Trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không? Chi tiết từ a-z

Thẩm định bởi:

Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Khoai lang là một trong những thực phẩm mang tới giá trị dinh dưỡng cao, giá thành rẻ mà lại dễ ăn dễ chế biến. Do đó được rất nhiều người ưa thích và ăn thường xuyên. Nhưng liệu người bị đau dạ dày ăn khoai lang được không? Và ăn nhiều có hại gì tới sức khỏe không? Để giải đáp được những thắc mắc trên cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.

đau dạ dày ăn khoai lang được khôngTìm hiểu đau dạ dày có ăn khoai lang được không?

Đau dạ dày ăn khoai lang tốt không?

Khi bị đau dạ dày, người bệnh luôn phải thận trọng để lựa chọn những thực phẩm phù hợp mà mình sẽ nạp vào cơ thể. Điều này sẽ hạn chế khả năng gây kích ứng của thức ăn đối với niêm mạc dạ dày. Khoai lang vốn có nhiều tác dụng trong việc giảm cân, nhưng bên cạnh đó là nhiều người đau dạ dày cũng đang lo lắng ăn khoai lang có được không?

Chuyên gia cho rằng đau dạ dày hoàn toàn CÓ THỂ ăn khoai lang thường xuyên, bởi chúng dễ tiêu hóa và chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết đối với đường ruột.

Cụ thể, khoai lang rất giàu tinh bột, chất xơ cùng khoáng chất và nhiều loại vitamin cần thiết khác nhau. Đặc biệt là những dưỡng chất quan trọng như beta-carotene, vitamin B2, C và E. Những thành phần này giúp ngăn ngừa tổn thương niêm mạc dạ dày, hạn chế tình trạng táo bón, hỗ trợ giảm viêm loét dạ dày, hỗ trợ phục hồi chức năng, tăng cường nhu động ruột, kiểm soát nồng độ axit dạ dày, chống oxy hóa nhờ các gốc tự do và giảm bớt cơn đau bao tử.

trào ngược dạ dày ăn khoai lang được khôngĐau dạ dày có thể ăn được khoai lang

Nhưng theo chuyên gia y tế, người bệnh có thể ăn khoai lang để giảm bớt triệu chứng nhưng không chữa được bệnh. Và đặc biệt, phải ăn đúng liều lượng, ăn đúng cách mới không gây ảnh hưởng ngược lại dạ dày. Vậy làm sao để biết ăn như thế nào, cùng tìm hiểu tiếp bài viết nhé.

> Thức ăn tốt cho dạ dày và đường ruột "càng ăn nhiều càng tốt"

Giá trị dinh dưỡng đối với đường ruột

Khoai lang - một loại củ quen thuộc đối với mọi thế hệ, không những được dùng để chế biến trong thức ăn mà chúng còn đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột nữa. Hiện nay, có 3 loại khoai lang phổ biến là khoai lang vàng, khoai lang trắng và khoai lang trắng. Mỗi loại đều mang tới nhiều dinh dưỡng cao và có ích cho sức khỏe.

Vậy để giải đáp “Ăn khoai lang có tốt cho dạ dày không” được kỹ càng hơn, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được những tác dụng sau:

Phục hồi và bảo vệ niêm mạc

Tinh bột chiếm 80% tổng khối lượng của khoai lang, nên khi người bệnh ăn vào, lượng tinh bột này sẽ được tạo thành đường, nhờ vào enzyme α-amylase làm chất xúc tác. Sau khi đi vào dạ dày, chúng sẽ tạo thành một lớp dịch nhầy giúp bảo vệ niêm mạc, nhờ đó mà tránh được những tác nhân như acid dịch vị hoặc HP gây đau dạ dày.

Cụ thể, trong 80% tinh bột này thì có tới 12% lượng không tiêu hóa được và chuyển hóa thành thức ăn cho lợi khuẩn trong ruột già. 80% lượng dễ dàng tiêu hóa thì sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể và 8% còn lại là lượng tinh bột tiêu hóa chậm, có khả năng tăng đường máu.

> Nội soi dạ dày có đau không? 5 Việc làm trước nội soi cần nhớ

Giảm căng thẳng cho dạ dày

Khoai lang sau khi hấp chín, mềm dễ ăn nên sẽ không gây co xát với dạ dày và tăng khả năng thấm bớt axit dịch vị. Đồng thời loại củ này còn chứa nhiều dưỡng chất ít gây áp lực lên dạ dày điển hình như chất xơ. Sự hiện diện của chất xơ trong khoai lang có thể giúp kiểm soát táo bón. Ngoài ra, chúng còn chứa một lượng lớn phytosterol có tác động tích cực đến hệ tiêu hóa. 

đau dạ dày có nên ăn khoai langĂn khoai lang có thể giúp bạn giảm căng thẳng

Chất xơ có 2 loại:

  • Chất xơ tan trong nước, dạng pectin tạo thành lớp màng nhầy, bảo vệ niêm mạc ruột, để tránh tiếp xúc với axit dịch vị.
  • Chất xơ không tan trong nước ở dạng cellulose và lignin sau khi đi vào cơ thể, giúp giảm lượng đường và axit dịch vị.

Ngoài ra trong vitamin 6 bao gồm một số dẫn xuất như pyridoxal, pyridoxamine và pyridoxal 5-phosphate có khả năng hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh gây đầy bụng khó tiêu.

> Đau bao tử uống nước dừa được không? #5 Lợi ích to lớn

Chống viêm và oxy hóa

Trong khoai lang có chứa hợp chất β-caroten - một chất oxy hóa có tác dụng giảm thiểu gốc tự do có hại, bảo vệ dạ dày trước phản ứng sưng và viêm. Bên cạnh đó còn có khoáng chất Magie giúp duy trì ổn định chức năng thần kinh và hệ cơ, từ đó hệ miễn dịch được khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ stress kéo dài. 

#3 Trường hợp không nên ăn khoai lang

Khoai lang thường được khuyên dùng như một lựa chọn thay thế lành mạnh hơn cho khoai tây vì có hàm lượng beta-carotene cao và giúp giảm lượng đường huyết. Tuy nhiên, khoai lang còn chứa một loại đường gọi là mannitol có thể gây đau dạ dày ở một số người có hệ tiêu hóa không tốt hoặc bị thận...Do đó khi bị viêm dạ dày ăn khoai lang được không thì sẽ không nếu người bệnh có kèm theo vấn đề sau:

  • Người bệnh gặp vấn đề về thận: Trong khoai lang chứa nhiều nhiều kali, chất xơ, vitamin A…nên khi chức năng thận yếu có thể khiến quá trình loại bỏ kali dư thừa ảnh hưởng và gây rối loạn nhịp tim. 
  • Người đang bị đầy bụng: Khi bị trướng bụng, chúng ta không nên ăn khoai lang vì sẽ gây tăng tiết dịch vị, khiến tình trạng đầy bụng nặng hơn và kèm theo ợ nóng, ợ chua. 
  • Người đang đói: Khoai lang chứa rất nhiều đường, nên lúc bụng đang đói mà ăn nhiều sẽ gây tăng tiết dịch vị và trướng bụng. Nên tốt nhất hãy hấp chín trước khi ăn hoặc luộc cùng ít rượu để hủy men.

Xem thêm: 15++Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả, an toàn

Cách ăn khoai lang hiệu quả

Sau khi đã có lời giải đáp về việc đau dạ dày ăn khoai lang có tốt không hay ăn khoai lang có bị đau dạ dày không? Thì để đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng tới bao tử, người bệnh cần phải chú ý tới một số yếu tố về cách ăn sau:

Hàm lượng nên ăn mỗi ngày

Theo chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh bị đau dạ dày nên ăn khoảng 100g - 200g khoai lang mỗi ngày, 3 - 4 trong tuần, mức độ vừa phải như thế này sẽ giúp giảm triệu chứng hiệu quả. Vì nếu bổ sung quá nhiều sẽ gây áp lực lên dạ dày, sản sinh một lượng CO2 lớn và dẫn tới tình trạng đầy bụng, ợ chua, ợ hơi,...

Bên cạnh đó phải nấu chín khoai lang, vì ăn sống sẽ rất hại dạ dày đó nhé.

đau dạ dày ăn khoai lang có tốt khôngNên ăn khoai lang đã được hấp chín

Loại khoai lang nên ăn?

Khoai lang tím, khoai lang vàng hoặc khoai lang trắng đều thích hợp cho người đau bao tử, nhưng tốt nhất là chọn khoai có màu sắc đậm. Bởi những loại này thường đặc trưng về lượng chất chống oxy hóa như lycopene hoặc β-carotene (hạn chế giảm sưng viêm).

Bên cạnh đó nên tránh những củ khoai bị mọc mầm hoặc có đốm đen, vì tình trạng này chứng tỏ củ không được bảo quản tốt, đang nhiễm phải nấm đen, bệnh độc tố sản sinh ra ipomeamarone gây độc hại cho gan.

Thời điểm nên ăn

  • Nên ăn khoai sau bữa sáng 1 tiếng vì những dưỡng chất trong khoai lang cần tầm 4 - 5 tiếng mới có thể hấp thụ hết được, nhờ vậy mà người bệnh không bị đầy bụng, khó tiêu và chán ăn trong bữa tiếp theo.
  • Không nên ăn vào buổi tối vì thời điểm này cơ thể đang ít vận động, quá trình tiêu hóa hoạt động kèm, khoai không được tiêu hóa hết rất dễ gây đầy bụng, trào ngược ợ chua.

> Uống nước gì để giảm axit dạ dày? 10+ Loại nước tốt nhất

Thực phẩm không nên kết hợp

Theo chuyên gia, không nên ăn khoai lang và quả hồng cùng một lúc, bởi vì lượng đường trong khoai sẽ kích thích acid dịch vị, đồng thời tanin và pectin trong quả hồng lại phải ứng với lượng acid đó. Và tất nhiên kết quả là khiến người bệnh vị đau dạ dày, sỏi hoặc chảy máu dạ dày.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp người đọc giải đáp được thắc mắc “Đau dạ dày ăn khoai lang được không?”. Đồng thời biết thêm nhiều công dụng của khoai lang đối với dạ dày và những lưu ý cần phải nhớ trong cách dùng loại củ này. Bên cạnh đó, nếu gặp phải triệu chứng đau dạ dày dai dẳng, không nên coi thường mà phải tới ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời nhé.  

Xem thêm:

- Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Ăn sữa chua loại nào, khi nào?

Cập nhật lúc: 23/02/2024
Loading...