Ăn khuya có tốt không? 10 Tác hại đến không ngờ đừng chủ quan

Thẩm định bởi:

Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Cuộc sống cùng công việc bận rộn, bạn thường xuyên phải thức đêm nên có thói ăn khuya. Thế nhưng, bạn không biết rằng ăn khuya có tốt không? Thói quen này có những tác hại gì đến sức khỏe của bạn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những băn khoăn đó.

Ăn khuya có lợi hay hại?

Ăn khuya được hiểu đơn giản đó là ăn sau bữa tối và trước khi đi ngủ 1-2 giờ. Thường thì một người đi ngủ vào khoảng 11-12h đêm, vậy thời gian ăn khuya của người đó là khoảng từ 9h-12h đêm.

Có một số thông tin cho rằng ăn đêm dễ tăng cân, vì trong khi ngủ quá trình trao đổi chất chậm lại. Điều này khiến lượng lớn calo không được chuyển hóa. Và nó được cơ thể dự trữ dưới dạng chất béo.

ăn khuya có tốt không
Ăn đêm nhiều có tốt không?

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về sức khỏe của Mỹ – Clinical Nutrition. Họ cho thấy rằng nếu ăn khuya đúng phương pháp thì sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn. Chủ yếu là giúp cơ thể ổn định đường huyết và kiểm soát cân nặng. 

Tuy nhiên, rất khó để chúng ta có thể thực hiện chế độ ăn khuya đúng phương pháp, đúng khoa học. Phần lớn những người có thói ăn khuya đều sẽ mắc nhiều sai lầm, rất dễ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Thường thì việc ăn khuya không được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích. Nếu vì một lý do nào đó bắt buộc bạn phải bổ sung năng lượng vào đêm muộn. Thì bạn nên tìm hiểu và thực hiện chế độ ăn theo đúng phương pháp được khuyến cáo.

Có thể bạn quan tâm:

10 Tác hại của việc ăn khuya

Bên cạnh những thắc mắc về việc ăn khuya có tốt cho sức khỏe không? Thì vấn đề ăn khuya có tác hại như thế nào cũng được rất nhiều người quan tâm đến.

Nhịp sinh học

ăn đêm nhiều có tốt không
Ăn mì đêm có tốt không?

Khi bạn có thói quen ăn khuya chính là bạn đang đi ngược lại nhịp sinh học bình thường của cơ thể. Điều đó ảnh hưởng đến cơ chế điều chỉnh độ nhạy của insulin. Khiến tình trạng kháng insulin sẽ tăng lên nếu bạn có thói quen ăn khuya. 

Kết quả là phần lớn lượng calo được bổ sung trong bữa ăn khuya của bạn sẽ được dự trữ trong cơ thể dưới dạng chất béo. Bởi lượng calo đó sẽ không được đốt cháy khi cơ thể ở trạng thái ngủ.

Chất lượng giấc ngủ

Sau một ngày hoạt động dài, vào buổi tối các cơ quan trong cơ thể sẽ làm việc chậm hơn. Thông thường, dạ dày của bạn sẽ được nghỉ từ 9h đêm. Khi bạn ăn khuya, bắt buộc dạ dày của bạn phải hoạt động tăng ca để tiêu hóa thức ăn mới.

Não bộ là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Vì vậy khi dạ dày làm việc thì não bộ cũng không được nghỉ ngơi. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trằn trọc, khó ngủ khi bạn ăn khuya.

ăn trứng đêm có tốt không
Ăn đêm có tốt không? Việc này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Nếu tình trạng này kéo dài, khiến đồng hồ sinh học của bạn bị rối loạn. Dần dần việc mất ngủ sẽ trở nên thường xuyên, thậm chí trở thành mãn tính rất khó để điều trị. 

Bệnh lý dạ dày

Buổi tối hoạt động tiêu hóa thức ăn chậm lại. Nên thường khi bạn đi ngủ thì thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Thức ăn ứ đọng trong dạ dày sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Các vi khuẩn này kích thích niêm mạc dạ dày tạo ra các vết loét.

Ngoài ra, ăn quá khuya cũng làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày. Sau khi ăn khuya lại nằm ngủ luôn thì tình trạng này càng trở nên nặng nề hơn. Nếu bạn là người có tiền sử đau dạ dày thì việc ăn khuya càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm:

Tăng nguy cơ cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ

Tăng huyết áp là một trong các tác hại từ thói quen ăn khuya gây ra. Đặc biệt, đi ngủ ngay sau khi vừa ăn làm chậm quá trình lưu thông máu. Lúc này thành phần chất béo trong máu sẽ thấm vào thành mạch và gây xơ vữa động mạch. Theo một số nghiên cứu khoa học cho biết rằng, người thường xuyên ăn khuya có tỷ lệ đột quỵ cao hơn những người không có thói quen ăn khuya.

Gây tăng cân, béo phì

Ăn khuya là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cân mất kiểm soát. Quá trình trao đổi chất của cơ thể có xu hướng chậm lại vào ban đêm. Khi bạn ăn quá khuya thì lượng thực phẩm mới bổ sung này sẽ không được hấp thụ hết. Mà chuyển sang trạng thái dự trữ ở dạng chất béo, chủ yếu là ở vùng bụng. Chính vì vậy, nếu thói quen ăn khuya không được thay đổi thì nguy cơ mắc bệnh béo phì là rất cao.

Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, mà luôn băn khoăn xem mình có nên ăn khuya không? Hay ăn đêm nhiều có tốt cho sức khỏe không? Thì lời khuyên dành cho bạn đó là “tuyệt đối không nên ăn khuya” trong giai đoạn này nhé. Bởi cân nặng của bạn có thể không giảm đi mà còn có xu hướng tăng lên nhanh chóng.

ăn đêm có tốt cho sức khỏe không
Tác hại ăn đêm – Mỡ vùng bụng sẽ tăng nhanh khi bạn thường xuyên ăn khuya

||Bài viết cùng chủ đề: Thực quản nằm ở đâu? Viêm thực quản là gì?

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Theo một nghiên cứu của Đại học California ở Mỹ liên quan đến vấn đề ăn khuya có tốt không? Họ đã chỉ ra rằng, việc thường xuyên ăn khuya có ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Những người không có thói quen ăn khuya sẽ ít bị phá vỡ nhận thức hơn nhóm người thường xuyên ăn khuya. Và có thể gây giảm trí nhớ của họ.

Tăng nguy cơ tiểu đường

Insulin là hormon duy nhất có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Bởi insulin có tác dụng trong quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể. Thông thường insulin được tuyến tụy tiết ra liên tục trong 24h, khoảng 40 -50 đơn vị/ ngày. 

Lượng insulin được tiết ra trung bình 0,7 – 0,8 đơn vị/ kg cân nặng/ ngày. Lượng insulin vừa đủ cho quá trình chuyển hóa glucid khi cơ thể ăn vừa đủ lượng thức ăn theo tiêu chuẩn. Đảm bảo việc kiểm soát lượng đường trong máu ổn định. 

ăn cơm khuya có tốt không
Ăn cơm khuya có tốt không? Hoàn toàn không? Có thể gây ra bệnh tiểu đường

Khi bạn ăn khuya, cũng có nghĩa các cơ quan trong cơ thể phải làm việc tăng ca. Lúc này, lượng insulin do cơ thể tiết ra không đủ cho quá trình chuyển hóa chất. Làm cho lượng đường trong máu tăng cao không được kiểm soát. Và nguy cơ dẫn đến bệnh biểu đường là rất cao.

Suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ

Ăn khuya khiến cho các cơ quan trong cơ thể phải làm việc cả đêm để tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Não bộ cần phải thức để điều khiển các hoạt động đó. Nên sẽ không có thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục. Khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng ngày hôm sau. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy nhược thần kinh và giảm trí nhớ.

Dễ gây sâu răng 

Theo các chuyên gia thì những người có thói quen ăn khuya rất dễ đối mặt với nguy cơ sâu răng. Vì ban đêm là thời điểm khoang miệng tiết ra ít nước bọt và các mảnh vụn thức ăn có xu hướng bám lại lâu hơn trên răng. Khiến cho các chất có tính axit và đường tấn công vào men răng. Từ đó gây ra tình trạng sâu răng.

ăn trái cây khuya có tốt không
Tác hại của việc ăn đêm rất dễ gây sâu răng

Ngưng thở khi ngủ

Đây là tác hại nguy hiểm nhất của việc ăn khuya. Mặc dù rất ít khi gặp trường hợp này, nhưng những ai đang có thói quen thường xuyên ăn khuya cũng không nên chủ quan. Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng, triệu chứng trào ngược axit sau ăn đêm có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ. 

Bên cạnh đó, việc ăn khuya cũng làm cho lượng đường trong máu tăng, lượng cholesterol trong cơ thể cũng tăng. Điều đó rất dễ gây ra tình trạng đột quỵ. Do đó, rất dễ dẫn đến ngưng thở khi ngủ.

ăn khuya có tốt cho sức khỏe không
Ăn trái cây khuya có tốt không?

Bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc ăn khuya có tốt không? Đồng thời chỉ ra những tác hại của thói quen ăn khuya mà bạn không nên chủ quan. Nếu bạn là người thường xuyên phải thức khuya do công việc. Và việc bổ sung năng lượng vào những thời điểm đêm muộn là bất khả kháng. Vậy thì bạn nên tìm hiểu cho mình phương pháp ăn khuya hợp lý, ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhất nhé!

Thông tin hấp dẫn:

Cập nhật lúc: 05/01/2024
Loading...