Đau dạ dày uống cafe được không? Cách uống khi quá thèm

Thẩm định bởi:

Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Cafe từ lâu là thức uống quen thuộc, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của một số người, là khởi đầu của một ngày mới tràn đầy năng lượng, giúp chúng ta tỉnh táo trong khi làm việc. Tuy nhiên, ngày nay với việc ăn uống thiếu khoa học cùng lối sống thiếu lành mạnh, căn bệnh đau dạ dày đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Do đó việc đau dạ dày uống cafe được không đang là mối quan tâm của rất nhiều người? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc trên nên đừng bỏ lỡ nhé.

đau dạ dày uống cafe được khôngTìm hiểu đau dạ dày có uống cà phê được không

Liệu đau dạ dày uống cafe được không?

Cà phê là một trong những loại đồ uống phổ biến ở Việt Nam, mang đến hương vị quyến rũ, cân bằng giữa đắng và ngọt, đặc biệt có khả năng giúp chúng ta tỉnh táo trong những giờ làm việc căng thẳng. Vậy việc đau dạ dày uống cà phê được không? Câu trả lời là không nên, bởi:

Gây tăng axit dạ dày

Axit clohidric là một chất xúc tác quan trọng nhằm tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn để chúng dễ dàng tiêu hóa hơn. Tuy nhiên khi người bị đau dạ dày uống cà phê hoặc đồ uống chứa caffein thì sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến dạ dày. Bởi caffeine đã được chứng minh là gây ra các cơn co thắt thường xuyên ở đường tiêu hóa. Nó cũng có thể làm tăng axit dạ dày bằng cách kích hoạt sản xuất nhiều axit dạ dày hơn. Hàm lượng caffeine trong một tách cà phê đủ để có tác động lớn đến hệ tiêu hóa bạn rồi đó nhé.

> Đau dạ dày kiêng ăn gì? 15 Thực phẩm tránh xa

Viêm loét dạ dày

Cà phê là một loại đồ uống có tính axit, khi uống vào sẽ làm tăng nồng độ axit trong dạ dày hoặc đường tiêu hóa và dẫn đến tình trạng viêm dạ dày. Đặc biệt là đối với những người đang gặp vấn đề về dạ dày.

cách uống cà phê cho người đau dạ dàyUống cà phê khi gặp vấn đề về dạ dày có thể gây viêm loét dạ dày

Mất nước 

Với những người bị đau dạ dày, khi uống cà phê quá nhiều sẽ khiến tăng dịch cơ thể qua thiện, khiến chúng ta đi tiểu nhiều hơn và nguy cơ bị táo bón khá cao. Dần dần sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, mất nước và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Rối loạn hấp thụ khoáng chất

Bên cạnh việc bị mất nước, hàm lượng cafein trong cà phê cũng có thể giữ một số khoáng chất quan trọng như magie, kẽm, canxi,...Điều này tất nhiên là khiến cho dạ dày không còn được bảo vệ tuyệt đối như trước nữa. 

Gây nên sự căng thẳng

Cafein trong cà phê làm giải phóng hormone Norepinephrine và epinephrine, điều này khiến cho gia tăng sự căng thẳng, ức chế lên dạ dày, làm tình trạng đau dạ dày nặng hơn. Ngoài ra nó còn làm chúng ta có cảm giác tỉnh táo ảo. 

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Acid chlorogenic là một hoạt chất được tạo thành sau khi uống cà phê, nó khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, nhất là khi bụng rỗng. Lúc này người bệnh có thể sẽ phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, ợ nóng, nguy cơ viêm dạ dày tăng cao.

> Đau dạ dày uống gì? 12+ Loại nước đơn giản mà hiệu quả to

11+ Cách uống cà phê cho người đau dạ dày

Vậy là chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu hơn về vấn đề đau dạ dày có uống cà phê được không? hay là uống cà phê có đau dạ dày không? Hiện nay, cuộc sống với nhiều bộn bề lo toan, áp lực, căng thẳng cứ đẩy tới khiến dạ dày nhiều lần biểu tình. Thế bây giờ, bản thân chúng ta nên tiếp tục sở thích uống cà phê hằng ngày hay là lắng nghe cơ thể để thay đổi. Hiểu được nỗi lòng đó, chúng tôi sẽ bật mí một số cách uống cà phê mà ít gây ảnh hưởng khi bạn đang bị đau dạ dày:

  • Nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ
  • Chọn loại cà phê nhẹ, có ít acid hơn hoặc loại cà phê decaffeinated (không chứa caffeine). Cà phê Arabica thường tốt hơn cho dạ dày, hạn chế gây kích ứng hơn vì nó chứa ít acid hơn so với loại Robusta. Hạn chế cà phê espresso vì thường có nhiều acid hơn.
  • Uống cà phê sau khi ăn bữa sáng hoặc bữa trưa có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Người bệnh có thể thêm sữa, kem vào cà phê có thể giúp làm giảm tính chua của cà phê và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Đường có thể làm tăng acid dạ dày, vì vậy tránh thêm đường vào cà phê nếu có thể.
  • Uống nước sau khi uống cà phê có thể giúp rửa sạch cà phê khỏi niêm mạc dạ dày.
  • Hãy đảm bảo rửa sạch các dụng cụ và máy pha cà phê thường xuyên.
  • Cà phê lọc thường có ít acid hơn và ít dạ dày hơn so với cà phê espresso.
  • Lắng nghe cơ thể của chính mình. Nếu cảm thấy cà phê gây ra đau hoặc khó chịu cho dạ dày, hãy cân nhắc giảm lượng cà phê hoặc dừng uống hoàn toàn.
  • Một số nghiên cứu có chỉ ra rằng cà phê lạnh có nồng độ acid ít hơn  66% so với cà phê nóng.
  • Theo nghiên cứu, việc rang cà phê ở nhiệt độ cao có thể làm giảm tính acid, lưu ý phải rang đến khi chuyển sang màu sẫm.

đau dạ dày uống cà phê được khôngNên uống từng ngụm nhỏ cà phê

> Đau dạ dày ăn khoai lang được không? Giải đáp từ A-Z

#4 Thức uống có thể thay thế cà phê

Bản thân mỗi người chắc hẳn bây giờ cũng đã có đáp án cho câu hỏi đau dạ dày có nên uống cà phê hay không? Do đó, nếu những người nào quyết định không uống cà phê nữa nhưng lại có cảm giác nhạt mồm nhạt miệng thì có thể tham khảo một số đồ uống sau: 

  • Nước ép cà rốt: Trong nước ép cà rốt chứa nhiều vitamin A cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác mang tính kiềm, có khả năng trung hòa acid trong dạ dày và giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Nước cam tươi: Nước cam ngon và giàu vitamin C có thể làm dịu cơn đau từ dạ dày và giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Nước giấm táo: Giấm táo có khả năng giúp cân bằng acid dịch vị và hạn chế tình trạng ợ hơi, ợ chua.
  • Nước ép đu đủ: Trong đu đủ có chứa nhiều vitamin B1, B12 cùng nhiều acid gây men có thể làm dịu cơn đau từ dạ dày và tăng nhu động ruột giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra thuận lợi hơn.

Bài viết trên cũng đã phần nào giải đáp được thắc mắc: “Đau dạ dày uống cafe được không?” và cách uống cà phê hợp lý nếu như bạn vẫn không bỏ được chúng. Do đó đã là một tín đồ chân chính và thường xuyên phải đối diện với cơn đau từ dạ dày, hãy lên một kế hoạch cụ thể và chu đáo để tìm một loại đồ uống thay thế được nhé. 

Cập nhật lúc: 23/02/2024
Loading...