rõ rệt. Vậy đối với những người bị đau dạ dày có uống được cây lạc tiên không? Để có được lời giải đáp cụ thể và kỹ càng nhất, tìm tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé. Tìm hiểu về việc đau dạ dày uống lạc tiên được không Cây lạc tiên uống có tác dụng gì? Từ lâu, một trong những tác dụng nổi bật của lạc tiên được nhiều người biết tới nhất chính là khả năng cải thiện giấc ngủ và an thần, đặc biệt đối với những người cao tuổi hoặc cơ thể đang ngay suy yếu, thường xuyên gặp tình trạng khó ngủ, mệt mỏi.  Lạc tiên mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe Sở dĩ như vậy là bởi vì trong dược liệu này có chứa một hoạt chất tên là flavonoid cùng một số hoạt chất mang tác dụng an thần khác. Ngoài ra theo Y học cổ truyền, lạc tiên có tính bình, vị ngọt nên được ứng dụng để điều trị mụn nhọt, lở ghẻ. Cụ thể: Hỗ trợ kìm hãm hoạt động của caffein: giúp người dùng giảm stress, căng thẳng và dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn. Ổn định huyết áp: nhịp tim và tăng cường lưu thông máu tới các bộ phận trong cơ thể, mang tới tinh thần thoải mái. Thư giãn các nơron thần kinh: Hoạt chất Gamma - aminobutyric, có tác dụng làm thư giãn các nơron thần kinh. Nhờ đó mà tình thần và cơ thể người sử dụng được giải tỏa áp lực. Giãn cơ trơn: nên hiện nay đã được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng trong hỗ trợ điều trị cơn đau tử cung ở phụ nữ khi tới ngày hành kinh. Hỗ trợ tình trạng tiểu đường: Bên cạnh những tác dụng được kể ở trên, lạc tiên còn mang tới một lợi ích khác mà ít người biết tới. Đó chính là khả năng ổn định chỉ số insulin, từ đó hỗ trợ tình trạng tiểu đường hiệu quả. Tăng cường lưu thông máu: Những người thường xuyên gặp triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, khó thở,...có thể sắc uống lạc tiên để kích thích hệ thần kinh trung ương. Hầu hết các bộ phận trên cây lạc tiên đều có thể được sử dụng để làm thuốc sắc uống. Hiện có khá nhiều người sẽ thắc mắc việc rễ cây lạc tiên có tác dụng gì và có mang đến hiệu quả như bộ phận khác không? Thực tế, rễ cây có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt khi sắc uống sẽ tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn và ngủ ngon. Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Chấm dứt đau dạ dày ngay Nội soi dạ dày có đau không? 5 Việc làm trước nội soi cần nhớ Đau dạ dày có uống được cây lạc tiên không? Sau khi nắm rõ được thông tin uống cây lạc tiên có tác dụng gì, chúng cùng tìm hiểu vấn đề đau dạ dày dùng được dược liệu này không nhé. Theo các chuyên gia, người bệnh đang bị đau hoặc viêm loét ở dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng được cây lạc tiên. Dược liệu khi dùng với liều lượng 8 - 16g đã phơi khô hoặc 60 -120g tươi sắc uống, không chỉ không gây ảnh hưởng tới đường ruột mà còn có tác dụng tốt đối với dạ dày. Do đó cây lạc tiên uống tươi được không thì câu trả lời là có nhé. Thực tế, flavonoid hay cụ thể hơn là Vitamin P - Bioflavonoid có khả năng chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ nên sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày hiệu quả. Ngoài ra Vitamin C có trong nó cũng có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, quá trình lưu thông máu và chống nhiễm trùng, rút ngắn thời gian điều trị bệnh lý về đau dạ dày. Đau dạ dày hoàn toàn có thể uống được lạc tiên Hiện tại cũng chưa có báo cáo hay nghiên cứu nào khẳng định lạc tiên gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mắc chứng đau dạ dày. Tuy nhiên trước đó có nhiều ý kiến cho rằng nếu kết hợp lạc tiên cùng một số thuốc tây đặc trị có thể tạo ra các xung đột, gây tương tác thuốc và khiến cho tình trạng sức khỏe kém đi, kể cả dạ dày. Do đó trước khi muốn sử dụng lạc tiên hay bất kỳ loại thảo dược nào cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn một cách kỹ lưỡng nhất. Đặc biệt, nếu người bệnh có kèm theo các bệnh lý mãn tính nào khác. Hoa đu đủ đực chữa trào ngược dạ dày từ mẹo dân gian Uống cà gai leo có hại dạ dày không? 4 Công dụng của cà gai leo Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Ăn sữa chua loại nào, khi nào? Uống cây lạc tiên nhiều có tốt không? Tuy cây lạc tiên là một loài thảo dược quý, lành tính và mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể nhưng không phải cái gì uống nhiều cũng tốt. Thực tế, phải tùy vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả đem tới và cách sử dụng cũng khác nhau. Khi người bệnh uống lạc tiên quá nhiều sẽ khiến cơ thể ngày càng mệt mỏi, tim đập nhanh và buồn nôn.  Do đó, trong một ngày chỉ nên sử dụng 8 - 16g dược liệu khô và 60 - 120g dược liệu tươi sắc uống. Bên cạnh đó, để tăng tác dụng điều trị và xoa dịu cơn đau từ dạ dày, chúng ta có thể kết hợp lạc tiên cùng một số vị thuốc khác.  5 lưu ý cần nắm rõ khi uống cây lạc tiên Bên cạnh việc nắm rõ thông tin Đau dạ dày có uống được cây lạc tiên không, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả khi sử dụng: Không nên dùng lạc tiên khi đang uống thuốc đặc trị bệnh lý nào đó vì có thể làm mất tác dụng của thuốc và gây nên nhiều tình trạng nguy hiểm khác như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ,...Đặc biệt là thuốc kháng sinh, bởi trong thành phần của lạc tiên có hoạt chất tác dụng dược lý mạnh, có thể phá hủy cấu trúc của kháng sinh, làm mất tác dụng ban đầu của nó. Như đã từng đề cập ở trên, uống quá nhiều lạc tiên sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng. Do đó nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến khích người bệnh không nên uống liên tục và kéo dài trong 2 tháng. Ngừng sử dụng ngay sẽ thấy xuất hiện một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, phát ban hay bất cứ điều gì khác, tuy những biểu hiện này ít khi gặp phải. Thông thường lạc tiên được tìm thấy ở quanh ven sông, đường hoặc trên nền đầy đất cỏ. Do đó trước khi sử dụng, hãy rửa sạch dược liệu để đảm bảo vi khuẩn, bụi bẩn không còn bám vào. Sau đó nên bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình cũng như người thân, hãy tìm mua cây lạc tiên ở địa điểm rõ nguồn gốc, uy tín và giá cả hợp lý.  > 9++Cách chữa đau thượng vị nhanh nhất "không cần thuốc" > 15 Cách giảm đau dạ dày ban đêm "nỗi ám ảnh dai dẳng" Bài viết trên đã giải đáp được một phần thắc mắc của người bệnh về việc Đau dạ dày có uống được lạc tiên không và những lưu ý cần thiết khi sử dụng. Hy vọng qua bài viết này, người đọc cũng sẽ hiểu hơn về những công dụng của lạc tiên trong hỗ trợ điều trị mất ngủ, đau dạ dày, xương khớp,...Bên cạnh đó, trước khi sử dụng dược liệu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhé, nhất là trong trường hợp đang uống thuốc tây. - Nhịn ăn sáng có tác hại gì? Sững sờ khi biết hậu quả này

Loading...