Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh tốt nghiệp hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội năm 2017. Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe.

Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng có thể ứng dụng mang đến kiến thức chuyên ngành chuẩn xác với ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu cho bạn đọc. 

Hiện tại, Dược sĩ Oanh đang là cố vấn phụ trách chuyên môn cho website: https://binhvithaiminh.vn/

Chức vụ

Trưởng phòng chuyên môn

Nơi công tác

Tập đoàn Dược phẩm Thái Minh

Trình độ học vấn, bằng cấp

Tốt nghiệp loại giỏi Dược sĩ Đại học hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội. Dược sĩ Oanh hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo và tích lũy được vốn kiến thức đa dạng trong các lĩnh vực Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế …

Kinh nghiệm

Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng, đặc biệt có kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe não bộ. Từ đó, Dược sĩ Oanh luôn nỗ lực mang đến cho người đọc những thông tin khoa học và chính xác nhất!

Kết nối với dược sĩ

Facebook: https://www.facebook.com/binhvithaiminh.official/  
Zalo: https://zalo.me/1926576177276952667 

Bài viết của chuyên gia

15+ Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà không cần thuốc

Tâm sinh lý thay đổi, tình trạng buồn nôn, căng thẳng khi mang thai kết hợp với những cơn đau dạ dày bất thường càng khiến bà bầu càng bị suy nhược sức khoẻ đi nhiều. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này khi bà bầu lại còn không được sử dụng thuốc. Dưới đây là 15 cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà chắc chắn nhiều mẹ bầu sẽ cần! Tìm hiểu những phương pháp giảm đau dạ dày cho bà bầu tại nhà hiệu quả, an toàn Bà bầu đau dạ dày thường do đâu? Đau dạ dày ở bà bầu có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề nghiêm trọng như tắc ruột, viêm tử cung, nhiễm trùng tiết niệu,… Vì vậy, nếu mẹ bầu bị đau dạ dày kéo dài hãy áp dụng một số cách chữa trị dạ dày theo phương pháp dân gian dưới đây. Nếu tình trạng kéo dài lâu hơn và liên tục gặp các phiền toái thì mẹ bầu hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác, đồng thời được hướng dẫn liệu trình phù hợp. ||Tham khảo thêm: 10+ Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng đừng chủ quan 15 cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà Cách 1: Sử dụng nghệ Nghệ là thảo dược chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và đặc tính dược lý mạnh; giúp chống viêm, bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại,… Do đó, sử dụng nghệ là một trong những cách chữa cực an toàn, hữu hiệu, được nhiều người truyền tai nhau nhất hiện nay. Cách thực hiện: Bước 1: Rửa sạch nghệ tươi, chuối xanh và sắn dây Bước 2: Thái nhỏ và phơi khô toàn bộ nguyên liệu Bước 3: Nghiền nghệ, chuối và sắn dây thành bột mịn rồi để riêng Bước 4: Pha bột nghệ, bột chuối và bột sắn theo tỷ lệ 2:1:1 với 100ml nước ấm rồi sử dụng sau bữa ăn 30 phút, liên tục khoảng 2 tháng. Nghệ giúp giảm đau dạ dày ở bà bầu và các triệu chứng đi kèm như khó tiêu, ợ hơi, đầy bụng,.. Cách 2: Dùng trà hoa cúc Hoa cúc nổi tiếng là thảo mộc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu dạ dày và giảm chứng đầy hơi, táo bón hiệu quả.  Hơn nữa, nguyên liệu này còn chứa rất nhiều thành phần với công dụng chống viêm, hỗ trợ phục hồi vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, ngăn ngừa triệu chứng tiến triển nặng hơn. Đó cũng là lý do vì sao mỗi ai có ai đó hỏi “bà bầu đau dạ dày nên uống gì?”, số người nghĩ ngay đến trà hoa cúc lại nhiều đến thế. Cách thực hiện: Bước 1: Đổ hoa cúc khô vào ly nước sôi Bước 2: Đậy kín ly nước khoảng 10 phút Bước 3: Sử dụng khi trà đã nguội, sau bữa ăn 30 phút hoặc khi thấy dạ dày bị đau, khó chịu. Mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng trà hoa cúc Cách 3: Dầu dừa Axit Lauric trong dầu dừa có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm lành vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và tăng cường tiêu hóa. Do vậy, dầu dừa không chỉ giúp giảm đau dạ dày mà còn giúp mẹ bầu hấp thu tốt dưỡng chất, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Mỗi ngày bà bầu nên uống 1 thìa trước khi ăn 30 phút hoặc hòa tan 1 thìa dầu dừa với 1 chén nước ấm, uống trực tiếp nếu mẹ bầu cảm thấy khó chịu ở dạ dày. Bà bầu nên uống 1 thìa dầu dừa mỗi ngày khi bị đau dạ dày ||Xem thêm: 7 Thực đơn cho người đau dạ dày 1 TUẦN “không lo trùng” Cách 4: Bằng chanh Chanh là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: photpho, kali, magie, vitamin C, vitamin B6, chất xơ, carbohydrate,… rất tốt cho quá trình giữ nước trong cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch và loại bỏ nhanh cảm giác buồn nôn khi ăn. Cách thực hiện: Bước 1: Hòa tan mật ong với nước ấm Bước 2: Thêm nước cốt chanh vào hỗn hợp nước mật ong và khuấy đều Bước 3: Uống trước ăn ~30 phút Mật ong và chanh là thức uống phổ biến của nhiều mẹ bầu đau dạ dày Cách 5: Với gừng Vị cay từ gừng có công dụng rất tốt trong việc làm dịu niêm mạc đang tổn thương, tăng lưu thông khí huyết và giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày hiệu quả. Đó cũng là lý do vì sao, ông cha ta có rất nhiều mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng gừng. Cách thực hiện: Bước 1: Rửa sạch, cạo vỏ và thái nhỏ gừng tươi Bước 2: Hãm gừng với nước ấm trong 15 phút Bước 3: Uống khi nước còn ấm vào buổi sáng sớm hoặc sau bữa ăn 30 phút Mẹo chữa đau dạ dày cho mẹ bầu an toàn, hiệu quả tại nhà Cách 6: Nha đam Không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, nha đam còn nổi tiếng với vai trò ngăn ngừa các cơn đau dạ dày ở mẹ bầu tái phát, giảm thiểu áp lực lực lên dạ dày. Nhờ đó, dạ dày được trung hòa dịch vị và ngăn ngừa các cơn co bóp quá mức. Cách thực hiện: Bước 1: Rửa sạch, bỏ vỏ và cắt nhỏ thịt nha đam thành hạt lựu Bước 2: Đun sôi thịt nha đam với 2 lít nước khoảng 10 phút Bước 3: Thêm đường phèn vào hỗn hợp và khuấy đều Bước 4: Uống sau ăn 30 phút, liên tục từ 2 – 3 tháng Bà bầu bị đau bao tử sử dụng nha đam để giảm các triệu chứng của bệnh Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? #13 Loại quả phải biết Cách 7: Đậu bắp Tác dụng chính của đậu bắp là nhuận tràng, hỗ trợ cải thiện các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, vitamin B9 trong đậu bắp còn có công dụng giúp thai nhi phát triển hệ thần kinh, đồng thời ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Cách thực hiện: Bước 1: Rửa sạch và ngâm đậu bắp qua đêm Bước 2: Nấu đậu bắp với nước sôi (đủ để che phủ bề mặt đậu) trên lửa nhỏ Bước 3: Thêm muối (tùy sở thích) Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì? Đậu bắp là 1 trong những lựa chọn tốt nhất Cách 8: Lá bạc hà Trong lá bạc hà chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Do đó, để giảm nhanh các cơn đau do dạ dày co bóp, mẹ bầu có thể thực hiện theo hướng dẫn sau: Cách thực hiện: Bước 1: Rửa sạch và ngâm lá bạc hà cùng một chút muối trong 5 phút Bước 2: Để ráo nước và nhặt bỏ lá bạc hà bị sâu/héo/già Bước 3: Phơi hoặc sấy lá bạc hà trong lò vi sóng khoảng 10 phút Bước 4: Pha một chút lá bạc hà khô cùng 200ml nước sôi, ngâm 5 phút rồi thưởng thức Lá bạc hà có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt cho bà bầu Cách 9: Cà rốt Tính kiềm trong cà rốt có thể giúp dạ dày cân bằng độ pH tự nhiên. Do đó, uống nước ép cà rốt cũng là cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà hiệu quả, đáng được thực hiện. Cách thực hiện: Bước 1: Rửa thật sạch cà rốt Bước 2: Nạo vỏ, cắt bỏ phần đầu cuống rồi bổ đôi cà rốt theo chiều dọc Bước 3: Ép cà rốt cùng một chút nước lọc để lấy nước cốt Cà rốt giúp cân bằng pH dạ dày, cách giảm đau dạ dày cho mẹ bầu hữu hiệu Đau dạ dày kiêng ăn gì? 15 Thực phẩm kẻ thù của dạ dày Cách 10: Lá dâu tằm Trong các cách chữa bệnh đau dạ dày cho bà bầu, lá dâu tằm là giải pháp được đánh giá cao cả về hiệu quả lẫn tính an toàn. Cách chuẩn bị: Bước 1: Rửa sạch lá dâu tằm Bước 2: Đun lá dâu tằm với nước khoảng 7 phút Bước 3: Lọc bỏ bã dâu tằm và uống nước hàng ngày Bầu bị đau bao tử phải làm sao? Một trong các mẹo hiệu quả là sử dụng dâu tằm Cách 11: Tràm trà Lá tràm trà có tính dịu, giảm viêm nên có thể giúp mẹ bầu giảm triệu chứng đau dạ dày hiệu quả.  Cách thực hiện: Bước 1: Rửa thật sạch lá tràm trà Bước 2: Đun sôi lá tràm trà với nước Bước 3: Thêm đường hoặc mật ong vào hỗn hợp rồi khuấy đều (tùy sở thích) Bước 4: Uống dần trong ngày Tràm trà giúp mẹ bầu giảm triệu chứng đau dạ dày nhanh chóng Xem ngay: 15+ Cách làm giảm cơn đau dạ dày lập tức 1 NỐT NHẠC Cách 12: Nước ép ổi Nước ép ổi là thức uống có khả năng cải thiện triệu chứng bệnh dạ dày rất tốt. Đặc biệt, chúng còn có thể giúp mẹ bầu giảm lượng cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và tăng khả năng miễn dịch tự nhiên – rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cách thực hiện: Bước 1: Xay nhuyễn ổi cùng nửa bát nước lọc Bước 2: Lọc hỗn hợp trên qua rây để thu nước ép ổi Bước 3: Pha nước chanh, muối, đường vào cốc nước ép ổi, khuấy đều Nước ép ổi – Thức uống giúp giảm đau dạ dày cho bà bầu hiệu quả ||Thông tin hữu ích: #5 Cách nhận biết triệu chứng đau bao tử nặng chuẩn xác Cách 13: Lá húng quế Lá húng quế là nguyên liệu tự nhiên có tính làm dịu, giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày. Ngoài ra, trong húng quế còn chứa nhiều hợp chất với tác dụng chống viêm, cải thiện hệ tiêu hóa,… Vì thế, chữa đau dạ dày bằng lá húng quế là mẹo dân gian được nhiều mẹ bầu ưa thích và truyền tai nhau. Cách thực hiện: Bước 1: Rửa sạch, để ráo lá húng quế Bước 2: Đun sôi lá húng quế trong 5 phút cùng ~500ml nước sôi Bước 3: Lọc bỏ phần bã và uống trà húng quế khi đã nguội Sử dụng húng quế giúp mẹ bầu giảm nhanh các cơn đau dạ dày ||Tham khảo 15 Cách giảm đau dạ dày ban đêm “nỗi ám ảnh dai dẳng” Cách 14: Dùng chế độ dinh dưỡng Theo T.s. BSCKII Phan Thị Minh Hương – Bác sĩ Nội tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, khi bị đau dạ dày, việc cần thiết mà các mẹ bầu nên làm là điều chỉnh lại chế độ ăn uống như sau: Hạn chế sử dụng thực phẩm hoặc thức uống có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày (ví dụ: cà phê, đồ cay nóng, dầu mỡ,…) Không để bụng quá đói Không ăn quá no và chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành 4 – 5 bữa Tích cực ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ Ưu tiên các món ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa Bổ sung nước, chất xơ và vitamin vào chế độ ăn hàng ngày Chế độ dinh dưỡng giúp mẹ bầu chữa đau dạ dày tại nhà ||Bài viết đọc nhiều: 10+ Bữa sáng cho người đau dạ dày được khuyên dùng nhất Cách 15: Thói quen Ngoài thay đổi về chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng nên xây dựng và duy trì các thói quen tốt, giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như: Dành thời gian nghỉ ngơi khi thấy mệt hoặc tinh thần không thoải mái Giải tỏa căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền hoặc đi bộ Tái khám đúng lịch hẹn Tránh uống nước khi ăn Kê cao đầu khi ngủ … Thói quen tích cực giúp giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày ở mẹ bầu Trên đây là tổng hợp 15 cách chữa đau dạ dày cho bà bầu mà Bình Vị Thái Minh tổng hợp được. Mong rằng qua bài viết này, bà bầu sẽ chuẩn bị cho mình 1 chế độ dinh dưỡng tốt để đảm bảo sức khỏe. Tham khảo thêm: Viên uống Bình Vị Thái Minh giúp ngăn ngừa trào ngược, giảm đau dạ dày

20+ Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu "an toàn - hiệu quả"

Đầy bụng khó tiêu là hiện tượng rất hay gặp, nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này xuất hiện khiến cơ thể mệt mỏi, bứt rứt và khó chịu vùng bụng. Chính vì vậy, bất kỳ ai cũng nên biết một vài mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà để phòng khi cần. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết này để có kinh nghiệm xử lý khi cần thiết nhé! 20 Tips chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà hiệu nghiệm Dưới đây là những mẹo chữa siêu đơn giản nhưng hiệu quả thì bất ngờ, nhiều người còn không tin. Bạn có thể dễ dàng áp dụng bất kể khi nào gặp phải tình trạng này. 1. Chườm nóng vùng bụng Trong các trường hợp bụng chướng, đầy hơi do ăn nhiều thực phẩm khó tiêu. Bạn có thể áp dụng cách chườm bằng nước hoặc khăn ấm lên vùng bụng trên rốn. Chườm nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ quay bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.  Lưu ý: Bạn nên chườm bằng nước hoặc khăn có độ ấm nóng vừa phải, khoảng 40 – 55 độ C. Tuyệt đối không được để nước nóng tiếp xúc trực tiếp với da gây bỏng. Chườm nóng – Cách chữa đầy hơi chướng bụng 10+ Cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn tức khắc 2. Massage bụng bằng tay  Massage bụng giúp giảm thiểu triệu chứng đầy bụng khó tiêu không phải là biện pháp xa lạ, mà nó đã được rất nhiều người áp dụng. Đầu tiên, bạn khép sát các ngón tay lại, đặt bàn tay ngang trên bụng ngay sát rốn. Sau đó ấn nhẹ và bắt đầu xoa đều bụng theo chiều kim đồng hồ. Xoa từ sườn bên phải sang sườn bên trái, xuống dưới, sang phải rồi trở về điểm xuất phát ban đầu. Lặp lại động tác tương tự liên tục khoảng 15 – 30 phút. Khi massage bạn có thể nhỏ kết hợp một ít tinh dầu lên để tăng hiệu quả. Massage bụng – mẹo chữa đầy hơi khó thở 3. Uống trà bạc hà giảm đầy bụng khó tiêu Bạc hà không chỉ làm thơm miệng mà còn hỗ trợ tiêu hóa và kích thích tiêu hóa làm tan các khí hơi trong ruột. Do đó bạc hà thường được sử dụng với mục đích cải thiện chứng đầy bụng khó tiêu và nhiều vấn đề tiêu hóa khác. Cách chữa đầy hơi chướng bụng bằng bạc hà rất đơn giản, dễ làm: Có thể nhai trực tiếp hoặc giã lấy nước uống. Xem thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì? #13 Loại quả phải biết 4. Sử dụng gừng giúp giảm đầy bụng khó tiêu Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà thường là sử dụng gừng tươi để giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, chữa chứng ăn không tiêu, nôn mửa, đau vùng bụng do lạnh Gừng tươi được sử dụng để chữa đầy hơi, chướng bụng 9+ Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà bí kíp từ ông bà 5. Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu bằng rau răm Trong y học cổ truyền, rau răm có vị cay ấm nên được sử dụng trong các bài thuốc chữa nhiều bệnh đường tiêu hóa. Ăn hoặc uống nước rau răm giúp cải thiện các cơn đau bụng, triệu chứng đau tức do đầy bụng, ăn không tiêu gây ra. Bạn chỉ cần dùng rau răm đã rửa sạch đem giã nhỏ hoặc ép lấy nước để uống.  6. Cải thiện đầy bụng bằng tỏi Tỏi là một gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Trong y học cổ truyền, nó còn là vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh, trong đó có bệnh đầy bụng, khó tiêu. Cách chữa đầy hơi khó tiêu bằng tỏi như sau: Cách 1: Nướng 1 củ tỏi rồi đặt lên miếng vải mỏng, đặt lên rốn của người đang bị đầy chướng bụng. Cách 2:  Ăn sống hoặc uống nước ép tỏi. Bóc vài tép tỏi, giã dập bỏ vào nước nóng ngâm 10 – 15 phút rồi uống.  Ăn tỏi rất tốt khi bị đầy bụng 7. Sử dụng nước chanh nóng chữa đầy hơi, chướng bụng Nước chanh ấm được biết đến là một loại thức uống có tác dụng nhuận tràng, thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và bài biết.  Người bệnh chỉ cần vắt lấy một muỗng nước cốt chanh, sau đó pha cùng chút đường và nước ấm rồi uống. Uống nước chanh ấm vào trước mỗi bữa ăn giúp ngăn ngừa được tình trạng đầy bụng khó tiêu rất tốt. Xem ngay: 20+ Cách trị đầy hơi khó tiêu tại nhà từ dân gian cực nhanh 8. Tập Yoga cải thiện chứng đầy bụng Tập Yoga là một trong những phương pháp giúp giúp cải thiện tình trạng đầy bụng khó tiêu rất tốt. Các tư thế Yoga nhẹ nhàng có thể hỗ trợ tiêu hóa, tạo cảm giác thư giãn cho cơ thể.  Việc hít thở đều đặn trong quá trình tập Yoga giúp kích hoạt hệ thống thần kinh đối giao cảm của cơ thể. Do đó hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, làm giảm chứng đầy bụng, khó tiêu. Tập Yoga chữa chứng đầy bụng khó tiêu 9. Dùng trà hoa cúc để giảm đầy bụng khó tiêu Trà hoa cúc chứa các thành phần có khả năng kháng viêm, làm dịu các tổn thương tại niêm mạc ruột, dạ dày. Đồng thời, nó còn có tác dụng giảm lượng khí sinh ra bên trong ruột và thúc đẩy quá trình di chuyển thức ăn nhanh hơn. Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu bằng trà hoa được thực hiện như sau:  Cho vài bông cúc khô vào bình pha trà. Rót nước sôi vừa đủ vào bình khi nãy. Đậy kín đợi 15 -20 phút. khi trà hoa cúc đã ngấm lấy ra uống. Uống trà hoa cúc giúp giảm khó chịu khi đầy bụng khó tiêu 10. Nâng cao phần thân trên khi nằm Thông thường, khi nằm xuống axit trong dạ dày có nhiều khả năng di chuyển ngược trở lại cổ họng, đẩy hơi lên gây tình trạng đầy hơi, tức bụng khó chịu. Để giảm sự khó chịu này, bạn nên nâng cao phần thân  trên (vùng đầu, cổ và vai) khi nằm. Bằng cách sử dụng thêm 1 vài chiếc gối để năng đỡ phần thân trên. Lưu ý: không nằm luôn ngay sau khi ăn xong. 11. Bổ sung đủ chất xơ vào bữa ăn Chất xơ vào cơ thể giúp tăng lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột. Từ đó cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu một cách rõ rệt. Các loại thức ăn chứa hàm lượng chất xơ cao như: rau củ tươi, hoa quả, yến mạch,…. Bổ sung chất xơ đầy đủ trong mỗi bữa ăn 12. Sử dụng lá tía tô Lá tía tô có tính ấm, hỗ trợ giải cảm, giải độc, giảm chướng bụng đầy hơi hiệu quả. Bạn chỉ cần hái lá tía tô tươi, rửa sạch để ráo. Sau đó giã nhỏ, lọc lấy nước cốt để uống. 13. Uống baking soda Baking soda là chất có khả năng trung hòa axit trong dạ dày. Do vậy, người ta thường sử dụng baking soda để cải thiện tình trạng đầy hơi do dư thừa lượng axit trong dạ dày. Uống baking soda giúp trung hòa axit dạ dày 14.  Ăn sữa chua hàng ngày Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột qua thực phẩm như sữa chua sẽ giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn. Cải thiện các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, khó tiêu. 15. Dùng hạt thì là giảm đầy bụng Chắc hẳn không phải ai cũng biết mẹo chữa đầy bụng khó tiêu bằng hạt thì là. Thực tế thì loại thảo dược này có thể làm giảm co thắt dạ dày, giúp dịu các cơn đau thắt dạ dày. Đồng thời giảm tình trạng đầy hơi và buồn nôn khi khó tiêu. Hạt thì là hỗ trợ giảm cơn co thắt dạ dày 16. Hạn chế thực phẩm giàu protein Bên cạnh những bài thuốc điều trị thì việc điều chỉnh chế độ ăn ít đạm cũng giúp cải thiện tình trạng đầy hơi khó tiêu. Bởi khi bạn nạp vào cơ thể một lượng lớn chất béo, protein sẽ gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn. 15+ Cách làm giảm cơn đau dạ dày lập tức 1 NỐT NHẠC 17. Vận động nhiều hơn mỗi ngày Một trong những nguyên nhân khiến cho việc tiêu hóa thức ăn kém đó là lười vận động. Khi vận động nhiều sẽ thúc đẩy nhu động ruột làm việc, quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Từ đó cải thiện tình trạng bụng đầy bụng khó tiêu. 18. Ăn chậm, nhai kỹ Tại sao ăn chậm, nhai kỹ lại có thể chữa được đau bụng khó tiêu? Bởi việc ăn vội vàng, nhai nuốt quá nhanh khiến cho việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn. Gây ra các bệnh lý đường tiêu hóa, trong đó có đầy bụng khó tiêu. 19. Uống nước quế Quế là dược liệu có khả năng cải thiện tình trạng tiêu hóa kém, đầy hơi, ăn không tiêu. Trong quế có chứa các chất kích thích vị giác, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và đào thải lượng khí tồn đọng bên trong ruột. Giúp mang lại cảm giác dễ chịu cho người bị đầy bụng. Quế giúp thúc đẩy hoạt động của đường ruột 20. Tắm ngâm mình thư giãn bằng nước ấm Khi tắm ngâm mình trong nước ấm, sẽ giúp cơ thể bạn được thư giãn thoải mái. Từ đó giảm stress, giảm căng thẳng thần kinh giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.  Trên đây là những mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà đã được nhiều người áp dụng thành công. Hy vọng, đó sẽ là những thông tin hữu ích giúp các bạn xử trí khi gặp phải tình trạng này. Có thể bạn quan tâm: #5 Cách nhận biết triệu chứng đau bao tử nặng chuẩn xác Xì hơi nhiều không mùi, nguy cơ #4 Căn bệnh nguy hiểm Muốn ợ mà không ợ được phải làm sao? 10 Mẹo chữa tức thời

Đau âm ỉ bụng dưới - 20 bệnh lý tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau âm ỉ bụng dưới ở cả nam và nữ. Đau bụng âm ỉ là dấu hiệu của những bệnh lý nào. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách phòng chống nhé. #8+ Biểu hiện đau âm ỉ ở bụng dưới Có rất nhiều biểu hiện dẫn đến bụng dưới đau âm ỉ. Có thể kể đến những triệu chứng phổ biến sau: Bạn cảm thấy đau nhói hoặc đau nhẹ ở vùng bụng dưới. Có cảm giác căng thẳng, khó chịu trong vùng bụng. Cảm giác đau kéo dài hoặc đau thường xuyên. Có cảm giác đau lan ra các khu vực khác như mông, đùi. Khi thay đổi tư thế đứng hoặc nằm thì cảm giác đau thay đổi. Đau liên tục và kéo dài nhiều ngày không có dấu hiệu dứt. Có thể có các triệu chứng khác như: buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Cơ thể luôn trong tình trạng mất cân bằng, mệt mỏi, giảm ham muốn. Có rất nhiều biểu hiện khi bạn bị đau bụng dưới Nếu bạn đang gặp những biểu hiện trên, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. 20+ Bệnh lý tiềm ẩn Đau bụng dưới âm ỉ là dấu hiệu gì? Đây là triệu chứng của một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể liệt kê một số bệnh dưới đây: Bệnh viêm ruột thừa  Bạn có dấu hiệu đau âm ỉ từ vùng bụng dưới bên trái sau đó di chuyển xuống phía dưới bên phải. Cùng các triệu chứng như nôn, sốt, mệt mỏi thì bạn hãy đến ngay các cơ sở ý tế vì đây là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm ruột thừa. Bệnh viêm ruột thừa cần được phẫu thuật nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.  Có thể bạn quan tâm: #5 Cách nhận biết triệu chứng đau bao tử nặng chuẩn xác Đau bụng kinh Đau âm ỉ bụng dưới bên trái ở nữ giới có thể là dấu hiệu của đau bụng kinh, đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường và thường gặp ở nhiều người. Trong thời kỳ rụng trứng sẽ gây nên kích thích niêm mạc dẫn đến đau bụng dưới âm ỉ ở nữ giới. Đau bụng âm ỉ bụng dưới có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa ||Tham khảo 15+ Mẹo chữa đau bụng đi ngoài dân gian không cần thuốc Mang thai ngoài tử cung Một số phụ nữ có thể cảm thấy âm ỉ đau ở bụng dưới trong trường hợp mang thai ngoài tử cung. Đây là trường hợp phôi thai được hình thành và phát triển bên ngoài tử cung có thể gây chảy máu, chóng mặt và buồn nôn. Trường hợp này cần phải gặp bác sĩ ngay lập tức vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng.  Bệnh viêm đại tràng Nếu bạn đang bị đau âm ỉ bụng dưới bên phải có thể đó là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng. Triệu chứng của bệnh có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng thể hiện ở một số triệu chứng sau: Có thể bị đau bụng liên tục hoặc theo cơn, đau âm ỉ vùng bụng dưới từ nhẹ đến cấp tính. Người bị viêm đại tràng có thể bị tiêu chảy liên tục hoặc luôn có cảm giác căng bụng. Rối loạn tiêu hóa. Viêm bàng quang Người bị viêm bàng quang có thể có rất nhiều triệu chứng, một trong những triệu chứng có thể kể đến như: Đau âm ỉ phần bụng dưới. Đi tiểu nhiều và có cảm giác đau rát. Nước tiểu có thể mờ, đục, có màu hồng hoặc có máu. Có cảm giác đi tiểu không hết. Viêm bàng quang cấp có thể gây sốt và mệt mỏi. Đau vùng bụng dưới có thể do bàng quang bị viêm ||Thông tin hữu ích: 9+ Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà bí kíp từ ông bà Bệnh u xơ tử cung Nhiều chị em bị đau âm ỉ bụng dưới rốn đây là một trong những triệu chứng của bệnh u xơ tử cung. Bệnh thường gặp ở phụ nữ có độ tuổi từ 30 – 40 do tế bào thành tử cung phát triển đột biến. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bị đau âm ỉ bụng gây khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường do vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống đường tiết niệu, cũng có thể do nấm hoặc virus gây ra. Một số triệu chứng có thể gặp của bệnh như sau: Đau dưới rốn. Đi tiểu buốt hoặc có cảm giác nóng rát. Đi tiểu nhiều hơn bình thường hoặc đi tiểu ra máu. ||Bài viết đọc nhiều: Đau bụng dưới là bị gì? 10+ Căn bệnh tiềm ẩn dễ mắc phải Bệnh u nang buồng trứng Đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng là dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng. Do khối u phát triển vậy nên bạn sẽ bị đau liên tục hoặc từng cơn, cơn đau có thể lan ra phạm vi rộng hơn như vùng đùi và thắt lưng. Đau âm ỉ bụng kèm đau lưng do u nang buồng trứng gây ra Bệnh viêm âm đạo Đau bụng âm ỉ dưới rốn ở nữ là một trong những triệu chứng của bệnh viêm âm đạo. Khi bị viêm âm đạo, vùng kín của phụ nữ thường bị ngứa khó chịu và có mùi hôi. Viêm vùng tiểu khung Bạn có cảm giác đau khi quan hệ tình dục, cơ thể mệt mỏi, bị tiêu chảy, bị đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng đây là một trong những triệu chứng của bệnh viêm vùng tiểu khu.  Bệnh viêm tuyến tiền liệt  Bệnh viêm tuyến tiền liệt có thể xảy ra mọi lứa tuổi của nam giới tuy nhiên nam giới trung tuổi thường gặp nhiều nhất, bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Mặc dù, bệnh không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng vẫn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh như sau: Đau âm ỉ vùng bụng dưới. Sốt, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Đi tiểu nhiều, buốt và đôi khi có máu. Không còn cảm thấy hứng thú khi quan hệ tình dục với bạn tình. Bị rối loạn cương dương. Nhiễm trùng đường tiểu Đau âm ỉ bụng dưới bên trái ở nam giới có thể do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu hoặc quan hệ tình dục không lành mạnh dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu.  Sỏi thận Sỏi thận là căn bệnh rất phổ biến và hiện ngày càng gia tăng. Những người mắc bệnh sỏi thận thường đau âm ỉ vùng bụng dưới, đi tiểu buốt, đau rát hoặc sốt cao. Một số trường hợp còn bí tiểu hoặc tiểu ít. Nếu bạn đang gặp những triệu chứng trên bạn nên thăm khám bác sĩ sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị kịp thời sỏi thận để tránh những biến chứng nguy hiểm Rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở rất nhiều người gây nên các triệu chứng đau âm ỉ, đầy hơi hoặc chướng bụng. Do vi khuẩn, virus trong thức ăn tác động lên. Viêm trực tràng Viêm trực tràng là một loại viêm nhiễm ảnh hưởng đến ruột non. Bệnh có những biểu hiện như: Tiêu chảy: Có thể bị tiêu chảy từ nhẹ đến nặng, số lần đi nhiều hơn bình thường, phân có thể mềm hoặc lỏng, phân có thể dính máu. Đau bụng: Có thể bị đau bụng âm ỉ dưới rốn, cơn đau có thể kéo dài và cường độ đau có thể thay đổi. Hội chứng kích ruột Bệnh thường xảy ra do đường ruột bị nhiễm trùng, một số thức ăn không thể dung nạp vào cơ thể hoặc do dị ứng thức ăn. Những người mắc hội chứng này sẽ có dấu hiệu bụng đau nhẹ đến đau âm ỉ bụng dưới bên trái. Tình trạng này không gây nguy hiểm tuy nhiên nếu để lâu sẽ gây khó chịu cho cơ thể và cuộc sống hàng ngày. ||Tham khảo Chướng bụng là gì? 10 Thực phẩm ăn khỏi ngay lập tức Phình động mạch chủ bụng. Đây là tình trạng động mạch chủ ở bụng phình to ra thông thường là có đường kính lớn 3cm. Tình trạng bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên bạn thường xuyên bị đau bụng âm ỉ bên trái hay đi thăm khám bác sĩ tránh tình trạng mạch phình to và vỡ ra gây nguy hiểm tính mạng. Phình động mạch chủ có thể bị vỡ gây nguy hiểm tính mạng ||Bài viết cùng chủ đề: 20+ Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà “chẳng tốn kém” Bệnh viêm túi thừa đại tràng Một hoặc nhiều túi thừa của ông tiêu hóa bị viêm nhiễm gây nên tình trạng bụng đau âm ỉ bên trái, ngoài ra người bệnh còn có thể bị sốt hoặc buồn nôn. Bệnh thường gặp ở những người ngoài 40 tuổi, bệnh không gây nguy hiểm nếu ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu để bệnh nặng và kéo dài thì sẽ nghiêm trọng hơn và cần sự can thiệp ngoại khoa. Viêm ruột già Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi do một phần ruột già bị viêm. Người bị bệnh thường đau âm ỉ bụng dưới bên trái, cơn đau có thể lan ra khắp bụng, đùi và kéo dài trong vài giờ đồng hồ. Ngoài đau bụng, người bệnh còn có thể bị tiêu chảy, táo bón hoặc chảy máu từ đại tràng. Sảy thai Đối với phụ nữ mới có thai thì đau bụng dưới âm ỉ có thể là dấu hiệu của việc dọa sảy thai. Khi có dấu hiệu đau bụng bạn cần liên hệ nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể tránh tình trạng hư thai. Kiến thức bổ ích 10+ Cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn tức khắc 10+ Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng đừng chủ quan #6 Cách phòng chống hạn chế cơn đau âm ỉ Khi có triệu chứng trên, người bệnh nên áp dụng một số cách sau để hạn chế cơn đau: Nghỉ ngơi: Khi có dấu hiệu đau âm ỉ bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn để giảm căng thẳng và áp lực. Sử dụng túi nhiệt: Sử dụng túi chườm nóng áp lên vùng bụng bị đau để giảm đau và sự co bóp cơ. Uống nước ấm: Nước ấm có thể giảm các triệu chứng căng thẳng và kích thích tiêu hóa. Thực hiện bài tập nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng và duỗi cơ giúp kích thích quá trình tiêu hóa và giảm đau bụng. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh những thức ăn quá cay, nóng và khó tiêu. Nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc để duy trì sự hoạt động của tiêu hóa. Hạn chế các chất kích thích: Hạn chế một số loại đồ ăn, thức uống có chứa cafein, rượu, bia. Ăn uống lành mạnh để nâng cao sức khỏe Triệu chứng đau âm ỉ bụng dưới là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn đọc biết được những bệnh lý liên quan đến tình trạng trên. Hy vọng rằng người bệnh có thể áp dụng một số cách phòng chống mà bài viết đã đưa ra để hạn chế được cơn đau bụng khó chịu. Xem ngay: 15 Cách giảm đau dạ dày ban đêm “nỗi ám ảnh dai dẳng”   Chia sẻ  

Ăn khuya có tốt không? 10 Tác hại đến không ngờ đừng chủ quan

Cuộc sống cùng công việc bận rộn, bạn thường xuyên phải thức đêm nên có thói ăn khuya. Thế nhưng, bạn không biết rằng ăn khuya có tốt không? Thói quen này có những tác hại gì đến sức khỏe của bạn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những băn khoăn đó. Ăn khuya có lợi hay hại? Ăn khuya được hiểu đơn giản đó là ăn sau bữa tối và trước khi đi ngủ 1-2 giờ. Thường thì một người đi ngủ vào khoảng 11-12h đêm, vậy thời gian ăn khuya của người đó là khoảng từ 9h-12h đêm. Có một số thông tin cho rằng ăn đêm dễ tăng cân, vì trong khi ngủ quá trình trao đổi chất chậm lại. Điều này khiến lượng lớn calo không được chuyển hóa. Và nó được cơ thể dự trữ dưới dạng chất béo. Ăn đêm nhiều có tốt không? Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về sức khỏe của Mỹ – Clinical Nutrition. Họ cho thấy rằng nếu ăn khuya đúng phương pháp thì sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn. Chủ yếu là giúp cơ thể ổn định đường huyết và kiểm soát cân nặng.  Tuy nhiên, rất khó để chúng ta có thể thực hiện chế độ ăn khuya đúng phương pháp, đúng khoa học. Phần lớn những người có thói ăn khuya đều sẽ mắc nhiều sai lầm, rất dễ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Thường thì việc ăn khuya không được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích. Nếu vì một lý do nào đó bắt buộc bạn phải bổ sung năng lượng vào đêm muộn. Thì bạn nên tìm hiểu và thực hiện chế độ ăn theo đúng phương pháp được khuyến cáo. Có thể bạn quan tâm: 15 Cách giảm đau dạ dày ban đêm “nỗi ám ảnh dai dẳng” Viêm thực quản trào ngược độ a là gì? Nên ăn gì? Kiêng gì? 10 Tác hại của việc ăn khuya Bên cạnh những thắc mắc về việc ăn khuya có tốt cho sức khỏe không? Thì vấn đề ăn khuya có tác hại như thế nào cũng được rất nhiều người quan tâm đến. Nhịp sinh học Ăn mì đêm có tốt không? Khi bạn có thói quen ăn khuya chính là bạn đang đi ngược lại nhịp sinh học bình thường của cơ thể. Điều đó ảnh hưởng đến cơ chế điều chỉnh độ nhạy của insulin. Khiến tình trạng kháng insulin sẽ tăng lên nếu bạn có thói quen ăn khuya.  Kết quả là phần lớn lượng calo được bổ sung trong bữa ăn khuya của bạn sẽ được dự trữ trong cơ thể dưới dạng chất béo. Bởi lượng calo đó sẽ không được đốt cháy khi cơ thể ở trạng thái ngủ. ||Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Uống gì? 25 Thần dược tốt nhất Chất lượng giấc ngủ Sau một ngày hoạt động dài, vào buổi tối các cơ quan trong cơ thể sẽ làm việc chậm hơn. Thông thường, dạ dày của bạn sẽ được nghỉ từ 9h đêm. Khi bạn ăn khuya, bắt buộc dạ dày của bạn phải hoạt động tăng ca để tiêu hóa thức ăn mới. Não bộ là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Vì vậy khi dạ dày làm việc thì não bộ cũng không được nghỉ ngơi. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trằn trọc, khó ngủ khi bạn ăn khuya. Ăn đêm có tốt không? Việc này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ Nếu tình trạng này kéo dài, khiến đồng hồ sinh học của bạn bị rối loạn. Dần dần việc mất ngủ sẽ trở nên thường xuyên, thậm chí trở thành mãn tính rất khó để điều trị.  Bệnh lý dạ dày Buổi tối hoạt động tiêu hóa thức ăn chậm lại. Nên thường khi bạn đi ngủ thì thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Thức ăn ứ đọng trong dạ dày sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Các vi khuẩn này kích thích niêm mạc dạ dày tạo ra các vết loét. Ngoài ra, ăn quá khuya cũng làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày. Sau khi ăn khuya lại nằm ngủ luôn thì tình trạng này càng trở nên nặng nề hơn. Nếu bạn là người có tiền sử đau dạ dày thì việc ăn khuya càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tham khảo thêm: Đau dạ dày ăn chuối được không? #5 Lời khuyên cần nhớ Đau dạ dày kiêng ăn gì? 15 Thực phẩm kẻ thù của dạ dày Tăng nguy cơ cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ Tăng huyết áp là một trong các tác hại từ thói quen ăn khuya gây ra. Đặc biệt, đi ngủ ngay sau khi vừa ăn làm chậm quá trình lưu thông máu. Lúc này thành phần chất béo trong máu sẽ thấm vào thành mạch và gây xơ vữa động mạch. Theo một số nghiên cứu khoa học cho biết rằng, người thường xuyên ăn khuya có tỷ lệ đột quỵ cao hơn những người không có thói quen ăn khuya. Gây tăng cân, béo phì Ăn khuya là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cân mất kiểm soát. Quá trình trao đổi chất của cơ thể có xu hướng chậm lại vào ban đêm. Khi bạn ăn quá khuya thì lượng thực phẩm mới bổ sung này sẽ không được hấp thụ hết. Mà chuyển sang trạng thái dự trữ ở dạng chất béo, chủ yếu là ở vùng bụng. Chính vì vậy, nếu thói quen ăn khuya không được thay đổi thì nguy cơ mắc bệnh béo phì là rất cao. Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, mà luôn băn khoăn xem mình có nên ăn khuya không? Hay ăn đêm nhiều có tốt cho sức khỏe không? Thì lời khuyên dành cho bạn đó là “tuyệt đối không nên ăn khuya” trong giai đoạn này nhé. Bởi cân nặng của bạn có thể không giảm đi mà còn có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Tác hại ăn đêm – Mỡ vùng bụng sẽ tăng nhanh khi bạn thường xuyên ăn khuya ||Bài viết cùng chủ đề: Thực quản nằm ở đâu? Viêm thực quản là gì? Ảnh hưởng đến hệ thần kinh Theo một nghiên cứu của Đại học California ở Mỹ liên quan đến vấn đề ăn khuya có tốt không? Họ đã chỉ ra rằng, việc thường xuyên ăn khuya có ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Những người không có thói quen ăn khuya sẽ ít bị phá vỡ nhận thức hơn nhóm người thường xuyên ăn khuya. Và có thể gây giảm trí nhớ của họ. Tăng nguy cơ tiểu đường Insulin là hormon duy nhất có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Bởi insulin có tác dụng trong quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể. Thông thường insulin được tuyến tụy tiết ra liên tục trong 24h, khoảng 40 -50 đơn vị/ ngày.  Lượng insulin được tiết ra trung bình 0,7 – 0,8 đơn vị/ kg cân nặng/ ngày. Lượng insulin vừa đủ cho quá trình chuyển hóa glucid khi cơ thể ăn vừa đủ lượng thức ăn theo tiêu chuẩn. Đảm bảo việc kiểm soát lượng đường trong máu ổn định.  Ăn cơm khuya có tốt không? Hoàn toàn không? Có thể gây ra bệnh tiểu đường Khi bạn ăn khuya, cũng có nghĩa các cơ quan trong cơ thể phải làm việc tăng ca. Lúc này, lượng insulin do cơ thể tiết ra không đủ cho quá trình chuyển hóa chất. Làm cho lượng đường trong máu tăng cao không được kiểm soát. Và nguy cơ dẫn đến bệnh biểu đường là rất cao. Suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ Ăn khuya khiến cho các cơ quan trong cơ thể phải làm việc cả đêm để tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Não bộ cần phải thức để điều khiển các hoạt động đó. Nên sẽ không có thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục. Khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng ngày hôm sau. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy nhược thần kinh và giảm trí nhớ. Dễ gây sâu răng  Theo các chuyên gia thì những người có thói quen ăn khuya rất dễ đối mặt với nguy cơ sâu răng. Vì ban đêm là thời điểm khoang miệng tiết ra ít nước bọt và các mảnh vụn thức ăn có xu hướng bám lại lâu hơn trên răng. Khiến cho các chất có tính axit và đường tấn công vào men răng. Từ đó gây ra tình trạng sâu răng. Tác hại của việc ăn đêm rất dễ gây sâu răng ||Tham khảo Niêm mạc tử cung mỏng nên ăn gì? 10 thực phẩm sung ngay Ngưng thở khi ngủ Đây là tác hại nguy hiểm nhất của việc ăn khuya. Mặc dù rất ít khi gặp trường hợp này, nhưng những ai đang có thói quen thường xuyên ăn khuya cũng không nên chủ quan. Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng, triệu chứng trào ngược axit sau ăn đêm có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ.  Bên cạnh đó, việc ăn khuya cũng làm cho lượng đường trong máu tăng, lượng cholesterol trong cơ thể cũng tăng. Điều đó rất dễ gây ra tình trạng đột quỵ. Do đó, rất dễ dẫn đến ngưng thở khi ngủ. Ăn trái cây khuya có tốt không? Bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc ăn khuya có tốt không? Đồng thời chỉ ra những tác hại của thói quen ăn khuya mà bạn không nên chủ quan. Nếu bạn là người thường xuyên phải thức khuya do công việc. Và việc bổ sung năng lượng vào những thời điểm đêm muộn là bất khả kháng. Vậy thì bạn nên tìm hiểu cho mình phương pháp ăn khuya hợp lý, ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhất nhé! Thông tin hấp dẫn: Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì? Nên ăn gì để mau hồi phục Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì? 15 Thực phẩm “khắc tinh” Hướng dẫn sử dụng Bình Vị Thái Minh cho hiệu quả cao nhất

Chướng bụng là gì? 10 Thực phẩm ăn khỏi ngay lập tức

Chắc hẳn ai cũng đều từng bị chướng bụng kèm đầy hơi, khó tiêu sau khi ăn ít nhất vài lần. Việc bị chướng bụng khiến bụng bị căng lên gây cảm giác khó chịu, xì hơi, ợ nóng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống khá nhiều. Vậy chướng bụng là gì? Những thực phẩm nào ăn vào sẽ khỏi bệnh ngay lập tức. Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.  10 thực phẩm nên ăn khi bị chướng bụng đầy hơi Triệu chứng dễ nhận thấy của chướng bụng Chướng bụng là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi do quá trình tiêu hóa bị rối loạn hoặc là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vậy chướng bụng là bệnh gì và chúng có những triệu chứng như thế nào? Chướng bụng là gì? Chướng bụng là hiện tượng bụng phình to và có thể quan sát được bằng mắt thường, người bệnh sẽ thấy vùng bụng sưng lên vượt quá kích thước bình thường. Triệu chứng này thường đi kèm với cảm giác đầy hơi vì chứa khí hoặc chất tiêu hóa bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, chướng bụng không phải lúc nào cũng do bệnh lý rối loạn tiêu hóa mà còn do các nguyên nhân khác như đầy hơi, mang thai, kinh nguyệt, viêm niêm mạc bụng, sự tắc nghẽn của ruột non hoặc ruột già,…  Chướng bụng là hiện tượng vụng bụng bị sưng lên bất thường Theo khảo sát thực tế, gần 40% dân số nói chung gặp vấn đề với các triệu chứng chướng bụng và tỷ lệ đó thậm chí còn cao hơn ở những người được chẩn đoán mắc các rối loạn tiêu hóa chức năng khác như khó tiêu chức năng, táo bón chức năng và hội chứng ruột kích thích (IBS). ||Tham khảo thêm: 20+ Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà “chẳng tốn kém” Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì? Chướng bụng đầy hơi là cảm giác căng tức, tăng áp lực và đầy trong vùng bụng. Nó sẽ đi kèm cảm giác đầy hơi và bụng bị căng hay sưng lên rõ rệt. Cảm giác có thể bắt đầu từ khó chịu nhẹ đến đau dữ dội. Tình trạng này sẽ thường biến mất sau một thời gian nhưng có một số trường hợp sẽ kéo dài và bị tái đi tái lại nhiều lần.  Chướng bụng đầy hơi thường xuất hiện sau khoảng từ 3 đến 5 tiếng, khi mà thức ăn chưa được tiêu hóa hết và bị tắc nghẽn thì sẽ gây ra tình trạng chướng bụng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chướng bụng đầy hơi kéo dài và tái lại nhiều lần thì đó có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc do dự thay đổi của hormon. ||Xem thêm: #9 Triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhiều ở trẻ em & người lớn Những triệu chứng chướng bụng đầy hơi dễ nhận thấy Có rất nhiều người thường thắc mắc rằng chướng bụng là gì? Hầu hết mọi người đều mô tả chướng bụng là cảm giác rất khó chịu và không được thoải mái ở vùng bụng, cảm giác vùng bụng bị căng ra, bụng đau âm ỉ, sình bụng đi kèm với triệu chứng khó thở, khó tiêu ợ nóng, ợ hơi. Đôi khi, người bệnh còn bị chướng bụng kèm buồn nôn, bụng đau quặn thắt từng cơn do khi thức ăn bị tắc nghẽn ở ruột, hơi không thoát ra được hoặc do sự tắc ruột. Ngoài ra giảm cân một cách không rõ nguyên nhân đi kèm với cảm giác ăn một ít đã thấy no là triệu chứng của bệnh chướng bụng đầy hơi nghiêm trọng.  Những triệu chứng dễ nhận bị chướng bụng buồn nôn Tình trạng chướng bụng đầy hơi kéo dài còn ảnh gây khiến người bệnh đi ngoài ra máu hoặc chảy máu ở âm đạo nữa.  Xuất hiện những cơn sốt cùng với chứng chướng bụng đầy hơi khó tiêu có thể có thể do tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Vì vậy người bệnh cần thăm khám kịp thời để được chẩn đoán chính xác. ||Tham khảo thêm: 10+ Cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn tức khắc Ăn gì để hết chướng bụng đầy hơi? 10 thực phẩm tuyệt vời nhất Sau khi đã hiểu tình trạng hay bị đầy hơi chướng bụng là bệnh gì? Người bệnh nên có chế độ ăn uống phù hợp và khoa học để cải thiện triệu chứng hiệu quả. Vậy ăn gì để hết chướng bụng đầy hơi, cùng điểm qua 10 thực phẩm sau đây nhé. Sữa chua  Sữa chua chứa nhiều men vi sinh, loại vi khuẩn tốt cư trú trong đường tiêu hóa giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa khỏe mạnh và làm dịu chứng viêm. Đồng thời chúng còn có tác dụng điều hòa nhu động ruột, giảm sự tích tụ khí và thức ăn. Vì vậy men vi sinh có thể làm giảm đầy hơi và chướng bụng kể cả những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Gừng Gừng là một loại thuốc thảo dược có đặc tính chống viêm, có tác dụng rất tốt đối với chứng đầy hơi, chướng bụng. Gừng có chứa một loại enzyme tiêu hóa gọi là zingibain, giúp cơ thể phân hủy protein, theo nghiên cứu cho thấy gừng có tác dụng làm dịu hệ thống tiêu hóa bằng cách giảm áp lực lên thực quản dưới để giảm chuột rút và đầy hơi. Đồng thời gừng còn giúp cơ thể thư giãn và giảm cơn buồn nôn nữa. Bụng đau âm ỉ chướng bụng nhờ sự trợ giúp từ Gừng Dứa Dứa có chứa một loại enzyme tiêu hóa gọi là bromelain, có tác dụng phá vỡ các protein trong dạ dày, hỗ trợ giảm chướng bụng đầy hơi hiệu quả. Ngoài ra bromelain rất hiệu quả trong việc làm mềm thức ăn cứng nên nó cũng được sử dụng làm chất mềm thịt. Dưa hấu Trong dưa hấu có hơn 90% là nước, là một thực phẩm tốt để bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể nhằm chống tình trạng chướng bụng. Dưa hấu cũng có vô số chất phytochemical như vitamin C và beta-carotene, có thể ngăn ngừa bệnh mãn tính và làm dịu chứng đầy hơi chướng bụng do viêm nhiễm. Loại trái cây ngọt tự nhiên này cũng là nguồn cung cấp lycopene, một loại carotenoid chống oxy hóa liên quan đến sức khỏe của tim. ||Bài viết cùng chủ đề: 9+ Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà bí kíp từ ông bà 20+ Cách trị đầy hơi khó tiêu tại nhà từ dân gian cực nhanh Táo Táo chứa hàm lượng kali cao giúp cơ thể duy trì sự cân bằng lượng nước ổn định, cũng như chứa hàm lượng chất xơ cao giúp làm giảm táo bón. Táo cũng có pectin, một loại chất xơ giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa và ngăn ngừa đầy hơi. Chướng bụng đầy hơi nên ăn gì? Táo giúp duy trì cân bằng lượng nước trong cơ thể Đu đủ Trong đu đủ có chứa enzym Papain có công dụng chuyển hóa protein, giải phóng khí dư ra khỏi cơ thể, đem lại cảm giác dễ chịu sau khi ăn. Đu đủ cũng chứa nhiều nước và chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm thiểu chứng đầy hơi. Măng tây Măng tây có chứa chất xơ prebiotic, là một hoạt chất giúp nuôi dưỡng men vi sinh trong ruột và giữ cho đường tiêu hóa hoạt động tốt.  Dưa chuột Dưa chuột được tạo thành từ 95% là nước, có thể giúp giảm đầy hơi do mất nước, cân bằng lượng natri, thải nước thừa ra khỏi cơ thể và giải phóng khi trong đường tiêu hóa. Đồng thời trong dưa chuột còn chứa hoạt chất flavonoid – là loại quercetin giúp chống viêm và giảm dị ứng hiệu quả.  Chanh Chanh có tính axit rất giống với dịch tiêu hóa của dạ dày, vì vậy nó có thể giúp giảm chướng bụng và các triệu chứng khó tiêu khác. Chanh là một thực phẩm tốt giúp giảm chứng chướng bụng Thì là Trong hạt thì là có chứa các hợp chất anethole, fenchone và estragole với đặc tính chống co thắt và chống viêm giúp thư giãn cơ ruột và cho đẩy hết khí ra ngoài. Từ đó mang tới cảm giác dễ chịu và thoải mái không còn bị căng bụng nữa. ||Tham khảo thêm: #5 Cách nhận biết triệu chứng đau bao tử nặng chuẩn xác Đau âm ỉ bụng dưới – 20 bệnh lý tiềm ẩn có thể gây nguy hiểm Đại tràng co thắt là gì? Uống thuốc gì? Có nguy hiểm không? Các thắc mắc thường gặp khi bị đầy hơi chướng bụng Chướng bụng buồn nôn là bệnh gì? Chướng bụng buồn nôn là cảm giác bụng bị căng tức khó chịu kèm cảm giác nôn mửa. Tình trạng này xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn, nguyên nhân có thể do thói quen ăn uống không hợp lý hoặc vấn đề về bệnh lý nên cần phải đi khám sớm để chẩn đoán chính xác. Thói quen ăn uống không khoa học như ăn quá nhiều, nhai không kỹ, ăn quá nhanh,…có thể góp phần gây nên cảm giác chướng bụng, khó chịu. Ngoài ra, việc tiêu thụ đồ uống có gas cũng có nguy cơ dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân về bệnh lý điển hình như táo bón, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày hoặc là hội chứng ruột kích thích. Chướng bụng khó thở là bệnh gì? Chướng bụng khó thở là tình trạng lượng hơi trong đường ruột có dấu hiệu tăng lên một cách bất thường, gây rối loạn hệ vi sinh đường tiêu hóa làm ảnh hưởng đến việc quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Khi thức ăn không được tiêu hóa tốt sẽ gây ứ đọng trong đường ruột, một thời gian sau sẽ bị lên men và sinh ra hơi. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy bụng bị chướng, căng tức, khó chịu. Lượng hơi khiến cơ hoàn bị chèn ép và dẫn tới tình trạng khó thở. Hy vọng qua bài viết này, người bệnh sẽ hiểu rõ hơn về chứng chướng bụng là gì và những thực phẩm hỗ trợ cải thiện triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên khi bị chướng bụng đầy hơi kéo dài và có xuất hiện các tình trạng khác thường nào thì cần phải đi tới cơ sở y tế ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Uống gì? 25 Thần dược bổ sung ngay

Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, do đó chế độ ăn uống có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình hình thành hay điều trị bệnh. Vậy người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nên uống gì để tiêu hóa nhanh? Dưới đây là 25 loại “thần dược” mà bạn cần bổ sung khi bị rối loạn tiêu hóa. Điểm danh những loại thực phẩm tốt dành cho người rối loạn tiêu hóa 15 Thực phẩm tốt nhất cho người rối loạn tiêu hoá Theo D.s Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên – dược sĩ tại nhà thuốc Long Châu, khi hệ tiêu hóa đang gặp “trục trặc”, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu, không gây kích thích đường ruột và nên có đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Cụ thể: Cháo Cháo là thực phẩm thường được nhiều người ưu tiên lựa chọn khi bị rối loạn tiêu hóa. Trong cháo chứa một lượng lớn tinh bột, protein, vitamin B1, B2, B3, B6 và nhiều dưỡng chất cần thiết khác; giúp hệ tiêu hóa tránh bị “quá tải”. Do đó, nếu chưa biết bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn gì nhanh khỏi, bạn có thể tham khảo các loại cháo dinh dưỡng như: cháo bí ngô thịt nạc, cháo cà rốt thịt nạc,…  Giải đáp rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì ||Tham khảo 9+ Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà bí kíp từ ông bà Lưu ý: Người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn các loại cháo hải sản, bởi hải sản là thực phẩm khó tiêu, có thể khiến các cơn đau bụng ngày càng dữ dội. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế chỉ ăn cháo trắng, tránh khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng và chất dinh dưỡng quan trọng. Sữa chua Sữa chua là chế phẩm từ sữa đã lên men. Sữa chua không chỉ cung cấp vitamin mà còn chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi – probiotic – giúp tăng nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa. Từ đó, người ăn sữa chua sẽ mau chóng giải quyết được những vấn đề tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,… Táo Mặc dù là loại quả phổ biến, được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới, song ít ai biết táo có thể cải thiện chứng táo bón, tiêu chảy ở người bị rối loạn tiêu hóa.  Trên thực tế, táo chứa rất nhiều pectin – một loại chất xơ hòa tan. Khi vào cơ thể, pectin trong táo giúp giảm cholesterol, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố; từ đó cải thiện sức khỏe đường ruột, hạn chế chứng rối loạn tiêu hóa. Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn 1 quả táo mỗi ngày Hạt chia Hạt chia là một gợi ý tuyệt vời cho những ai chưa biết ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa. Được biết, trong hạt chia có chứa rất nhiều chất xơ. Khi vào dạ dày, chúng sẽ hình thành nên một dạng tương tự gelatin – một dạng protein động vật có lợi cho việc cải thiện lớp lót của đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hạt chia có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ sự phát triển của hệ vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột, góp phần cải thiện hệ tiêu hóa. Xem thêm: Chướng bụng là gì? 10 Thực phẩm ăn khỏi ngay lập tức 10+ Cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn tức khắc Kombucha Kombucha là loại trà lên men đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Chúng được tạo ra bằng cách ủ chủng vi khuẩn có lợi, đường và men trong 1 tuần. Trong quá trình này, lượng lớn probiotic sẽ được tạo ra với công dụng cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, đồng thời góp phần chữa lành vết loét ở dạ dày.  Đu đủ “Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa nên ăn trái cây gì?” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, khi gặp các vấn đề tiêu hóa trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường được khuyên bổ sung đu đủ – loại quả chứa nhiều enzym tiêu hóa.  Các enzym được chứng minh công dụng phá vỡ các sợi protein trong cơ thể, từ đó làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, táo bón,… ở mẹ bầu nói riêng và người bệnh rối loạn tiêu hóa nói chung. Ngũ cốc nguyên hạt Một số loại ngũ cốc nguyên hạt mà người bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn đó là: lúa mạch nguyên hạt, yến mạch nguyên hạt, gạo lứt nguyên hạt, kỳ đà nguyên hạt,… Với hàm lượng chất xơ cao, ngũ cốc nguyên hạt có thể làm dịu các cơn đau rát, cân bằng đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn có khả năng nuôi dưỡng các vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột. Ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa Củ dền Củ dền cũng là một trong những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào mà người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong 136gr củ dền có chứa tới 3.4gr chất xơ – dưỡng chất hỗ trợ tiêu hóa bằng cách nuôi dưỡng vi khuẩn tốt tại đường ruột và tăng cường khối lượng phân. Gừng Không chỉ là nguyên liệu truyền thống trong nấu ăn, gừng còn được biết đến là “khắc tinh” của chứng rối loạn tiêu hóa. Bởi, theo Đông y, gừng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa cảm giác buồn nôn. Theo Tây y, gừng lại được chứng minh có tác dụng thúc đẩy quá trình làm rỗng dạ dày bằng cách thúc đẩy quá trình di chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột non nhanh hơn; từ đó giảm triệu chứng ợ chua, buồn nôn hoặc khó chịu ở dạ dày. Kim chi Kim chi thường được biết đến là “quốc hồn quốc túy” của nền ẩm thực Hàn Quốc. Tuy nhiên, do thường được làm từ cải thảo và một số loại rau củ khác lên men nên kim chi chứa rất nhiều men vi sinh có lợi, giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn ruột kết. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ có trong kim chi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Không chỉ là món ăn nổi tiếng, kim chi còn giúp cải thiện đáng kể sức khỏe đường ruột Rau xanh Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ lớn nhất, đặc biệt là chất xơ không hòa tan; giúp giảm táo bón, tiêu chảy hiệu quả. Bên cạnh đó, một số loại rau xanh cũng chứa rất nhiều magie, có khả năng cải thiện các cơn co thắt cơ trong đường tiêu hóa, từ đó hạn chế tối đa các vấn đề đường ruột. Những loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, rau chân vịt, cải brussels,… đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn rất nhiều các loại rau khác. Vì thế, khi hệ tiêu hóa gặp “trục trặc”, bạn nên ưu tiên bổ sung các loại rau xanh, nhất là những loại rau có màu đậm. ||Tham khảo thêm: #07 Nguyên nhân trào ngược dạ dày từ sự lười biếng Dưa cải muối Trong 71gr dưa cải muối chứa tới 28 chủng vi khuẩn có ích cho đường ruột, tiêu biểu như: Lactobacillus plantarum, Lactobacillus brevis, Lactobacillus acidophilus,… Những chủng vi khuẩn này có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, giảm chứng khó tiêu, tăng cường hệ miễn dịch và cân bằng vi sinh đường ruột. Do đó, nếu chưa biết bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, hãy ăn dưa cải muối với khẩu phần hợp lý! Cá hồi Nguồn axit béo omega-3 trong cá hồi có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm viêm đường tiêu hóa. Ngoài ra, với những người bệnh không dung nạp thức ăn hoặc những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khác, axit béo omega-3 cũng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này. Axit béo trong cá hồi hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất tốt Nước hầm xương Gelatin thường được tìm thấy trong nước hầm xương (nước ninh xương động vật) có nguồn gốc từ các axit amin glutamic và glycine. Những chất này có thể liên kết với chất lỏng tại đường tiêu hóa, từ đó giúp thức ăn di chuyển dễ dàng và nhanh chóng hơn. Mặt khác, glutamine cũng có khả năng bảo vệ thành ruột, hỗ trợ điều trị tốt các bệnh liên quan đến viêm ruột. Lá bạc hà Lá bạc hà – nhất là tinh dầu lá bạc hà – được chứng minh có tác dụng cải thiện nhanh chóng các vấn đề về tiêu hóa: đầy hơi, khó chịu, táo bón, tăng nhu động ruột, rối loạn ruột kích thích,… 10 Thức uống dân gian trị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa ăn gì? Các thức uống trị rối loạn tiêu hóa từ lâu đã được sử dụng với mong muốn cải thiện tiêu hóa theo cách an toàn, tiết kiệm nhất. Dưới đây là 10 gợi ý nếu bạn chưa biết uống gì để tiêu hóa nhanh. Trà gừng: Gingerol và Shogaol – 2 hợp chất kháng viêm, chống oxi hóa được tìm thấy trong gừng có tác dụng nhuận tràng, giảm cơn đau bụng và thúc đẩy các hoạt động tiêu hóa đường ruột. Người rối loạn tiêu hóa uống gì? Trà gừng giúp thúc đẩy tiêu hoá đường ruột ||Xem thêm: #5 Cách nhận biết triệu chứng đau bao tử nặng chuẩn xác Nước chanh: Chanh chứa rất nhiều chất xơ và vitamin C, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm cảm giác đầy bụng nhanh chóng. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C trong nước chanh cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể đối phó với các tác nhân gây viêm. Nước cam: Tương tự nước chanh, nước cam chứa nhiều vitamin C và chất xơ giúp giảm chướng bụng, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Nước ổi: Polyphenol trong nước ổi có tác dụng rất tốt trong việc giảm viêm dạ dày và ruột non. Hơn nữa, thức uống này cũng chứa rất nhiều chất xơ, giúp duy trì sự cân bằng đường ruột và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Nước ép cà rốt: Không chỉ là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, cà rốt còn có công dụng làm dịu, giảm chướng bụng, đầy hơi do rối loạn tiêu hóa gây nên. Nước ép dứa: Đây là loại đồ uống có khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, bảo vệ ruột khỏi các vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa tình trạng ợ hơi, đầy bụng,… Nước nha đam: Nha đam có tính lành, vì thế chúng có thể làm dịu các triệu chứng như tiêu chảy, viêm đại tràng hoặc những tổn thương trên niêm mạc ruột. Nước hạt lanh: Trong hạt lanh chứa rất nhiều chất xơ hòa tan. Do vậy, khi được dung nạp vào cơ thể, nước hạt lanh giúp giảm táo bón, duy trì quá trình đào thải phân diễn ra suôn sẻ. Chất xơ hòa tan trong nước hạt lanh có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện táo bón do rối loạn tiêu hóa Nước dừa: Các chất điện giải tự nhiên trong dừa được chứng minh có tác dụng giảm tình trạng tiêu chảy, cân bằng lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nước lá sen: Lá sen không chỉ biết đến là thực phẩm có tính lợi tiểu và kháng viêm mà loại lá này còn làm dịu nhanh chóng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. ||Tham khảo thêm: #9 Triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhiều ở trẻ em & người lớn Bị rối loạn tiêu hoá nên kiêng ăn gì? Bên cạnh việc tìm hiểu rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, người bệnh cũng cần chủ động hạn chế một số thực phẩm sau để tránh khiến tình trạng tiêu hóa trở nên tồi tệ. Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Đồ ăn nhanh hoặc thức ăn phải chiên rán là thực phẩm người bệnh rối loạn tiêu hóa nên kiêng. Bởi, khi tiêu thụ quá nhiều nhóm thực phẩm này, các dấu hiệu của bệnh như khó tiêu, đầy hơi hoặc tiêu chảy sẽ trở nên nghiêm trọng. Đồ ăn sống, tái: Tiết canh, gỏi cá, rau sống đều tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột. Thậm chí, một vài trường hợp có thể bị ngộ độc ngay sau khi ăn những món chưa được chín kỹ hoặc chế biến sơ sài. Thức ăn nhiều đường: Đường có thể gia tăng áp lực cho dạ dày, đại tràng và lượng vi khuẩn có hại trong ruột; từ đó gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, khi hệ tiêu hóa có vấn đề, người bệnh cần kiêng ăn đồ ngọt như bánh ngọt, nước ngọt và thực phẩm có hàm lượng đường cao. Người bệnh rối loạn tiêu hóa nên kiêng đường và những thực phẩm có lượng đường cao ||Bài viết cùng chủ đề: 20+ Cách trị đầy hơi khó tiêu tại nhà từ dân gian cực nhanh Chất kích thích: Khi vào cơ thể, chất kích thích sẽ cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng, từ đó gây ra hàng hoạt triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều cafein còn có thể gia tăng cảm giác lo lắng, khiến quá trình tiêu hóa trở nên bất thường.  Thực phẩm chứa Gluten: Đối với trường hợp người bệnh rối loạn tiêu hóa do Celiac (hoặc nhạy cảm với Gluten) nên tránh ăn các loại lương thực như mì, lúa mạch,… Bởi, chúng có thể khiến cơ thể sinh ra những phản ứng “lạ”, khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng. Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến nên ăn gì, kiêng ăn gì khi rối loạn tiêu hóa và những thức uống tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Mong rằng qua bài viết trên, bạn sẽ chủ động hơn trong việc chế biến thức ăn, nước uống mỗi khi thấy tình trạng tiêu hóa không được tốt. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ. Đồng thời, một số trường hợp có thể bị dị ứng hoặc gặp tác dụng không mong muốn khi lạm dụng hoặc sử dụng thực phẩm không không phù hợp. Vì thế, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được phương án ăn uống phù hợp và hiệu quả. Bên cạnh đó, các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng,… có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y khoa uy tín.  Song, để đẩy lùi nhanh các triệu chứng trên, người bệnh nên sử dụng Bình Vị Thái Minh kết hợp cùng phác đồ điều trị của bác sĩ để thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ ràng, nhanh chóng nhất. Bình Vị Thái Minh – Giải pháp tự nhiên giúp giảm ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu do viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày Bình Vị Thái Minh là sản phẩm được nghiên cứu và chứng minh bởi Học viện Quân Y và Đại học Y Hà Nội, với công dụng bảo vệ, phục hồi vết loét ở niêm mạc dạ dày, kích thích tiêu hóa, giảm ợ hơi, ợ chua nhanh chóng.  Để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như được giải đáp các thắc mắc xoay quanh bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, hãy nhanh tay liên hệ đến hotline 1800 6397 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ miễn phí, tận tình! ||Tham khảo 9++Cách chữa đau thượng vị nhanh nhất “không cần thuốc” Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Uống gì? 25 Thần dược bổ sung ngay

Loading...