Trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi? Bí quyết từ dân gian siêu hay

Thẩm định bởi:

Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Từ xưa, ông bà ta đã luôn dùng tỏi như giống một vị thuốc nhằm hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa hoặc để kháng khuẩn thay vì chỉ coi nó như gia vị hằng ngày. Ngày nay các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh được một số công dụng của tỏi đối với dạ dày theo dân gian là hoàn toàn có cơ sở. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới cho bạn 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi hiệu quả đơn giản và dễ thực hiện tại nhà.

cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏiTìm hiểu về những mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi

> 10++Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong cực nhạy

Trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không? 

Câu trả lời là Có. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, mùi hăng nên khi ăn vào sẽ có tác dụng cân bằng nồng độ pH, kiểm soát acid dạ dày, phòng ngừa các cơn đau thượng vị và giúp giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi nóng rát ở thượng vị hiệu quả.

Theo đó, ngày nay các nhà khoa học cũng đã tiến hành nghiên cứu thêm về việc ăn tỏi chữa trào ngược dạ dày theo như dân gian lan truyền. Và đã thấy rằng, thực tế trong tỏi có chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn nên có tác dụng giảm đau và phục hồi vết thương nhanh chóng.

Trào ngược dạ dày có nên ăn tỏiLợi ích của tỏi đối với dạ dày

Cụ thể, các thành phần đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa trào ngược dạ dày bao gồm:

  • Diallyl sulfide, acid amin, fructan,...giúp kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa, tăng khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt phải kể tới allicin có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP, giảm tiết dạ acid dạ dày và hỗ trợ chống co thắt, giảm viêm hiệu quả.
  • Bên cạnh đó, trong tỏi còn chứa hàm lượng vitamin B1, B2, C,...giúp giảm viêm, sưng, đau và ngăn ngừa xuất huyết dạ dày. Ngoài ra còn có các khoáng chất cần thiết như  magie, kali, sắt,...giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi và chất dinh dưỡng, kích thích tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, giảm tần suất đau dạ dày. 
  • Các phân tử lưu huỳnh được tìm thấy trong tỏi như sulfur sẽ bảo vệ tế bào tránh hư tổn do gốc tự do, tăng quá trình sản xuất tế bào nội mạc để từ đó giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của đường tiêu hóa.

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên tạp chí Phytotherapy Research, được thực hiện trên động vật và invitro đã chỉ ra rằng, dịch chiết từ tỏi có tác dụng cải thiện chứng trào ngược dạ dày và giảm tiết acid dạ dày hiệu quả.

> 15++Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà không cần thuốc

5 cách ăn tỏi chữa trào ngược dạ dày theo dân gian chỉ ít phút mỗi ngày

Dưới đây là một số cách dùng tỏi để hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày khá hiệu quả và đơn giản, được nhiều người tin tưởng áp dụng: 

Theo Y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt thanh, chứa các chất kháng khuẩn, kháng nấm, giúp giảm viêm, giảm đau,tái tạo niêm mạc và phục hồi tổn thương nhanh chóng. Ngoài ra nó còn chứa nhiều hoạt chất có lợi cho đường ruột như vitamin B, C, E hay khoáng chất cần thiết khác như kali, kẽm. Những thành phần này sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa được diễn ra suôn sẻ hơn và cân bằng điện giải ở dạ dày. Kết hợp tỏi và mật ong không chỉ nâng cao sức đề kháng mà còn giúp người bệnh giảm đau, giảm trào ngược acid dạ dày.

Ăn tỏi chữa trào ngược dạ dàyKết hợp tỏi với mật ong để giảm triệu chứng trào ngược

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 3 củ tỏi cùng 100ml mật ong nguyên chất
  • Bóc vỏ tỏi, rửa sạch rồi đập dập hoặc xay nhuyễn.
  • Cho tỏi vào hũ thủy tinh, đổ mật ong ngập tỏi.
  • Đậy kín hũ, bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Ngâm trong khoảng 3 tuần là có thể dùng được. Mỗi lần uống 1 thìa
  • Mỗi ngày bạn có thể uống 2- 3 lần và ăn 1-2 tép tỏi ngâm mật ong, sau bữa ăn hoặc khi có triệu chứng trào ngược.

Xem thêm:

Rượu tỏi từ lâu đã được sử dụng như một phương pháp truyền thống để hỗ trợ điều trị một số vấn đề sức khỏe, bao gồm cả trào ngược dạ dày. Rượu có tính sản khuẩn cao nên khi ngâm cùng tỏi sẽ tăng khả năng chống vi khuẩn gây bệnh ở dạ dày và đẩy nhanh quá trình tái tạo niêm mạc. Nhờ vậy mà cải thiện được những triệu chứng ợ hơi, ợ chua nhanh chóng.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 45g tỏi, 100ml rượu trên 40 độ và 1 bình thủy tinh.
  • Cho tỏi vào hũ thủy tinh rồi đổ rượu vào, đậy nắp bình lại, đặt ở nơi khô ráo rồi chờ 10 ngày là có thể mang ra dùng.
  • Mỗi lần uống 1 muỗng, uống vào buổi sáng và tối sau ăn khi ăn. Cố gắng duy trì trong 3 tuần liên tục để mang lại hiệu quả cao.

> Xem ngay: 15 Cách giảm đau dạ dày ban đêm được chuyên gia khuyên dùng

Gừng, tỏi và mật ong đều là những nguyên liệu tự nhiên và quen thuộc nhưng lại mang tới nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, bao gồm cả việc hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày.

Gừng có tính ấm, chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn nên có khả năng giúp giảm đau, ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, tỏi và mật ong cũng có tác dụng tương tự thế. Nên việc kết hợp chúng lại với nhau sẽ gia tăng thêm hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày.

Chữa đau dạ dày bằng tỏi được khôngCách làm gừng tỏi và mật ong 

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 2 tép tỏi, 15ml mật ong nguyên chất, 1 củ gừng nhỏ và 4 cốc nước.
  • Cạo sạch vỏ gừng và rửa sạch, thái thành lát mỏng.
  • Bóc vỏ tỏi và rửa sạch, đập dập.
  • Cho gừng, tỏi vào nước rồi nồi đun sôi, tắt lửa rồi hãm sau 20 phút.
  • Chắt phần nước rồi cho mật ong vào khuấy đều.
  • Duy trì 2 tuần vào mỗi buổi sáng sau khi ăn.

Trong YHCT, lá bạc hà có vị cay mát chứa các hoạt chất menthol, menthone, cineole,... có tác dụng làm dịu niêm mạc thực quản, giảm đau, ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày.

Đồng thời tỏi chứa một số hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm giảm tiết acid dạ dày như allicin, diallyl disulfide,...nên khi kết hợp 2 thảo dược quý này với nhau sẽ mang tới hiệu quả rất cao. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10 lá bạc hà và 2 tép tỏi đã được rửa sạch
  • Nhai sống lá bạc hà cùng tỏi ngày 2 - 3 lần sau 
  • Duy trì liên tiếp 1 tục để có hiệu quả điều trị cao.

Tên gọi tỏi đen có thể lạ với nhiều người, nhưng nó thực chất chỉ là tỏi trắng bình thường và đã trải quá trình lên men cực kỳ nghiêm ngặt. Theo Đông y, tỏi đen cũng mang tới nhiều giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều lần so với tỏi trắng.

Một số nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, sau khi lên men tỏi đen sẽ có hoạt chất S - Allyl cysteine giúp chống lão hóa gấp 10 lần tuổi tươi. Đồng thời nó còn có tác dụng kích thích tế bào tổn thương nhanh chóng hồi phục, giảm stress và tăng cường sức đề kháng.

Khác với tỏi trắng, tỏi đen có vị ngọt, khá dẻo không có mùi hăng nồng. Mặt khác cũng không gây những tác dụng phụ như tỏi trắng. Do đó tỏi đen rất thích hợp đối với tình trạng trào ngược dạ dày.

Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần nhai trực tiếp 2 - 3 củ mỗi ngày hoặc ngâm với mật ong để dùng.

> Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Xếp hạng 15+ thứ tốt nhất

5+ Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi cần lưu ý điều gì?

5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi được nêu ra ở trên sẽ hiệu quả hơn nếu người bệnh lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Không nên áp dụng những cách chữa trên khi đang đói bụng vì các kháng sinh trong tỏi sẽ làm nóng dạ dày, tăng triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Trào ngược có kèm theo loét dạ dày thì không nên ăn tỏi sống vì sẽ khiến viêm trầm trọng hơn.
  • Người bệnh có tiền sử hoặc thị lực đang yếu thì không nên dùng tỏi vì sẽ khiến màng nhầy và mô kết mạc bị kích thích.
  • Chỉ nên dùng tỏi để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày với liều lượng thích hợp, không dùng quá nhiều. Bởi tỏi có thể làm tăng nguy cơ nguy cơ ợ nóng, hôi miệng.
  • Sử dụng tỏi chỉ như một phương pháp bổ trợ và không thay thế cho các liệu pháp chữa trị chuyên sâu khác. Kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và các thuốc được chỉ định bởi bác sĩ sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
  • Các thành phần dưỡng chất trong tỏi có thể làm máu loãng, do đó người bệnh nên tránh sử dụng tỏi kết hợp với các chất làm loãng máu khác.

> Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì? Nên ăn gì để mau hồi phục

Trên đây là tổng hợp 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi theo dân gian mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên không phải ai cũng thể áp dụng những phương pháp này và mang tới tới hiệu quả điều trị cao. Nên tốt nhất vẫn phải tới gặp bác sĩ để có được lời khuyên chính xác.

Xem thêm:

- Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Ăn sữa chua loại nào, khi nào?

- Nhịn ăn sáng có tác hại gì? Sững sờ khi biết hậu quả này

Cập nhật lúc: 23/02/2024
Loading...