Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh tốt nghiệp hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội năm 2017. Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe.

Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng có thể ứng dụng mang đến kiến thức chuyên ngành chuẩn xác với ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu cho bạn đọc. 

Hiện tại, Dược sĩ Oanh đang là cố vấn phụ trách chuyên môn cho website: https://binhvithaiminh.vn/

Chức vụ

Trưởng phòng chuyên môn

Nơi công tác

Tập đoàn Dược phẩm Thái Minh

Trình độ học vấn, bằng cấp

Tốt nghiệp loại giỏi Dược sĩ Đại học hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội. Dược sĩ Oanh hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo và tích lũy được vốn kiến thức đa dạng trong các lĩnh vực Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế …

Kinh nghiệm

Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng, đặc biệt có kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe não bộ. Từ đó, Dược sĩ Oanh luôn nỗ lực mang đến cho người đọc những thông tin khoa học và chính xác nhất!

Kết nối với dược sĩ

Facebook: https://www.facebook.com/binhvithaiminh.official/  
Zalo: https://zalo.me/1926576177276952667 

Bài viết của chuyên gia

Đại tràng co thắt là gì? Uống thuốc gì? Có nguy hiểm không?

Đại tràng co thắt là bệnh lý lành tính, tuy nhiên bệnh lại gây ám ảnh cho người. Bởi nó gây ra các triệu chứng dai dẳng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống. Vậy đại tràng co thắt là gì? Nó có nguy hiểm? Người bệnh nên uống thuốc gì để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng từ bệnh lý này?  Đại tràng co thắt là gì? Viêm đại tràng co thắt là gì? Co thắt đại tràng là gì? – Đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích IBS) là bệnh lý rối loạn đường ruột chức năng với tình trạng đau bụng tái diễn liên quan đến quá trình đại tiện hoặc thay đổi thói quen đi đại tiện.  Đại tràng co thắt – Bệnh lý đường ruột khá phổ biến Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tình trạng rối loạn đại tiện như tiêu chảy, táo bón hoặc xen lẫn tiêu chảy và táo bón. Kèm theo đó là một số triệu chứng thường gặp như đầy tức bụng, chướng bụng. Những triệu chứng của bệnh thường có xu hướng mạn tính, gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống người bệnh. 10+ Cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn tức khắc Đại tràng co thắt đau ở đâu? – Vị trí đau thường là vùng bụng quanh rốn, bên trái, hạ vị đột ngột. Trong đó, vùng bụng bên trái và vùng bụng dưới là những vị trí dễ bị đau nhất. Đại tràng co thắt có nguy hiểm không? Co thắt đại tràng có nguy hiểm không? – Đại tràng co thắt là bệnh lý khá lành tình, không tổn thương tới thực thể đường ruột, không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy vậy, bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặt khác, do triệu chứng của bệnh không quá điển hình, có thể nhầm lẫn với những bệnh lý đường tiêu hóa khác. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa nếu xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo kèm theo sau:  Đại tràng co thắt kéo dài có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống Tuổi >50; Sụt cân nghiêm trọng; Đại tiện phân máu; Có khối vùng bụng hoặc ở hậu môn; Tình trạng thiếu máu không rõ nguyên nhân. Đau đại tràng co thắt uống thuốc gì? Khi đã hiểu rõ đại tràng co thắt là gì, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về các loại thuốc để điều trị bệnh. Thông thường, để điều trị bệnh hầu hết mọi người đều sử dụng thuốc tây để điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến: 15+ Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà hiệu quả tức thì Thuốc điều trị dấu hiệu bị táo bón Những loại thuốc này được sử dụng để điều trị táo bón cho người lớn và trẻ em trên 8 tuổi. Tuy nhiên, nó chỉ được sử dụng để điều trị táo bón tạm thời và không được dùng kéo dài. Thuốc điều trị bệnh táo bón Thuốc uống:  Forlax: Loại gói 10g/ gói và uống từ 1 – 2 gói/ ngày. Sorbitol: Loại 5g/ gói, uống từ 1 – 3 gói/ ngày. Duphalac: Loại 10g/ gói và dùng với liều lượng từ 1 – 3 gói/ ngày.  Thuốc tiêm, bơm trực tràng Dùng thuốc Microlax 3ml/ống và dùng trong trường hợp táo bón do co thắt trực tràng, hậu môn.  Thuốc trị dấu hiệu tiêu chảy Là nhóm thuốc được sử dụng để cầm tiêu chảy, trị chứng phân lỏng nát. Cụ thể: Thuốc trị dấu hiệu bị bệnh tiêu chảy Thuốc Actapulgite: Dùng từ 2 – 3 gói/ ngày. Thuốc Smecta: Dùng từ 2 – 3 gói/ ngày. Thuốc Loperamid: Loại 2mg/ viên và nên thử liều lượng từ 1 – 2 viên/ ngày, sau đó thực hiện điều chỉnh theo triệu chứng lâm sàng. Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm nhu động ruột, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và điều trị chứng tiêu chảy hiệu quả. Lưu ý, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, cần có sự chỉ định của bác sĩ. Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn là dấu hiệu bệnh gì? Thuốc chống viêm Thuốc chống viêm là loại thuốc không thể thiếu trong việc điều trị bệnh đại tràng. Nó có tác dụng chống viêm và ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh.  Một số loại thuốc chống viêm được chỉ định như: Sulfasalazine (Azulfidine), Mesalamine (Tidocol, Rowasa…), Balsalazide (Colazal), Olsalazine (Dipentum). Thuốc chống co thắt và ức chế cơ trơn Những loại thuốc trên có tác dụng ly giải co thắt trên sợi cơ trơn. Vì vậy, nó có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm đau bụng do việc rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ và không thể sử dụng cho một số trường hợp. Vì vậy, khi sử dụng người bệnh nên tham khảo và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc trị đau thắt, ức chế cơ trơn đại tràng Thuốc tiêm: Phloroglucinol (Spasfon) loại 40mg/ống sử dụng 1-3 ống/ngày Thuốc uống:  Phloroglucinol (Spasfon) loại 80mg/ viên và dùng khoảng 4 viên/ ngày. Hoặc thuốc Mebeverin (Duspatalin) loại 100mg/ viên và uống từ 2 – 3 viên/ ngày.  Thuốc trị chướng bụng đầy hơi Thuốc có tác dụng điều trị chứng chướng bụng, đầy hơi. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này cần lưu ý không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em và nó có thể gây ra tác dụng phụ. Trimebutine (Debridat): Loại 100mg/viên, sử dụng với liều lượng từ 1-6 viên/ngày. Domperidon Thuốc chống trầm cảm Trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt thường có 2 loại thuốc chống trầm cảm được dùng là:  Thuốc chống trầm cảm cũng là loại thuốc được sử dụng cho bệnh đại tràng cho thắt Thuốc chống trầm cảm 3 vòng như Amitriptyline; Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc Serotonin (tác dụng Fluoxetine, Citalopram và paroxetine); Thuốc nam, thực phẩm chức năng Nếu như thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ thì người bệnh có thể tham khảo điều trị bệnh đại tràng co thắt bằng thuốc nam hoặc thực phẩm chức năng. Bởi những loại thuốc này có trong thảo dược tự nhiên trong vườn nhà có tác dụng ngăn ngừa sự tiến diễn của bệnh viêm đại tràng hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ. Chẳng hạn như rễ cây đinh lăng, bột mầm lúa mì, nước ép dứa, củ riềng,…  Lưu ý, những loại này cần pha với liều lượng thích hợp và uống trước bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiên trì uống trong vòng 1 – 2 tháng để thấy hiệu quả điều trị tích cực.  Viêm thực quản trào ngược độ a là gì? Ăn gì? Kiêng ăn gì? #2 Lưu ý khi điều trị đại tràng co thắt Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh co thắt đại tràng, mọi người cần lưu ý một số điều sau: Tham khảo ý kiến của bác sĩ Co thắt đại tràng nên làm gì? – Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh đại tràng co thắt, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt là những đối tượng nhạy cảm như bà bầu, người bị suy giảm chức năng gan, thận, trẻ em dưới 12 tuổi. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Bên cạnh đó, cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ. Nếu sử dụng không đúng với liều lượng, người bệnh có thể xuất hiện nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Những loại thuốc được sử dụng trong điều trị co thắt đại tràng đều chứa tác dụng phụ như dị ứng, mẩn ngứa, đau đầu, buồn nôn,… Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng bất thường thì người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn, can thiệp kịp thời.  Đau bụng dưới là bị gì? 10+ Căn bệnh tiềm ẩn dễ mắc phải Thực đơn cho người bị viêm đại tràng co thắt Đại tràng co thắt nên ăn gì? – Những người bị viêm đại tràng co thắt, đặc biệt người có dấu hiệu bị táo bón nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để lợi khuẩn trong đường ruột phát triển. Bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng chất xơ hòa tan với khoảng 10 – 25g/ bữa.  Bổ sung đầy đủ thực phẩm tốt cho bệnh tiêu hóa Lưu ý, những loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan trong các loại rau củ non, bơ, chuối, đu đủ, cám gạo, yến mạch, cà rốt, đậu Hà Lan cùng các loại hoa quả thuộc họ cam quýt,…  Ưu tiên ăn các loại thịt nạc gia súc, gia cầm, cá,… Bên cạnh đó, khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế nuốt khí vào. Thói quen này giúp giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi, giảm sự căng giãn đột ngột của ống tiêu hóa. Qua đó, người bệnh có thể hạn chế được tình trạng kích thích co bóp của ruột, giảm số lần đi đại tiện, giảm đau. Viêm đại tràng có tự khỏi không? Thực hư thế nào? #8 Biện pháp phòng ngừa viêm đại tràng co thắt Nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh co thắt đại tràng, cần lưu ý: Phòng ngừa bệnh đại tràng co thắt Bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa, bao gồm các loại men vi sinh có trong sữa chua, thực phẩm lên men,… Bổ sung nhiều rau xanh để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn; Tránh sử dụng đồ uống ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như nước ngọt có gas, bia rượu, chất kích thích; Tránh việc ăn quá no hoặc bỏ bữa bởi nó có thể khiến bệnh nặng hơn. Ăn chín, uống sôi, tránh sử dụng thực phẩm sống chưa qua chế biến; Uống nhiều nước, nạp thêm muối khoáng cùng các loại vitamin cần thiết cho cơ thể; Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cơ thể, ngừa bệnh tật hiệu quả; Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và thoải mái; Hiểu rõ bệnh đại tràng co thắt là gì, dấu hiệu và cách điều trị sẽ giảm thiểu được những biến chứng bệnh gây ra. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc, và có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đau âm ỉ bụng dưới – 20 bệnh lý tiềm ẩn có thể gây nguy không? Nhuận tràng là gì? 10 Thực phẩm chữa tốt số 1, 99% chưa biết Triệu chứng gerd là gì? #2 Nguyên nhân & cách điều trị

Cây nhọ nồi có tác dụng gì? 12 Công dụng 99% chưa ai biết

Cây nhọ nồi (Tên khoa học: Eclipta prostrata L, thuộc họ Cúc: Asteraceae) hay còn có tên gọi thân thuộc khác là cây cỏ mực, lăng kim thảo. Một loại cây thân thảo thường mọc dại ở vùng bãi cỏ ẩm ướt hoặc ven sông, ao, hồ, và khu vực nước lụt thường xuyên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tới những công dụng tuyệt vời của loài cây này đối với sức khỏe. Vậy cây nhọ nồi có tác dụng gì? mà hiện nay khiến nhiều người xôn xao vậy.  Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này để không bỏ lỡ kiến thức bổ ích nhé. Tìm hiểu về công dụng của cây nhọ nồi Tổng quan về cây nhọ nồi Cây nhọ nồi (cỏ mực) là loại cây thảo sống lâu năm, thường cao từ 30 đến 100 cm. Dựa vào hình ảnh dưới đây, mọi người đều có thể quan sát được loài này có thân màu đó đỏ tía hoặc màu lục, lông mọc khá cứng, ở các mấu thường phình to ra. Hình ảnh cây cỏ mực (cây nhọ nồi) Lá cây nhọ nồi mọc đối, gần như không có cuống lá, ở hai mặt lá và mép lá có bao phủ một lớp lông, đồng thời có khía răng rất nhỏ. Hoa nhọ nồi màu trắng, khá nhỏ thường mọc ở ngay trên ngọn cây hoặc giữa các kẽ lá.  Loài cây này thường mọc ở những vùng ẩm ướt nên đôi khi sẽ có ở trong vườn nhà bạn nên đừng nhổ, phá đi nhé. Vì có thể bạn đã bỏ lỡ một thảo dược rất là tốt đối với sức khỏe đó. Vậy tác dụng của cây nhọ nồi là gì? Hãy đọc tiếp bài viết nhé. 20+ Cách trị đầy hơi khó tiêu tại nhà từ dân gian cực nhanh Cây nhọ nồi có tác dụng điều trị rối loạn tiêu hóa Cây nhọ nồi có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, khi từ lâu đã nghe tới công dụng này rồi nhưng chưa được chắc chắn. Theo y học Cổ truyền Ấn độ, ăn cỏ mực tươi là bài thuốc hữu hiệu để điều trị các chứng bệnh khó chịu ở dạ dày như táo bón, khó tiêu…Đồng thời nó cũng thành công trong khả năng giúp hồi phục lại sự cân bằng trong hệ tiêu hóa.  Một số nghiên cứu mới đây được ghi chép trong Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (National Library of Medicine) có chỉ ra rằng, trong cây cỏ mực có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất có khả năng trung hòa axit đáng kể và cải thiện các chứng khó chịu do viêm loét dạ dày – tá tràng gây nên như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị,…Ví dụ như các hoạt chất tanin, carotene, vitamin K, flavonozit,…Do đó cây nhọ nồi chữa đau dạ dày đã được chứng mình qua nhiều nghiên cứu chứ không chỉ là tin đồn. Cách chữa trị:  Đem nhọ nồi đi rửa sạch rồi ngâm nước muối để loại bỏ các bỏ hết bụi bẩn, rồi để cho ráo nước Xay nhuyễn phần lá và thân rồi lọc bỏ bã Lấy phần nước vừa lọc được rồi hòa thêm 1 lít nước sạch. Chia thành 2 phần để uống trong ngày.  Lọc và lấy phần nước uống để chữa đau dạ dày Uống nước nhọ nồi có tốt không thì đáp án chắc hẳn là có. Tuy nhiên, cỏ mực có tính hàn, nên người bệnh không nên dùng khi đang điều trị những tình trạng như: thường xuyên đi ngoài phân sống, phân lỏng, người có cơ địa hư nhược hoặc đang mắc viêm đại tràng mãn tính, phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Ngoài ra với trường hợp đang dùng thuốc chống đông máu, phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 15+ Mẹo chữa đau bụng đi ngoài dân gian không cần thuốc Công dụng của cây cỏ mực đối với gan Cây nhọ nồi có chứa hàm lượng flavonoid cao cùng một số hoạt chất sinh học khác như wedelolactone nên có tác dụng cải thiện chức năng gan và điều trị các bệnh lý như viêm gan hoặc là vàng da. Một nghiên cứu khoa học được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc giá Hoa Kỳ 2015 đã công bố tác dụng của dịch chiết ethanol trong cỏ mực có tác dụng giúp tăng trọng lượng gan. Đồng thời còn thúc đẩy hoạt động của các enzym trong gan, bảo vệ gan khỏi các tác hại từ bia rượu. Cách chữa trị:  Dùng 30gr nhọ nồi sắc chung với 15gr đường quy ,15gr trạch tả và 20gr trinh nữ rồi uống. Vậy uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì khi điều trị gan nhiễm mỡ do bia rượu không? Chắc chắn là có nhưng phải thêm các nguyên liệu vào các vị thuốc đã nêu ở trên như chỉ củ tử 15gr, 30gr cát căn và 15gr bồ công anh.  Công dụng giảm đau từ cỏ mực Dịch chiết ethanol và các hợp chất alkaloid có trong cỏ mực có tác dụng giảm đau rất tốt. Vậy cỏ nhọ nồi chữa bệnh gì? Thực tế, loài cây này được ứng dụng nhiều trong điều trị đau lưng, đau răng, viêm nha chu và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Cách chữa trị: Lấy khoảng một nắm nhỏ lá của nhọ nồi rồi giã ra và vắt lấy nước, thêm 1 ít mật ong vào. Rồi bôi lên chỗ nướu bị sưng đau hoặc những vết lở loét trong miệng.  Giã lấy nước rồi thêm một ít mật ong vào Uống gì để giải rượu? 15+ Loại nước thần dược tỉnh ngay Tác dụng kháng khuẩn của nhọ nồi Cây nhọ nồi chữa bệnh gì mà từ xa xưa, Y học cổ truyền ở nhiều nước đã dùng để chống nhiễm trùng? Thực tế hiện nay vào năm 2011, các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của cỏ mực và cho thấy dược liệu này có thể kháng lại 9 chủng vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu vàng và E.coli.  Hiện nay cây nhọ nồi đang được ứng dụng trong điều trị bệnh nấm lưỡi, mụn nhọt, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Cách chữa trị: Dùng lá nhọ nồi rồi rửa sạch và giã lấy 10ml nước rồi cho ít mật ong vào và khuấy đều. Dùng bông hoặc vải mềm bôi hỗn hợp lên lưỡi. Áp dụng 2 – 3 lần/ngày, sử dụng mật ong nguyên chất. Điều trị viêm đường hô hấp từ cỏ mực Trong thành phần có cây nhọ nồi có chứa hoạt chất với khả năng làm tiêu đờm, kháng viêm. Nên được ứng dụng trong điều trị bệnh cúm, cơn ho có đờm, ho khan và nhiễm trùng đường hô hấp.  Tuy nhiên, cỏ mực chỉ điều trị viêm đường hô hấp trong trường bị bị nhẹ, chưa có dấu hiệu nặng như suy hô hấp. Nên khi triệu chứng đang nặng phải tới bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cách điều trị: Cho 20g cỏ mực, 12gr củ rẻ quạt, 20gr bồ công anh, 16gr kim ngân hoa, 16gr cam thảo đất vào ấm rồi sắc lấy uống. Nên dùng liên tục trong vòng 3 đến 5 ngày. Sắc uống liên tục 3 tới 5 ngày để giảm ho 5 Cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày “thần dược” ít ai biết Thúc đẩy tăng trưởng tóc Dịch chiết trong nhọ nồi có chứa methanol – yếu tố giúp kích thích quá trình phát triển của nang tóc, tiềm năng trong điều trị chứng rụng tóc, hói đầu. Ngoài ra, cây cỏ mực còn có công dụng ngăn ngừa tóc bạc sớm.  Cách điều trị: Để dưỡng tóc, nên giã cỏ mực rồi lấy nước, rồi trộn lẫn với dầu dưỡng tóc, Sau đó massage da đầu và tóc để dưỡng chất được thấm sâu vào. Giúp mắt được tốt hơn Trong cỏ mực có chứa carotene – hoạt chất chống oxy hóa và nâng cao sức khỏe cho đôi mắt. Đồng thời chúng còn có khả năng hỗ trợ ức chế các gốc tự do, ngăn chặn tình trạng đục thủy tinh thể và thoái hóa ở mắt. Cách điều trị:  Đem một nắm nhọ nồi đi rửa sạch rồi để cho ráo nước Xay nhuyễn phần lá và thân rồi lọc bỏ bã Lấy phần nước vừa lọc được rồi hòa thêm 1 cốc nước ấm. Chia thành 2 phần để uống trong ngày.  Cải thiện sức khỏe tim mạch Theo các nhà nghiên cứu, cây nhọ nồi là dược liệu có tính lợi tiểu nên có công dụng rất tốt khi kiểm soát huyết áp và làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch.  Cách điều trị:  Rửa sạch phần lá và thân của cỏ mực rồi đem đi xay nhuyễn Lọc lấy phần nước rồi thêm 500ml nước ấm vào Chia thành 2 phần uống trong ngày. Giúp chống nhiễm trùng bàng quang Uống nước nhọ nồi có tác dụng gì thì đáp án là giúp chống được nhiễm trùng đường bàng quang khá hiệu quả đó nhé. Hiện nay, có tới 80% ca nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do E.coli gây ra. Cây nhọ nồi có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, kể cả E.coli. Đồng thời còn có khả năng hạn chế tối đa các biến chứng do nhiễm khuẩn huyết khi không may bị viêm bàng quang.  Cách điều trị:  Rửa sạch cỏ Nhọ nồi 20g, Râu ngô 30g, Bạch mao căn 30g, Bông mã đề 30g rồi sắc uống ngày 1 thang. Giúp cầm máu hiệu quả Lá nhọ nồi có tác gì trong cầm máu khi mà khi còn nhỏ, ông bà ta thường bảo rằng nhai lá cỏ mực rồi đắp lên vết chảy máu thì sẽ khiến máu ngừng chảy và vết thương mau lành. Thực chất, từ xưa cây cỏ mực đã luôn có mặt trong các bài thuốc dân gian ở nước ta cũng như trung quốc để điều trị nhiều chứng bệnh do xuất huyết như chảy máu cam, rong kinh, rong huyết, băng huyết sau sinh, ho ra máu,… Cách điều trị: Cho 12gr cỏ mực, 8gr đan bì, 12gr sinh địa, 12gr trắc bách diệp, 12gr tiên hạc thảo, 9gr tri mẫu, 12gr hỏa ma nhân, 15gr rễ cỏ tranh và 9gr hoàng cầm vào ấm rồi đem đi sắc, uống ngày 1 thang thuốc.  Dùng cây cỏ mực để đắp trên vết thương chảy máu Hạt sang chữa dạ dày không cần thuốc thực hư lời đồn? Hỗ trợ chống ung thư Năm 2011, các nhà khoa học ở Ấn độ đã phát hiện ra nhọ nồi có tác dụng loại bỏ và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, có hiệu quả trong điều trị ung thư gan. Đồng thời cây cỏ mực còn chứa các hoạt chất có tác dụng phá hủy các kết nối giữa các phân đoạn DNA, tiêu diệt các tế bào gây ung thư. Tác dụng điều trị sốt Uống cây nhọ nồi có tác dụng gì trong điều trị sốt không? là mối quan tâm của khá nhiều người. Theo Y học cổ truyền, nhọ nồi là vị thuốc có tính hàn nên có tác dụng hạ sốt khá hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn được ứng dụng rộng rãi trong điều trị sốt phát ban, sốt xuất huyết,… Cách điều trị: Cho 20gr nhọ nồi, 20gr sài đất, 20 gr củ sắn dây, 12ge ké đầu ngựa, 16gr cam thảo đất, 16gr cây xối xây vào ấm rồi sắc lấy nước uống. Ngày 1 thang. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp người đọc có thể giải đáp được thắc mắc “Cây nhọ nồi có tác dụng gì?” và những bài thuốc có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên khi các triệu chứng mà bản thân đang gặp phải có xu hướng ngày càng trở nặng thì phải tới ngay bệnh viện để được thăm khám chứ không tự ý sắc uống tại nhà nhé.   Chia sẻ  

Cây lược vàng chữa dạ dày không? 5 Bài thuốc thần kỳ tại nhà

Từ xa xưa tới nay, cây lược vàng được coi là loài cây trị bách bệnh, nhưng không ít người lại coi đây chỉ là thông tin sai sự thật. Sự thật, các nhà dược học đã tiến hành nghiên cứu về thành phần dược chất của cây lược vàng, và người ta thấy rằng loài cây này có tác dụng trong quá trình điều trị đau dạ dày. Cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng cụ thể của cây lược vàng chữa dạ dày cũng như các bài thuốc thần kỳ sử dụng dược liệu này nhé. Tìm hiểu về công dụng của cây lược vàng đối với dạ dày Tổng quan về cây lược vàng Cây lược vàng có tên khoa học là Callisia Fragrans, thuộc họ Thài lài, dân gian thường gọi là là cây giả khóm, cây địa lan,…Theo như hình ảnh minh họa, chúng ra có thể dễ dàng nhận thấy đây là loài thân thảo, lá có hình elip, chiều dài của lá tầm 25cm và rộng 4cm. Hoa của cây mọc chùm, xếp thành một trục dài tạo nên một chùm lớn rất độc đáo. Cây lược vàng ưa bóng râm nên sẽ thường được tìm thấy ở vùng có khí hậu ấm.  Hình ảnh của cây lược vàng Theo Y học cổ truyền, các bộ phận của cây lược vàng đều có tác dụng hỗ trợ thanh lọc cơ thể, tiêu viêm, nhuận tràng, giải độc…Lá sẽ được người dân thu hoạch vào buổi sáng sớm, vì lúc này sẽ giữ được toàn bộ dược tính. Các bộ phận của cây khi đã thu hái cần phải rửa sạch rồi dùng tươi hoặc phơi khô. Công dụng của cây lược vàng chữa dạ dày Chắc hẳn rất nhiều người bệnh quan tâm và không biết liệu cây lược vàng có chữa được dạ dày không hay chỉ là lời đồn. Thực tế hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng của cây lược vàng trong điều trị dạ dày theo cả y học cổ truyền và y học hiện đại.  Theo Y học hiện đại Các nhà nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, toàn bộ cây lược vàng đều có chứa hoạt chất flavonoid với vai trò như một vitamin P, có khả năng làm tăng sức bền mạch máu. Đồng thời còn có tác dụng như vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và dạ dày. Đồng thời hoạt chất này còn được ứng dụng như một chất kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn trong dạ dày, giảm đau và chữa lành các vết loét. Ngoài ra các acid béo, vitamin nhóm B, steroid có trong cây lược vàng còn có công dụng trong quá trình làm lành vết thương, hoạt huyết và an thần. Cây lược vàng có hiệu quả trong việc tiêu diệt các vi khuẩn ở dạ dày Bên cạnh đó, theo y học hiện đại thì loài thảo dược này vẫn đang được ứng dụng trong các bài thuốc để giúp ức chế hình thành và phát triển của tế bào ung thư, nâng cao sức đề kháng và kích thích sự sản sinh các tế bào một cách tự nhiên. >>> Cây nhọ nồi có tác dụng gì? 12 Công dụng 99% chưa ai biết Theo Y học cổ truyền Trong Đông y, cây lược vàng có vị chua nhẹ, hơi nhạt, tính hàn và có ít độc. Nên loài dược liệu này có công dụng rất tốt để thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm cũng như hỗ trợ hồi phục các vết thương hở, vết bầm.  Đồng thời không thể không nhắc tới công dụng điều trị bệnh lý về đường tiêu hóa, dạ dày của cây lược vàng. Được sử dụng nhiều trong các bài thuốc từ xưa cho tới này. Vậy những bài thuốc này như thế nào? Tìm hiểu tiếp bài biết nhé. 5 bài thuốc dùng cây lược vàng chữa đau dạ dày Dưới đây là tổng hợp 5 bài thuốc phổ biến nhất dùng cây lược vàng chữa dạ dày mà người bệnh có thể tham khảo. Nhai sống lá cây lược vàng Chuẩn bị khoảng 1 đến 2 lá cây lược vàng rồi đem đi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5- 7 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và ký sinh trùng bám trên lá. Sau đó thái nhỏ lá cây rồi cho vào miệng nhau sống và nuốt. Nên thực hiện 3 lần/ ngày vào trước bữa ăn sáng, trưa và tối. Cây lược vàng ngâm với rượu Chuẩn bị tầm 20 lá cây và 1 lít rượu trắng có nồng độ hơn 35 độ cùng 1 lọ thủy tinh. Đem lá cây rửa sạch cho hết bụi bẩn bám vào và đập dập. Sau đó thái từng đoạn ngắn rồi đem đi phơi khô trong 1 nắng Xếp lá lược vàng vào lọ thủy tinh rồi cho rượu trắng vào, đậy nắp kín lại. Ngâm trong vòng 10 tới 15 ngày là có thể đem ra sử dụng. Với rượu này bạn này uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống 1 ly khoảng 15m. Uống liên tục trong 3 tuần để đạt được hiệu quả cao. Lá lược vàng đem đi ngâm rượu trong 10  ngày mới sử dụng được >>>Đau dạ dày ăn chuối được không? #5 Lời khuyên cần nhớ Dịch ép từ cây lược vàng trị đau dạ dày Chuẩn bị từ 3 đến 5 lá cây, nên chọn lá nào còn nguyên vẹn và tươi xanh Đem lá đi rửa sạch để hết bụi bẩn, nên ngâm với nước muối loãng Đưa lá đi giã trong cối hoặc xay nguyễn ra Lọc hỗn hợp qua rây, bỏ bã lấy nước cốt Nên uống sau khi ăn và kiên trì dùng trong khoảng 1 tháng để cảm nhận được hiệu quả rõ ràng.  Kết hợp lá cây lược vàng và mật gấu Chuẩn bị từ 3 đến 5 lá cây, nên chọn lá nào còn tươi và nguyên vẹn  Đem lá đi rửa sạch và ngâm nước muối loãng để hết bụi bẩn Đưa lá đi giã trong cối hoặc xay nguyễn ra Lọc hỗn hợp qua rây, bỏ bã lấy nước cốt Trộn lẫn hỗn hợp nước lá này với mật gấu theo tỉ lệ 5:1 và dùng ngày 2 lần vào sáng tối. Kết hợp mật gấu và cây lược vàng để chữa đau dạ dày Trà từ cây lược vàng chữa đau dạ dày  Chuẩn bị 5 lá cây lược vàng rồi rửa cho thật sạch, đem đi thái nhỏ và cho vào ấm trà Đổ nước đun sôi vào ấm và hãm trà trong 12 tiếng là có thể uống được rồi Với phương pháp này, người bệnh có thể chia thành nhiều lần để uống trong ngày. Không chỉ giúp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả mà còn cải thiện tốt hệ tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc. >>>Cây lược vàng chữa dạ dày không? 5 Bài thuốc thần kỳ #7 Lưu ý khi dùng lược vàng trị đau dạ dày Lưu ý, mỗi người sẽ có cách bào chế các bài thuốc từ cây lược vàng khác nhau, do đó nên lựa chọn cách dùng cây lược vàng chữa đau dạ dày phù hợp nhất. Tuy cây lược vàng có công dụng chữa đau dạ dày, nhưng để đảm bảo được sử dụng an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: Trong thành phần của cây lược vàng có chứa nhiều dược chất có tính kháng viêm khá mạnh nên không được dùng quá nhiều và lạm dụng. Nếu không sẽ gây tổn thương nặng tới thanh quản. Các thành phần chứa trong cây có thể gây nên một số tác dụng phụ khi cơ thể người bệnh quá mẫn cảm. Do đó khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong khi dùng thuốc như dị ứng, mẩn đỏ, sưng cổ họng thì phải ngưng sử dụng và tới bệnh viện ngay. Dùng cây lược vàng để điều trị đau dạ dày chỉ trong trường hợp nhẹ, không quá nghiêm trọng. Nên nếu bị đau nặng thì phải tới bệnh viện chứ không được điều trị tại nhà. Giống như những bài thuốc dân gian khác, việc sử dụng cây lược vàng để trị đau dạ dày thường sẽ không mang lại hiệu quả tức thời. Vì vậy người bệnh phải kiên trì thực hiện bài thuốc này đều đặn, không ngắt quãng thì lúc đó mới thấy được hiệu quả.  Với người bệnh có cơ địa dễ bị lạnh thì không nên uống nước từ lá cây lược vàng vào buổi tối. Đặc biệt với những người bị xơ gan, viêm gan hay bệnh lý huyết áp, tiểu đường thì không dùng rượu ngâm nhé. Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc từ lá cây lược vàng để chữa bệnh đau dạ dày, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để bệnh nhanh chóng khỏi. Nên tăng cường bổ sung các rau củ, trái cây, thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như ngũ cốc, trứng,…Đương nhiên phải tránh xa các loại thức ăn gây nghiêm trọng hơn cho dạ dày như đồ ăn chế biến sẵn, đồ cay nóng, dầu mỡ,…  Thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người đọc đã hiểu hơn về những tác dụng của cây lược vàng chữa dạ dày. Cũng như chỉ cần vài bước cơ bản là có thể tự bào chế nên bài thuốc từ cây lược vàng rồi. Tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mà hiệu quả điều trị và thời gian cũng sẽ khác nhau. Khi các triệu chứng dạ dày trở nặng, phải tới bệnh viện ngay lập tức chứ không tự ý điều trị tại nhà nhé. >>>5 Cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày “thần dược” ít ai biết >>> Uống tinh bột nghệ chữa dạ dày vào lúc nào hiệu quả nhất?  

Hạt sang chữa dạ dày không cần thuốc thực hư lời đồn?

Công dụng của hạt sang chữa dạ dày thực chất chỉ là lời đồn hay là có hiệu quả thực sự. Từ xa xưa, dân tộc H’Mông đã dùng phương pháp này để điều trị các triệu chứng của bệnh dạ dày. Và tới nay mẹo dùng hạt sang vẫn được nhiều người áp dụng. Vậy thực hư hạt sang có chữa được dạ dày không? Cùng tìm hiểu ngay Tìm hiểu nay về công dụng của hạt sang với dạ dày Hạt sang là gì? #8 Công dụng với dạ dày và đại tràng Hạt sang còn được gọi với nhiều cái tên thân thuộc như hạt sành, hạt dạ dày. Hạt có kích thước khá nhỏ, hình cúc áo, vị hơi đắng nhưng dễ uống. Loại hạt này có nguồn gốc từ vùng bản cao của dân tộc H’Mông, người dân nơi đây không tự trông được mà phải lên rừng lấy về nên số lương hạt không nhiều.  Hình ảnh của hạt sang (hạt sành) 7 Thực đơn cho người đau dạ dày 1 TUẦN “không lo trùng” Ban đầu, người H’Mông dùng hạt sành để ngâm rượu uống, nhưng sau đó họ đã phát hiện được công dụng làm giảm triệu chứng của bệnh đau dạ dày, đại tràng nên đưa vào bài thuốc dân gian. Cụ thể: Công dụng đối với đau dạ dày Hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP Thúc đẩy quá trình làm lành các vết loét, kích thích tái tạo niêm mạc dạ dày Hỗ trợ điều trị dứt điểm viêm dạ dày cấp  Hạt sang chữa trào ngược dạ dày bằng việc cải thiện các triệu chứng của bệnh dạ dày như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, cảm giác mắc nghẹn ở cổ họng.  Hỗ trợ đặc trị các bệnh viêm loét dạ dày, dạ dày xuất huyết, đầy hơi, chướng bụng, viêm hang vị dạ dày,… Công dụng đối với đại tràng Hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh viêm loét đại tràng, viêm đại tràng co thắt, xuất huyết đại tràng,… Hỗ trợ đặc trị được bệnh lý viêm đại tràng cấp  Cải thiện các triệu chứng ăn khó tiêu do viêm ruột, táo bón, đi ngoài ra phân lỏng, phân nát không khuôn, phân sống hoặc có lẫn máu. >>>Nhịn ăn sáng có tác hại gì? Sững sờ khi biết hậu quả này >> Nuốt hạt mận có tiêu hóa được không? Lỡ nuốt thì phải làm sao Thực hư hạt sang chữa đau dạ dày  Dịch vị tiêu hóa là một phần không thể thiếu trong dạ dày. Chúng được tiết ra từ các tuyến niêm mạc ở dạ dày, có thành phần gồm HCO3 và chất nhầy. Đây là yếu tố để tạo nên một lớp màng bảo vệ giúp đại tràng và dạ dày hoạt động trơn tru và khỏe mạnh hơn. Vi khuẩn HP gây tổn thương trực tiếp tới niêm mạc dạ dày 20+ Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà “chẳng tốn kém” Tuy nhiên, ở những người có thói quen ăn uống không khoa học, sử dụng rượu bia, đồ ăn cay nóng thường xuyên, hoặc dùng kháng sinh liên tục thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn HP. Tình trạng này khiến quá trình tổng hợp chất nhầy bị rối loạn, làm giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự phá hủy của acid dạ dày cùng các enzym tiêu hóa. Theo các nhà nghiên cứu, hạt sang có chất nhớt, chất chát và đắng giúp hỗ trợ khắc chế các ổ vi khuẩn HP, mang tới hiệu quả điều trị cao. Chất nhờn trong hạt sang tương đồng với chất nhầy ở niêm mạc dạ dày. Vậy nên loại hạt này có khả năng hỗ trợ bảo vệ và ngăn ngừa acid dạ dày tấn công vào các ổ loét. Nhờ đó mà hạt sang được ứng dụng nhiều trong điều trị giảm đau và chữa lành các ổ loét. Đồng thời chất đắng và chát của nó còn có khả năng hỗ trợ tiêu diệt được các vi khuẩn HP, ví như chất kháng sinh tự nhiên vậy. Hạt sang là loại hạt lành tính, không chứa độc tố hay có tác dụng phụ như thuốc tây. Vì chúng tồn tại trong tự nhiên, chủ yếu ở trong rừng rậm, bởi vậy được nhiều người bệnh và thầy thuốc tin dùng. Kết luận: Vậy hạt sang chữa dạ dày có tốt không? Thực tế, hạt sang có khả năng hỗ trợ cải thiện các vấn đề dạ dày ở mức tạm thời, không có tác dụng đối với trường hợp mãn tính. >>>Đau dạ dày ăn chuối được không? #5 Lời khuyên cần nhớ #3 Bước chữa đau dạ dày bằng hạt sang Liệu trình chữa trị bằng hạt sang sẽ kéo dài 40 ngày khoảng 10 hạt sang. Nếu người bệnh bị nhẹ thì chỉ cần dùng 1 liệu trình là các triệu chứng đã cải thiện rõ rệt rồi. Nhưng đối với trường hợp nặng hơn thì cần phải tới 2, 3 liều trình thì các biểu hiện mới có dấu hiệu thuyên giảm. Cách dùng hạt sang chữa dạ dày được làm theo các bước như sau: Bước 1: Cạo lớp vỏ bên ngoài cho thật sạch, đến khi chỉ còn lớp nhân bên trong cứng và màu trắng đục. Bước 2: Chia nhỏ hạt sành thành 8 phần, mỗi hạt sang sử dụng được 4 ngày. Người bệnh nên uống ngày 2 lần, sáng tối sau ăn 30 phút Bước 3: Nên uống trực tiếp với nước sôi đã nguội hoặc hãm với nước nóng. Các bước sơ chế và cách sử dụng hạt sang Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Xếp hạng 15+ thứ tốt nhất Cách uống hạt sang chữa dạ dày sao cho đúng thì người bệnh nên uống sau khi đã ăn no, bởi nếu uống lúc đói thì sẽ gặp hiện tượng say như say cà phê, trà vậy. Lưu ý Nếu dùng cho trẻ em hoặc người bệnh có tiền sử mắc huyết áp cao thì có thể giảm liều dùng thành 1 hạt 5 ngày. Tránh dùng chung hạt sang với mật ong. Trong quá trình dùng hạt sang để điều trị, không nên uống rượu bia, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ,…mà cần bổ sung nhiều rau xanh trong chế độ ăn.  >>>5 Cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày “thần dược” ít ai biết #4 Lưu ý chính khi sử dụng hạt sang chữa đau dạ dày Hạt sang chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng, không phải là phương pháp điều trị chính, nên không thể thay thế được phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời người bệnh cần phải lưu ý những vấn đề sau: Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ dưới 6 tuổi và người bị táo bón. Chỉ nên uống sau khi ăn no, không sử dụng lúc đói. Người bệnh đang sử dụng thuốc tây để giúp giảm đau, hạ sốt và kháng viêm như Aspirin, Corticoid, NSAID,..có thể gây nên tình trạng rối loạn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc và làm trầm trọng hơn các vết loét. Vì vậy phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng hạt sang để hỗ trợ bảo vệ dạ dày, đại tràng sớm nhé. Luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. >>>15++Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà không cần thuốc Hạt sang chữa dạ dày là bài thuốc Đông y đem tới nhiều hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng của người bệnh nhưng cũng còn tùy thuộc vào cơ địa từng người nữa. Do đó người bệnh bị đau dạ dày kết hợp dùng hạt sang và điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học và lối sống lành mạnh để bệnh nhanh chóng khỏi. Tham khảo thêm: Thực phẩm chức năng Bình Vị Thái Minh tốt cho người viêm loét dạ dày Uống tinh bột nghệ chữa dạ dày vào lúc nào hiệu quả nhất?

Viêm đại tràng nên ăn gì & kiêng gì? 15+ Món "quý như vàng"

Để tình trạng viêm đại tràng được cải thiện rõ rệt và cơ thể được phục hồi nhanh chóng thì việc tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Vậy viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì? Những thực phẩm nào cần bổ sung ngay trong thực đơn hàng ngày. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé. Những thực phẩm mà người bị viêm đại tràng nên ăn 15 Thực phẩm bổ sung đừng coi thường Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý không những hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị, khắc phục và hạn chế tái phát bệnh mà còn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch trong cơ thể chống lại nhiều bệnh nữa. Vậy viêm đại tràng nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm nên bổ sung ngay nhé. Sữa chua Khi cơ thể không dung nạp được đường sữa lactose thì sữa chua và các thực phẩm lên men khác như Nấm Kefir, miso và dưa bắp cải có chứa men vi sinh là thực phẩm rất tốt mà những người bị đau đại tràng nên ăn. Probiotic giúp làm sạch đường ruột, tiêu hóa thức ăn, tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn có hại, đặc biệt rất có có lợi trong việc kiểm soát viêm loét đại tràng. Đồng thời sữa chua cũng là một nguồn canxi tuyệt vời, cực kỳ quan trọng trong quá trình hình thành xương khỏe mạnh. Ở những người bị viêm loét đại tràng thường có nguy cơ loãng xương cao hơn những người không mắc bệnh này. Tuy nhiên cần phải lựa chọn loại sữa chua phù hợp với bệnh như sữa chua nguyên chất, không đường hoặc ít đường. Người bệnh có thể thêm một chút trái cây hoặc mật ong vào để tạo vị ngọt, dễ ăn hơn nhé. Tham khảo ngay: Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn là dấu hiệu bệnh gì? Bệnh viêm đại tràng có chữa khỏi được không? Sốt táo Vì hệ thống tiêu hóa đang bị kích thích nhiều nên trong giai đoạn này, người bệnh nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như nước sốt táo. Táo rất giàu vitamin và khoáng chất, nhưng hàm lượng chất xơ cao có thể khiến chúng khó tiêu hóa. Vì vậy theo kết quả nghiên cứu, sốt táo là một lựa chọn thay thế tốt cho táo trong chế độ ăn uống dành cho người bị viêm loét đại tràng. Nên mua nước sốt táo không có đường hoặc tự làm bằng cách gọt vỏ thái lát với một ít nước rồi xay nhuyễn hỗn hợp, tuy nhiên không được thêm đường vì nó có thể gây viêm nhiều hơn. Sốt táo giúp bổ sung vitamin và chất khoáng cho người bị viêm đại tràng Chuối chín Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên tránh ăn trái cây sống trong giai đoạn bùng phát bệnh, nhưng chuối chín lại mềm nên được dung nạp tốt, đặc biệt pectin có trong chuối làm tăng kích thích nhu động ruột, giảm triệu chứng táo bón. Đồng thời chuối còn bổ sung nhiều kali và chất điện giải trong trường hợp bị tiêu chảy. Người bị viêm đại tràng nên ăn 1- 2 quả chuối mỗi ngày để cải thiện tốt nhất. Chuối cũng là một nguồn carbohydrate dồi dào cùng với protein và chất béo giúp cung cấp năng lượng.  Cà rốt Các loại rau mềm và được nấu chín như cà rốt hay rau bina có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A và K. Cần đảm bảo rằng rau củ được nấu chín kỹ cho đến khi chúng có thể nghiền được bằng nĩa. Cá hồi Giải đáp cho câu hỏi bị viêm đại tràng nên ăn gì? thì đáp án cá hồi là một lựa chọn rất tốt cho người bệnh. Cá hồi không những là nguồn protein dồi dào mà còn chứa axit béo omega-3 lành mạnh giúp giảm viêm. Nếu không thích cá hồi, người bệnh có thể ăn cá ngừ, tôm hoặc các loại cá khác có nhiều axit béo omega-3. Cá hồi nên được chế biến bằng cách áp chảo hoặc là nướng thay vì chiên. Cá hồi có chứa omega 3 giúp giảm viêm đại tràng hiệu quả 15+ Cách làm giảm cơn đau dạ dày lập tức 1 NỐT NHẠC  Bơ hạt Bơ hạnh nhân, bơ hạt điều, bơ đậu phộng và các loại bơ hạt khác là một nguồn protein và chất béo lành mạnh, thích hợp khi bị đau đại tràng. Nên chọn loại bơ đậu phộng dạng kem thay vì dạng đặc để tránh phải tiêu hóa những miếng hạt khó tiêu, vì điều này có thể gây kích ứng thêm khi bị viêm loét đại tràng.  Cơm trắng với nghệ Nếu người bệnh không thể dung nạp hầu hết các loại thực phẩm trong thời gian bùng phát bị viêm loét đại tràng, thì cơm trắng là lựa chọn tốt nhất nhé. Nếu muốn thêm hương vị cho cơm, hãy thử rắc thêm một ít bột nghệ, nghệ có thành phần chính là curcumin mang tới nhiều lợi ích trong việc điều trị viêm loét đại tràng. Trứng Nếu bạn đang thắc mắc đau đại tràng nên ăn gì để cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của mình thì hãy chọn trứng nhé. Trứng là một loại thực phẩm giàu protein, cũng dễ tiêu hóa, rất hữu ích cho những người bị viêm loét đại tràng. Trứng cũng chứa nhiều vitamin B giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và selen chống oxy hóa . Hãy thử chế biến những món ăn đa dạng hơn với trứng như làm món trứng tráng với rau hoặc luộc kỹ để có một bữa ăn nhẹ đơn giản, nhanh chóng. Thịt nạc Thịt nạc là nguồn protein lành mạnh, không gây rối loạn đường tiêu hóa, giúp đại tràng khỏe mạnh và hồi phục các vết loét nhanh chóng. Đặc biệt, protein trong thịt nạc còn tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bị viêm. Một số loại thịt nạc nên ăn như là thịt gia cầm không da, thịt thăn lợn, thịt thăn bò,… Quả bí Tất cả các loại bí – butternut, spaghetti, acorn, zucchini – đều là những nguồn thực phẩm  tốt cho sức khỏe vì chúng chứa nhiều chất xơ, cũng như chất chống oxy hóa beta-carotene và vitamin C. Chất xơ giúp duy trì hệ thực vật đường ruột khỏe mạnh và chất chống oxy hóa trong bí giúp làm lành những vết thương do viêm nhiễm gây ra. Bí đao được nhiều người bị viêm loét đại tràng dung nạp tốt và nó cũng rất dễ chế biến. Bí đỏ giúp chữa lành vết thương do viêm nhiễm  Quả bơ Một số người bị viêm loét đại tràng nên chế độ ăn có thể không đủ calo, vì vậy việc bổ sung thêm bơ là rất cần thiết. Bơ giàu chất dinh dưỡng và calo (chứa đầy chất béo không bão hòa đơn có lợi cho tim) giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách lành mạnh và bảo vệ niêm mạc đại tràng, hồi phục các vết loét. Để hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị, người bệnh nên sử dụng khoảng 2 đến 3 quả bơ mỗi tuần. Nghiền và phết bơ lên ​​bánh sandwich để thay thế cho mayo hoặc cắt nhỏ và thêm vào món trứng tráng hay salad. Dầu oliu Dầu ô liu là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn dồi dào và giúp giảm viêm một cách tự nhiên. Theo nghiên cứu, acid oleic chứa trong dầu ô liu có tác dụng giảm viêm, giúp kiềm hãm tình trạng viêm loét trong đại tràng. Ngoài ra, dầu oliu còn có tác dụng tốt lên tim mạch và bệnh tiểu đường. Bột yến mạch Bột yến mạch là một thực phẩm dễ tiêu hóa đối với những người bị viêm loét đại tràng. Nó chứa ít chất xơ hơn so với yến mạch cắt nhỏ, đặc biệt khi có nhiều bệnh nhân đang thắc mắc viêm đại tràng nên ăn cháo gì thì cháo yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời nhé. Rau mồng tơi Đau dạ dày đại tràng nên ăn gì thì rau mồng tơi chính là lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh, bởi mồng tơi có khả năng tăng cường hoạt động của tiêu hóa, ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo và hỗ trợ chức năng đường ruột tốt hơn. Mồng tơi có tác dụng hỗ trợ chức năng đường ruột tốt Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Xếp hạng 15+ thứ tốt nhất Khoai lang Trong khoai lang có chứa hoạt chất Choline giúp chống viêm và làm dịu và tổn thương ở niêm mạc đại tràng rất tốt. Đồng thời khoai lang còn chứa chất chống oxy hóa beta carotene, hỗ trợ thị lực và sức khỏe đường ruột, thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi ruột. Sau khi đã biết viêm loét đại tràng nên ăn gì, chắc hẳn nhiều người cũng thắc mắc vậy viêm đại tràng sigma thì ăn gì hay viêm loét đại trực tràng chảy máu nên ăn gì? Thực chất những người mắc bệnh lý này cũng có chế độ ăn uống giống như viêm đại tràng vậy. Ví dụ như nên bổ sung các thực phẩm giàu protein như cá, sữa đậu nành,… để tăng lượng đạm cho cơ thể. Khi ăn thực phẩm như thịt thì cần xay nhỏ để dễ tiêu hóa hơn, giảm tải cho dạ dày, đại tràng tránh hoạt động nhiều. #7 thực phẩm kiêng ăn khi bị viêm đại tràng Người bệnh đều đã hiểu bệnh viêm đại tràng là gì và hiểu được những cảm giác khó chịu mà bệnh mang tới như thế nào nên việc lựa chọn những thực phẩm tốt để tiêu thụ rất quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm có nguy cơ làm tăng quá trình viêm loét của đại tràng, khiến tình trạng khó hồi phục và dễ bị tái sau khi điều trị khỏi. Vì vậy, người bệnh cần phải tránh những thực phẩm sau để ngăn ngừa tình triệu chứng nặng hơn. Thực phẩm từ sữa: Một số người bệnh bị viêm đại tràng có triệu chứng không thể dung nạp được với đường sữa lactose. Lactose được tìm thấy từ sữa bò, bơ sữa,…Mặc dù sữa dường như không gây viêm loét đại tràng nặng hơn nhưng tình trạng không dung nạp đường sữa sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy. Tránh các sản phẩm từ sữa hoặc bổ sung lactase để giảm các triệu chứng này. Thực phẩm cay và thực phẩm béo: Những thực phẩm này có khả năng gây viêm và gây loét đại tràng trầm trọng hơn kèm cả triệu chứng đi phân lỏng. Trong quá trình bị bệnh, tốt nhất nên tránh các loại thực phẩm tạo cặn, đầy hơi hoặc có thể gây kích ứng ruột như thực phẩm có đường, thực phẩm béo. Tất cả đều gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến chức năng của ruột. Những thực phẩm không nên ăn khi bị viêm đại tràng Đau dạ dày kiêng ăn gì? 15 Thực phẩm kẻ thù của đau dạ dày Đồ uống có ga: Loại thực phẩm này thường sẽ gây đầy hơi hoặc chướng bụng ở một số người và tăng cảm giác khó chịu ở bụng. Theo nghiên cứu, nhiều loại nước ngọt hoặc nước tăng lực có ga cũng chứa cafein gây kích thích ruột và khiến người bệnh bị tiêu chảy trầm trọng hơn. Uống nước ngọt có đường cũng có nguy cơ gây béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác. Các loại hạt khó tiêu hóa: Khi đang trong quá trình điều trị viêm đại tràng, tốt nhất nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và không gây kích ứng thêm cho niêm mạc ruột. Thực phẩm sống chưa qua chế biến: Ăn phải thực phẩm sống sẽ khiến cho viêm đại tràng nặng hơn. Người bệnh ăn một số đồ sống như gỏi cá, nem chua,… sẽ gây đau bụng, tiêu chảy.  Bông cải xanh: Các loại rau có màu xanh đậm đặc biệt chứa nhiều chất xơ sẽ dẫn tới các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng ở bệnh nhân viêm đại tràng và nặng hơn trước. Đồ ăn có nhiều đường: Người bệnh khi ăn các sản phẩm làm từ đường hóa học thường có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Đặc biệt, một số người bệnh còn có chứng không dung nạp đường fructose gây ra tình trạng chuột rút nữa.  Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người bệnh biết thêm thông tin về việc bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để từ đó có thể chuẩn bị thực đơn mỗi ngày hiệu quả và đa dạng nhất. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm loét nặng đại tràng nặng hơn, người bệnh cần phải tới ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé. Kiến thức hữu ích: Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Uống gì? 25 Thần dược nên biết Đại tràng co thắt là gì? Uống thuốc gì? Có nguy hiểm không?

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Ăn sữa chua loại nào, khi nào?

Sữa chua là thực phẩm có lợi cho đường ruột và cho hệ tiêu hoá. Vậy đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người đau dạ dày rất quan tâm. Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây. Đau dạ dày có ăn được sữa chua không? 4 tác dụng Sở dĩ nhiều người vẫn thắc mắc rằng bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không là vì trong sữa chua có tính axit, có thể làm tăng hàm lượng axit trong dạ dày dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nồng độ axit đó thấp hơn nhiều so với nồng độ axit sống trong dịch vị tiêu hoá nên bạn hoàn toàn yên tâm. Như vậy, đau dạ dày có ăn sữa chua được không thì câu trả lời là CÓ. Thậm chí còn chứa rất nhiều lợi khuẩn probiotics như Lactobacillus và Bifidobacterium tốt cho đường ruột của chúng ta. Các vi khuẩn này có khả năng cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giúp cải thiện sức đề kháng và tiêu hóa. Ngoài ra, có thể giúp làm dịu các triệu chứng đau dạ dày, đau bao tử hoặc khó tiêu. Các chất béo trong sữa chua thường dễ tiêu hóa hơn so với các sản phẩm sữa khác. Điều này có thể giúp giảm tác động đến dạ dày và giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn trong thời gian bạn đang phải đối mặt với vấn đề dạ dày. 20+ Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà “chẳng tốn kém” Sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khoẻ Để giải thích rõ hơn về việc đau dạ dày có nên ăn sữa chua, bạn hãy tham khảo chi tiết các lợi ích của sữa chua đối với người bị đau dạ dày như sau: Kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP Sữa chua chứa các probiotics có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, loại vi khuẩn gây ra nhiều trường hợp viêm loét dạ dày. Việc giảm sự phát triển của vi khuẩn HP có thể giúp làm giảm nguy cơ viêm nhiễm dạ dày và giảm triệu chứng đau. Giúp hệ tiêu hoá ổn định Sữa chua chứa các thành phần có khả năng hỗ trợ việc duy trì sự cân bằng của hệ tiêu hoá. Sự cân bằng này có thể giúp giảm thiểu tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón, từ đó giảm bớt áp lực và kích thích lên niêm mạc dạ dày. Hỗ trợ làm lành những tổn thương dạ dày Đau dạ dày có nên ăn sữa chua vì các thành phần trong sữa chua có khả năng hỗ trợ quá trình lành các tổn thương niêm mạc dạ dày. Điều này có thể giúp giảm triệu chứng đau, viêm nhiễm và cải thiện tình trạng niêm mạc dạ dày trong quá trình phục hồi. Cung cấp chất dinh dưỡng  Sữa chua cung cấp một loạt chất dinh dưỡng quan trọng như protein, canxi, vitamin D và các khoáng chất khác. Những chất này có thể giúp duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi khi bạn đang bị đau dạ dày. Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì? 10+ Món ăn càng ăn càng tốt 5 Loại sữa chua nào tốt cho dạ dày?  Đau dạ dày có nên ăn sữa chua nhưng không phải loại nào cũng có thể ăn được, đặc biệt khi trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa chua khác nhau. Dưới đây là một số loại sữa chua mà bạn có thể xem xét: Sữa chua tự nhiên: Loại sữa chua này chứa probiotics và không có hương vị hay đường thêm vào. Điều này giúp hạn chế nguy cơ gây kích thích dạ dày và có lợi cho hệ tiêu hóa. Sữa chua không đường: Sữa chua không đường giúp tránh tăng đột ngột đường huyết và không gây căng thẳng cho dạ dày. Sữa chua chứa probiotics: Nhiều loại sữa chua được bổ sung vi khuẩn có lợi như Lactobacillus và Bifidobacterium. Những vi khuẩn này có thể hỗ trợ cân bằng vi sinh vật trong dạ dày và giúp tiêu hóa tốt hơn. Sữa chua không béo: Sữa chua ít chất béo có thể là lựa chọn tốt nếu bạn cảm thấy dầu mỡ gây khó chịu cho dạ dày của bạn. Sữa chua không lactose: Nếu bạn bị dị ứng hoặc không dung nạp lactose, sữa chua không lactose có thể là sự lựa chọn tốt để tránh các vấn đề dạ dày do tiêu hóa lactose. Người đau dạ dày nên chọn sữa chua ít đường và không chất bảo quản 10+ Bữa sáng cho người đau dạ dày được khuyên dùng nhất Đau dạ dày nên ăn sữa chua vào lúc nào? 4 thời điểm vàng Đau dạ dày có nên ăn sữa chua nhưng phải chọn thời điểm ăn hợp lý, đảm bảo nhận được các giá trị dinh dưỡng cao nhất cũng như tránh như tác dụng ngoài ý muốn xảy ra. Cụ thể: Nên ăn vào buổi sáng: Sáng sớm có thể là một thời điểm tốt để ăn sữa chua. Bạn có thể ăn sữa chua trong bữa sáng để bắt đầu ngày với một nguồn cung cấp vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng. Ăn khoảng 1-2 giờ sau bữa chính: Lợi khuẩn khi đó sẽ được bảo vệ bởi thức ăn, tránh phân huỷ khi tiếp xúc axit dạ dày. Ngoài ra lúc này, ăn sữa chua sẽ khiến người bệnh cảm thấy không bị quá no, tránh áp lực lên dạ dày. Tránh ăn sữa chua khi quá đói: Ăn sữa chua khi quá đói có thể gây kích thích dạ dày và gây ra cảm giác khó chịu.  Tránh ăn vào buổi tối: Lượng đạm dồi dào trong sữa chua có thể dẫn tới khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đau dạ dày có nên ăn sữa chua 1 – 2 giờ sau bữa chính và vào buổi sáng Đau dạ dày kiêng ăn gì? 15 Thực phẩm tránh xa ngay lập tức #8 Lưu ý khi ăn sữa chua cho người bị đau dạ dày Đau dạ dày có nên ăn sữa chua và phải ăn đúng cách không sẽ dẫn đến cảm giác khó chịu. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng: Không nên ăn quá nhiều trong ngày, tối đa chỉ 3-4 hũ. Không nên hâm nóng sữa chua vì lợi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Chọn sữa chua tự nhiên, không đường thêm vào và có vi khuẩn có lợi (probiotics).  Bạn có thể kết hợp sữa chua với các nguyên liệu khác như trái cây tươi, hạt chia, ngũ cốc không có gluten hoặc một ít mật ong để tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng. Các thực phẩm không nên ăn cùng sữa chua như: xúc xích, thịt xông khói, nước ngọt có ga, nước uống chanh,… Nếu bạn thấy bất kỳ biểu hiện không mong muốn như đau hoặc khó chịu, hãy ngừng ăn sữa chua và thảo luận với bác sĩ. Không nên ăn sữa chua nếu đang bị đái tháo đường, viêm gan, viêm tuyến tuỵ hoặc xơ vữa động mạch. Nếu đang dùng các loại thuốc kháng sinh nhóm sunlfonamides, chloramphenicol thì nên dùng sữa chua xa thời điểm uống thuốc ít nhất 2 giờ. Lưu ý khi ăn sữa chua cho người đau dạ dày để tránh ảnh hưởng sức khoẻ Tóm lại, sữa chua là thực phẩm không gây hại cho dạ dày nên đau dạ dày có nên ăn sữa chua. Ngoại trừ các trường hợp bị dị ứng hoặc đau bụng khi ăn thì không nên sử dụng. Bạn có thể đi thăm khám để điều chỉnh cách ăn sữa chua sao cho phù hợp với nhu cầu và tình trạng bệnh lý của mình. 15+ Mẹo chữa đau bụng đi ngoài dân gian không cần thuốc     Chia sẻ  

Loading...