Mục lục

Cách loại trừ vi khuẩn HP tận gốc an toàn và hiệu quả
Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn gram âm hình xoắn ốc được tìm thấy trong lớp niêm mạc của dạ dày. Không ai nghĩ rằng vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường có tính axit cao của dạ dày, nhưng thực tế H. pylori tồn tại ở đó và gây ra tới 80% các vết loét dạ dày và các bệnh loét đường tiêu hóa khác.
Thậm chí còn gây viêm dạ dày mãn tính và ung thư dạ dày cùng các triệu chứng và tình trạng đường tiêu hóa trên khác. Nó xoay sở để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt này bằng cách chui vào lớp niêm mạc ít axit hơn để bảo vệ nó khỏi môi trường sống có tính axit. Tiêu diệt HP tận gốc sẽ giúp vết loét mau lành, ngăn ngừa tái phát và giảm nguy cơ biến chứng loét như chảy máu dạ dày.
Những loại thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori tận gốc
Những người được chẩn đoán nhiễm H. pylori thường được điều trị bằng nhiều loại thuốc, tuy nhiên hãy tránh dùng thuốc chống viêm không steroid vì có thể làm tăng nguy cơ phát triển vết loét. Các vết loét do H. pylori gây ra được điều trị bằng sự kết hợp giữa thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton. Nhiễm trùng H. pylori rất khó điều trị nên dùng mỗi một loại thuốc không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Quá trình điều trị nhiễm H. pylori thông thường kéo dài 14 ngày. Điều quan trọng là người bệnh phải dùng thuốc kháng sinh đúng như chỉ định của bác sĩ gồm đủ liều lượng thuốc, ngay cả triệu chứng đã cải thiện.
- Thuốc chất ức chế bơm proton có công dụng làm giảm sản xuất axit trong dạ dày, làm lành các mô đã bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn HP gây ra. Ví dụ như lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec), pantoprazole (Protonix), rabeprazole (AcipHex), dexlansoprazole (Dexilant) và esomeprazole (Nexium).
- Thông thường, sẽ cần kết hợp hai hoặc nhiều loại kháng sinh cùng một lúc để điều trị nhiễm khuẩn. Điều này giúp ngăn vi khuẩn kháng một loại thuốc. Các lựa chọn kháng sinh phổ biến bao gồm amoxicillin, tetracycline, clarithromycin (Biaxin) và metronidazole (Flagyl). Hiện nay, đang có nhiều bệnh nhân nhiễm H. pylori có khả năng kháng kháng sinh, vì vậy điều quan trọng là phải dùng đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định, thường là từ 10 đến 14 ngày, sau đó làm xét nghiệm xác nhận rằng sự vi khuẩn HP đã được loại bỏ.
- Một loại thuốc được đưa vào phác đồ điều trị nữa là bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol) có công dụng để bảo vệ tế bào niêm mạc đường tiêu hóa.

Lưu ý: Một số phác đồ điều trị khi sử dụng kháng sinh metronidazole (Flagyl) hoặc clarithromycin (Biaxin) thường có thể gây ra vị kim loại trong miệng và cảm giác buồn nôn. Bismuth – chất có trong một số loại thuốc còn khiến phân có màu đen và có thể gây táo bón.
Tham khảo thêm:
- Đối phó với nhiễm khuẩn HP – Điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
- Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì? 10+ Món ăn càng ăn càng tốt
Giải pháp tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc không dùng thuốc
Ngoài sử dụng thuốc tây thì việc bổ sung những thực phẩm cũng sẽ hỗ trợ để tiêu diệt được virus HP. Tưởng chừng những loại thực phẩm dưới đây chỉ ngon, không ngờ nó còn mang lại tác dụng không ngờ như sau:
Bằng bông cải xanh kẻ thù với virus HP
Trong thành phần của bông cải xanh có chứa chất isothiocyanates có thể giúp ngăn ngừa ung thư và chống lại vi khuẩn H. pylori. Chúng giúp giảm sự lây lan của vi khuẩn này trong ruột, đồng thời loại rau này dễ tiêu hóa và giúp giảm các cơn đau dạ dày có thể phát sinh trong quá trình điều trị. Nên dùng 70g bông cải xanh mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
Thực phẩm giàu omega 3 và omega 6
Omega 3 và omega 6 giúp giảm viêm dạ dày và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn H.pylori, hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả. Những chất béo tốt này có được tìm thấy trong các loại thực phẩm như dầu ô liu, dầu hạt bưởi, dầu cá,…

||Tham khảo thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? #13 Loại quả phải biết
Trái cây và rau củ
Nên ăn trái cây không có tính acid và rau luộc trong quá trình điều trị H.pylori vì chúng dễ tiêu hóa và giúp cải thiện chức năng đường ruột. Một số loại trái cây có tính kiềm như mâm xôi, dâu tây, mâm xôi đen và việt quất giúp chống lại sự phát triển của vi khuẩn này, do đó có thể cân nhắc ăn một lượng vừa phải.
Men vi sinh
Probiotic thường có trong các loại thực phẩm như sữa chua, nấm sữa Kefir, dưa bắp cải và cũng có thể được dùng dưới dạng chất bổ sung ở dạng bột hoặc viên nang. Probiotics được hình thành bởi các vi khuẩn tốt sống trong ruột và kích thích sản sinh hệ thực vật tiêu diệt vi khuẩn hp tận gốc và làm giảm các tác dụng phụ xuất hiện trong quá trình điều trị bệnh như tiêu chảy, táo bón và tiêu hóa kém.

Thịt trắng và cá
Protein có hàm lượng chất béo thấp như thịt trắng và cá sẽ giúp tiêu hóa và ngăn thức ăn ở lại quá lâu trong dạ dày. Cách tốt nhất để chế biến các loại protein này là đun sôi chúng với muối và lá nguyệt quế để tăng thêm hương vị mà không kích thích sản xuất axit trong dạ dày. Nếu nướng thịt hoặc cá nên sử dụng dầu ô liu hoặc 1 muỗng canh nước. Cũng có thể nướng thịt, không dùng dầu trong lò nhưng không nên chiên gà và cá.
Bình vị Thái Minh
Bình vị Thái Minh với sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược tự nhiên giàu dược tính, giúp ức chế vi khuẩn HP – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và giúp bao bọc, bảo vệ niêm mạc, giảm các cơn đau từ dạ dày. Đồng thời sản phẩm còn có công dụng trung hòa, giảm acid dịch vị, ngăn hiện tượng trào ngược acid dạ dày.

||Thông tin hữu ích: Viêm xung huyết hang vị dạ dày uống Bình Vị bao lâu?
Vi khuẩn hp có tự hết không?
Vi khuẩn HP không thể tự hết hoàn toàn được nếu không được điều trị. Do môi trường dạ dày là môi trường sống thuận lợi của HP, đồng thời chúng sống ở đường ruột, hốc xoang, khoang miệng và bám ở chân răng rất lâu nên sẽ tạo điều trị thuận lợi để chúng phát triển. Đối với môi trường đất, nước và không khí thì vi khuẩn HP khá yếu và chỉ sống được trong khoảng 1 – 4 tiếng.
Vì vậy có thể khẳng định rằng vi khuẩn hp không có tự khỏi được mà người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp cùng với các phương pháp chăm sóc tại nhà, thay đổi lối sống để tiêu diệt vi khuẩn hp tận gốc, ngăn ngừa tái phát.
Giải đáp các thắc mắc về nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn hp có lây không ?
Câu trả lời là Có. H. pylori có thể lây lan từ người này sang người khác qua nhiều con đường. Vậy vi khuẩn hp lây qua đường nào? H. pylori được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám trên răng và phân. Vì vậy chúng sẽ thường lây qua các đường như:
- Đường miệng là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, do sự tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh và người lành như việc sử dụng chung vật dụng cá nhân, hôn nhau, mẹ mớm cơm cho con,…Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng thành viên khác nhiễm là rất cao.
- Vi khuẩn từ phân rồi được đào thải xuống ao hồ, sau đó bị nhiễm vào đường nước rồi lây lan cho công đồng. Ngoài ra thói quen ăn đồ sống cũng có khả năng bị nhiễm vi khuẩn HP khá cao.

||Tham khảo 15 Cách giảm đau dạ dày ban đêm “nỗi ám ảnh dai dẳng”
Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?
Đối với hầu hết những người bị nhiễm vi khuẩn HP, triệu chứng thường khó nhận biến và không gặp vấn đề nào nghiêm trọng. Tuy nhiên ở một số người, H. pylori có thể gây kích ứng, sưng tấy và đau dạ dày kéo dài (được gọi là viêm teo dạ dày mãn tính nghiêm trọng) và loét dạ dày. Tình trạng này có thể dẫn đến ung thư.
Hàng triệu người trên khắp thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP và chỉ rất ít (từ 1 đến 3 trong số 100 người) bị ung thư dạ dày. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này là do một số loại H. pylori có nhiều khả năng gây ra vấn đề nặng hơn những loại khác.
Đồng thời thói quen hút thuốc và ăn những thứ độc hại cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm H. pylori dẫn đến ung thư.
Vi khuẩn hp có chữa được không?
Vi khuẩn hp có chữa được không chắc chắn là câu hỏi được nhiều người bệnh thắc mắc nhất hiện nay. Thông thường quá trình điều trị HP cần kéo dài ít nhất 14 ngày và có thể duy trì từ 4 – 8 tuần sau đó để tiêu diệt vi khuẩn tận gốc, làm lành các vết loét trong dạ dày, tá tràng. Vì vậy nhiễm vi khuẩn hp hoàn toàn chữa khỏi được nhưng cần tùy thuộc vào thời gian và ý thức của người bệnh trong quá trình điều trị.
Nếu trong quá trình điều trị, người bệnh không tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định, không chú ý tới lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống không khoa học thì quá trình này còn kéo dài mãi và bệnh cứ tái phát lại. Và đặc biệt sau quá trình điều trị, người bệnh cũng cần phải tuân thủ phác đồ điều trị và giữ lối sống lành mạnh, khoa học.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm vi khuẩn HP và tìm được giải pháp phù hợp nhằm tiêu diệt vi khuẩn hp tận gốc an toàn và hiệu quả. Nếu trong quá trình điều trị có xuất hiện triệu chứng nào bất thường, cần phải tới bệnh viện ngay để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
Tham khảo ngay:
- Nội soi dạ dày có đau không? 5 Việc làm trước khi nội soi
- 15++Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà không cần thuốc