Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế

Dược sĩ Nguyễn Thị Oanh tốt nghiệp hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội năm 2017. Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe.

Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng có thể ứng dụng mang đến kiến thức chuyên ngành chuẩn xác với ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu cho bạn đọc. 

Hiện tại, Dược sĩ Oanh đang là cố vấn phụ trách chuyên môn cho website: https://binhvithaiminh.vn/

Chức vụ

Trưởng phòng chuyên môn

Nơi công tác

Tập đoàn Dược phẩm Thái Minh

Trình độ học vấn, bằng cấp

Tốt nghiệp loại giỏi Dược sĩ Đại học hệ chính quy trường Đại học Dược Hà Nội. Dược sĩ Oanh hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo và tích lũy được vốn kiến thức đa dạng trong các lĩnh vực Dược lâm sàng, Dược lý, Dược liệu và Bào chế …

Kinh nghiệm

Với 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Y Dược và chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Oanh đã tích lũy được vốn kiến thức chuyên môn đa dạng, đặc biệt có kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe não bộ. Từ đó, Dược sĩ Oanh luôn nỗ lực mang đến cho người đọc những thông tin khoa học và chính xác nhất!

Kết nối với dược sĩ

Facebook: https://www.facebook.com/binhvithaiminh.official/  
Zalo: https://zalo.me/1926576177276952667 

Bài viết của chuyên gia

Bị đầy bụng phải làm sao? 9 Mẹo hay hiếm ai biết

Đầy bụng không chỉ gây ra nhiều tình trạng khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Hiện tượng này thường xuất hiện hiện sau khi ăn và dẫn đến nhiều triệu chứng khác như buồn nôn, căng thẳng và khó tiêu. Vậy khi bị đầy bụng phải làm sao? Dưới đây là 9 mẹo giúp đánh bay hiện tượng này mà không phải ai cũng biết. Đừng bỏ qua nhé. Tìm hiểu giải pháp thích hợp khi bị đầy bụng Bị đầy bụng xảy ra do đâu? Cảm giác đầy bụng khó tiêu kéo dài và thường xuyên xuất hiện khiến chúng ra vô cùng khó chịu mà không biết phải làm sao? Tuy nhiên, trước khi tìm được giải pháp phù hợp thì bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ gây nên tính trạng này đã. Vậy hay bị đầy bụng là bệnh gì?  Nguyên nhân phổ biến hầu như ai cũng gặp phải chính là do khí tích tụ nhiều trong dạ dày. Khí có thể được hình thành khi chúng ta ăn và uống, và cũng có thể xảy ra do quá trình tiêu hóa thức ăn. Điển hình như việc ăn quá nhanh, nhai không kỹ hay thói quen thường xuyên nhai kẹo cao su. Thông thường, không khí nuốt vào có chứa oxi, nitơ và carbon dioxide. Nó thường không có mùi hôi nhưng lại góp phần gây ra cảm giác khó chịu. Những nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu Bên cạnh đó, một số rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm ruột kết hợp, viêm đại tràng, hoặc bệnh Crohn cũng gây ra triệu chứng đầy bụng. Đồng thời còn do sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột. Điều này xảy ra do đại tràng chứa đầy vi khuẩn, nấm men và chúng đã vô tình phá vỡ các loại thực phẩm không được ruột non tiêu hóa, đặc biệt là các dạng carbohydrate. Kết quả là gây nên cảm giác đầy bụng. Ngoài ra còn do tiêu thụ lượng chất xơ trong bữa ăn không đủ. Chất xơ có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và giúp tạo một lượng phân dễ đi qua ruột. Khi lượng chất xơ trong khẩu phần ăn thiếu, có thể gây ra tình trạng táo bón và đầy bụng. Hãy bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường lượng chất xơ. Do đó bị đầy hơi chứng bụng phải làm sao? Theo dõi tiếp nhé. > 20+ Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu "an toàn - hiệu quả" Bị đầy bụng phải làm sao? 9 mẹo hay mà ít người biết Nếu cứ để kéo dài tình trạng đầy hơi chướng bụng sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới công việc và cuộc sống hằng ngày. Nhất là đối với bà bầu và trẻ em. Vậy bụng bị đầy hơi phải làm sao? Dưới đây là 9 cách mà bạn có thể thử để cải thiện triệu chứng nhanh chóng và hiệu quả. Uống đủ nước Khi bị đầy bụng thì phải làm gì? Một cách để giảm bớt sự khó chịu nhanh chóng là uống nhiều nước, bởi chất lỏng có khả năng ngăn ngừa táo bón và đảm bảo chất xơ có thể thực hiện đúng chức năng của nó. Hãy bắt đầu với việc ngày uống ít nhất 6 - 8 cốc nước, đánh bay chứng đầy bụng và thức ăn dễ dàng được tiêu hóa hơn. Tốt nhất bạn nên pha với các lát trái cây tươi hoặc thảo dược (như chanh, bưởi, húng quế,...) hoặc trà thảo dược. Bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn uống  Men vi sinh là chế phẩm chứa vi khuẩn có lợi, khi vào đường tiêu hóa sẽ tiêu diệt hại khuẩn và cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bạn có thể bổ sung men vi sinh tự nhiên từ kim chi, dưa cải bắp, sữa chua, kefir và kombucha. Bổ sung men vi sinh thích hợp để giảm chứng đầy bụng Ăn nhiều chất xơ Bà bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao? Một trong những biện pháp khắc phục chứng đầy bụng hiệu quả nhất đối với bà bầu là cải thiện chế độ ăn uống hằng ngày, vì thực phẩm đóng một vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh lượng không khí và phân bị mắc kẹt bên trong đường tiêu hóa của bạn. Để giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, nhu động ruột dao động bình thường, bạn cần đảm bảo ăn nhiều chất xơ hơn, mục tiêu khoảng 25–30 gram mỗi ngày hoặc thậm chí nhiều hơn. > Đầy bụng nên ăn gì? 11 Thực phẩm giải quyết ngay Ăn trái cây và rau quả giàu nước Rau và trái cây mọng nước chứa nhiều chất điện giải quan trọng và các enzyme có lợi cho cơ thể, là những người bạn tốt giúp giảm đầy hơi chướng bụng một cách tự nhiên. Hãy thử ăn nhiều rau xanh sống hoặc nấu chín, dưa chuột, cần tây, thì là, atisô, dưa, quả mọng và rau hấp. Tỏi Trong tỏi tươi có chứa enzym alinase có tác dụng kích thích tiêu hóa và giảm chứng đầy bụng khó tiêu một cách tự nhiên và hiệu quả. Bạn có thể đem đi giã nát rồi trộn với đường phèn, hòa cùng nước ấm và uống ngày 2 lần. Ngoài ra còn có thể đem đi nướng rồi đặt lên vùng bụng sẽ giảm đầy hơi nhanh chóng đó nhé.  Dùng tỏi là một mẹo ít người biết để giảm đầy bụng Massage vùng bụng Trẻ bị đầy bụng phải làm sao? Đây là một mẹo không chỉ người lớn có hiệu quả mà trẻ em cũng vậy. Massage có thể giúp kích thích lưu thông máu, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm căng cứng cơ bụng và giúp ợ hơi, thải khí ra ngoài.  Cách thực hiện cũng rất đơn giản: Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, từ sườn phải sang trái, xuống dưới rồi sang bên phải và trở về điểm xuất phát, lặp lại động tác 10 lần cho tới khi ợ được hơi. Bạn có thể bôi thêm dầu nóng để tăng hiệu quả. > 20+ Cách trị đầy hơi khó tiêu tại nhà từ dân gian cực nhanh Điều chỉnh cảm xúc, giảm lo âu căng thẳng Căng thẳng và lo lắng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa, bởi trong lớp lót của đường tiêu hóa có một mạng lưới mô mạch truyền thông tin nội tiết tố và hóa học đến hệ thần kinh trung ương, được gọi là hệ thần kinh ruột (ENS). Não của bạn sẽ kích hoạt ENS sản xuất enzyme, nước bọt và dịch tiết để giúp tiêu hóa, cùng với việc kiểm soát các hormone chịu trách nhiệm cho sự thèm ăn. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng lo lắng hoặc buồn bã, mức độ căng thẳng cao làm tăng mức cortisol. Điều này có thể làm thay đổi lượng đường trong máu và thay đổi cách tiết ra các hormon khác, đôi khi khiến bạn quá đói, táo bón và đầy bụng khó tiêu. Bạn có thể cân nhắc thực hành các bài tập thư giãn như thở sâu, thiền hoặc yoga để giúp giảm căng thẳng và cải thiện tiêu hóa. Ăn nhiều bữa nhỏ Thay vì ăn một bữa lớn ba lần trong ngày, hãy cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ hơn để giảm và ngăn ngừa tình trạng căng quá mức của dạ dày và giảm thiểu đầy bụng. Giảm lượng natri nạp vào Việc tiêu thụ một lượng lớn muối trong chế độ ăn uống hằng ngày có thể dẫn đến tình trạng giữ nước trong cơ thể và khiến chứng đầy bụng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với hiện tượng đầy bụng khó tiêu này thì hãy cân nhắc việc giảm lượng natri nhé. Hy vọng những thông tin ở trên sẽ giúp bạn có được giải pháp thích hợp khi gặp phải trường hợp “Bị đầy bụng phải làm sao”. Những mẹo được nêu ra ở trên vô cùng đơn giản và bạn dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên khi tình trạng đầy bụng mãi không thuyên giảm, đặc biệt là gặp ở bà bầu, trẻ em thì ngay lúc này, cần phải tới ngay cơ sở y tế để khám và chữa trị kịp thời. > Bị đầy bụng nên uống nước gì? Top 10 loại đồ uống lưu ý ngay > Xì hơi nhiều không mùi, nguy cơ #4 Căn bệnh nguy hiểm

Cách xì hơi khi đầy bụng? 8+ Mẹo trị đầy bụng đơn giản

Tình trạng đầy hơi chướng bụng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tới việc ăn uống, phiền toái trong cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đầy hơi, chướng bụng như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh lý dạ dày,... Để đánh bay những triệu chứng khó chịu trên bạn có thể tham khảo một số cách xì hơi khi đầy bụng dưới đây. Cách làm xì hơi khi đầy bụng Làm sao để xì hơi khi bị đầy bụng? Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng chướng bụng, hãy áp dụng một số cách xì hơi khi đầy bụng sau: Tỏi Tỏi không chỉ là loại gia vị phổ biến mà nó còn là nguyên liệu giúp chữa đầy bụng, khó tiêu, xì hơi hiệu quả. Cụ thể: Cách 1: Tỏi bóc vỏ 30g, giã nát sau đó trộn với 5g đường phèn/ đường kính. Sau đó, hòa với 60ml nước ấm (40 - 50 độ) và chia thành 2 lần uống trong ngày. Cách 2: Nướng 1 củ tỏi rồi bọc trong miếng gạc mỏng, đặt lên rốn người bị đầy hơi, chướng bụng. Cách này sẽ giúp bạn xì hơi khi đầy bụng và cảm thấy dễ chịu hơn sau vài phút.  Quế Quế được coi là một trong những vị thuốc có tác dụng nổi tiếng trong việc chữa chướng bụng, khó tiêu. Khi cho thêm quế vào các món ăn nó không chỉ kích thích vị giác, thúc đẩy quá trình tiêu hóa mà còn đào thải lượng khí ga tồn đọng trong dạ dày ra ngoài, giúp bạn dễ chịu hơn. Sử dụng bột quế để xì hơi đầy bụng dễ hơn Cách xì hơi khi đầy bụng bằng quế: Cách 1: Đun sôi 250ml nước rồi thêm ½ thìa cafe bột quế hòa tan trong nước, và sử dụng sau bữa ăn. Cách 2: Thêm ½ thìa cafe bột quế vào sữa ấm, uống khi chướng bụng đầy hơi. > Xì hơi nhiều không mùi, nguy cơ #4 Căn bệnh nguy hiểm Gừng Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm sao để xì hơi được, hãy sử dụng gừng tươi. Gừng là vị thuốc được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc, trong đó có triệu chứng chướng bụng, đầy hơi,... Cách xì hơi khi đầy bụng bằng gừng như sau: Cách 1: Cho vài lát gừng vào cốc nước nóng và uống từng ngụm. Cách 2: Pha cốc trà gừng để uống sau ăn, uống ngay khi trà còn nóng để giải tỏa tình trạng đầy bụng, khó tiêu.  Cách 3: Gừng tươi đập nát cho vào cốc nước nóng, ngâm khoảng 30 phút, sau đó cho thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều cho dễ uống. Ngày sử dụng từ 2 - 3 lần sau bữa ăn.  Massage bụng Làm thế nào để xì hơi khi đầy bụng? – Có thể bạn chưa biết massage bụng cũng là cách xì hơi khi đầy bụng khá hiệu quả. Hãy xoa bụng theo chiều kim đồng hồ từ bẹ sườn bên phải sang trái, xuống dưới, sang phải rồi trở về điểm xuất phát cho tới khi ợ hơi. Trước khi xoa bụng thì có thể bôi thêm một chút dầu nóng lên bụng để tăng hiệu quả.  Bài tập yoga Một số bài tập yoga có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu, bụng nặng nề do chướng bụng, đầy hơi:  Tập yoga cũng là cách giúp xì hơi nhanh chóng, giảm tình trạng chướng bụng nặng nề > Xì hơi nhiều có sao không? Xì hơi nhiều là bệnh gì? Bài tập tư thế cánh cung:  Nằm úp người trên thảm tập, chân và tay duỗi thẳng; Hai đầu gối gập lại, từ từ đưa phần thân trên lên và 2 tay giữ chặt lấy mắt cá chân, tạo thành tư thế hình cánh cung. Hít thở sâu 5 nhịp rồi thả lỏng cơ thể, lặp lại động tác 10 lần. Bài tập tư thế thả khí: Nằm ngửa trên sàn tập, co 2 đầu gối và đưa 2 tay đan vào nhau ôm gối sát vào ngực. Đung đưa đầu gối qua trái, rồi qua phải nhịp nhàng. Sau đó, đưa người trở về tư thế ban đầu rồi nghỉ vài giây, lặp lại động tác trên vài lần.  Trà hoa cúc Trong trà hoa cúc có chứa hoạt chất có tác dụng làm dịu niêm mạc, chống viêm tự nhiên, giảm khí, hỗ trợ di chuyển thức ăn trong ruột nhanh hơn. Cách chữa xì hơi khi đầy bụng bằng trà hoa cúc như sau: Lấy 1 ít hoa cúc khô hoặc tươi cho vào ấm pha trà, sau đó đổ nước sôi vào. Đậy kín nắp 15 phút là có thể sử dụng. > Xem thêm: Tại sao ăn hạt mít lại xì hơi? Cách xì hơi không ai biết Đu đủ Đu đủ là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đu đủ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Trong đu đủ có chứa enzym papain màu trắng sữa giúp quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn, với các chất khí hơi ứ đọng cũng được đào thải dễ dàng. Bạn có thể ăn trực tiếp đu đủ chín hoặc nấu canh đu đủ. Tuy nhiên, không nên sử dụng loại quả này cho người bị bệnh dạ dày.  Rượu táo mèo Rượu táo mèo không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, hạ mỡ máu, điều trị kiết lị tốt mà còn có tính năng ức chế khuẩn E.coli trực trùng lỵ - nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi.  Rượu táo mèo - Thức uống hỗ trợ xì hơi khi đầy bụng rất tốt Cách chữa đầy bụng xì hơi bằng rượu táo mèo như sau: Nguyên liệu chuẩn bị: Rượu táo mèo, lá bạc hà Ngâm rượu táo mèo từ 1 - 2 tháng, sau đó đem ra sử dụng. Mỗi bữa dùng 1 - 2 chén, trước khi ăn nên nhai sống một vài ngọn lá bạc hà.  Lá ổi Trong lá ổi có chứa hoạt chất tanin có tác dụng se niêm mạc ruột, giảm dịch nhầy trong dạ dày. Đặc biệt, vị chát trong lá ổi còn có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây chướng khí, nên nó có tác dụng hỗ trợ điều trị đầy bụng khá hiệu quả.  Cách xì hơi khi đầy bụng bằng lá ổi như sau:  Lấy 7 - 10 lá ổi non, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Sau đó, vớt ra và xay nhuyễn với 1 ly nước. Lọc hỗn hợp trên qua rây, lấy nước cốt, chia uống ngày 2 lần. Lưu ý, nước lá ổi non có vị hơi chát nên bạn có thể pha với một chút mật ong để uống dễ hơn.  Cần tây Cần tây không chỉ là loại rau có tác dụng xào hay nấu canh, mà nó còn có tác dụng làm thuốc hỗ trợ bệnh lý đường ruột. Từ đó có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc đường tiêu hóa rất tốt. Bạn có thể xào rau, nấu canh cần tây giúp lợi tiểu, giảm lượng nước trong cơ thể, thúc đẩy quá trình bài tiết. > Cách xì hơi sau phẫu thuật, mổ ruột thừa giúp sức khoẻ nhanh hồi phục Quả chanh Uống một ly nước chanh ấm vào buổi sáng là thói quen rất tốt. Đây cũng là bài thuốc dân gian có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa, bởi axit trong quả chanh có tác dụng kích thích axit clohidric, là chất làm tiêu thức ăn và dễ xì hơi hơn. Thêm 1 - 2 muỗng canh nước chanh vào tách nước ấm và sử dụng.  Túi chườm Sử dụng túi chườm nóng, chườm nhẹ nhàng lên vùng bụng, bẹ sườn giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng hiệu quả. Hoặc đơn giản hơn là bạn cho nước sôi vào cái chai và vặn nút thật chặt để nước không bị rò rỉ ra ngoài. Lăn nhẹ chai nước quanh vùng bụng có tác dụng cải thiện chướng bụng, đầy hơi hiệu quả.  Cách xì hơi khi đầy bụng bằng túi chườm Tiêu Tiêu là loại gia vị phổ biến có trong hầu hết các gian bếp. Nó không chỉ tạo hương vị cho món ăn mà nó còn giúp điều trị chứng đầy bụng nhanh, hiệu quả.  Cách thực hiện: Pha hỗn hợp ½ bột tiêu khô với đường và sữa chua. Trộn đều hỗn hợp và sử dụng ngay để thấy được hiệu quả.  8 Mẹo trị đầy bụng Nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng có thể là do ăn quá nhiều, quá nhanh, tiêu hóa chậm hoặc do mắc phải các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, trào ngược thực quản. Nếu bạn hay bị đầy bụng xì hơi, hãy áp dụng một số mẹo sau: Đi bộ Đi bộ là một bài tập thể dục nhẹ nhàng, giúp tăng cường lưu thông máu và tiêu hóa. Mỗi ngày đi bộ 20-30 phút có thể giúp giảm đầy bụng, khó tiêu. Đi bộ mỗi ngày tăng cường lưu thông máu, giảm đầy bụng khó tiêu Tập yoga Các bài tập yoga có tác dụng thư giãn cơ bắp, cải thiện tiêu hóa và giảm đầy bụng. Một số bài tập yoga giúp giảm đầy bụng bao gồm: Tư thế em bé: Ngồi quỳ, hai bàn chân mở rộng bằng hông, hai tay chống xuống sàn trước mặt. Hít vào, cúi người về phía trước, đưa cằm chạm đầu gối. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây, sau đó thở ra và trở về tư thế ban đầu. Tư thế con mèo và con bò: Quỳ gối, hai bàn tay chống xuống sàn trước mặt. Hít vào, cong lưng lên như con mèo, uốn cong đầu về phía sau. Thở ra, cong lưng xuống như con bò, uốn cong đầu về phía trước. Lặp lại động tác 10 lần. Tư thế cây: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai. Nhấc một chân lên, đặt lòng bàn chân lên đùi chân còn lại. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây rồi đổi chân. Mát xa Mát xa bụng có thể giúp giảm đầy bụng, khó tiêu và cải thiện tiêu hóa. Bạn có thể tự mát xa bụng hoặc nhờ người khác mát xa cho mình. Cách mát xa bụng: Dùng hai tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài. Dùng hai bàn tay ấn nhẹ vào bụng, di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Dùng hai ngón tay cái ấn nhẹ vào rốn, di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Tắm bồn Tắm bồn nước ấm có tác dụng thư giãn cơ bắp, giảm đầy bụng và khó tiêu. Bạn có thể thêm vào bồn tắm một ít tinh dầu chanh, bạc hà hoặc gừng để tăng hiệu quả. > Bụng kêu ọc ọc liên tục nhưng không đói do đâu? Tránh nước có gas Nước có gas có thể khiến bạn bị đầy bụng và khó tiêu. Do đó, bạn nên tránh uống nước có gas, bao gồm nước ngọt, nước khoáng có gas,... Nước có ga sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu Dùng men vi sinh Men vi sinh có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Nó có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn, giảm đầy bụng, khó tiêu, táo bón,... Thay đổi chế độ ăn uống Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến tình trạng đầy bụng. Bạn nên tránh ăn các thực phẩm dễ gây đầy bụng như: đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn chứa nhiều lactose (chất đường có trong sữa),.... Ngoài ra, nên sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp tiêu hóa tốt hơn. Một số thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,... > 20+ Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu "an toàn - hiệu quả" Uống đủ nước Uống đủ nước giúp cơ thể hoạt động bình thường, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, tránh tình trạng đầy bụng. Trên đây là cách xì hơi khi đầy bụng hiệu quả được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, với những người thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng liên tục, kéo dài mãi không khỏi thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm. Xem thêm: Cách xì hơi khi đầy bụng? 8+ Mẹo trị đầy bụng đơn giản

[Giải đáp] Ợ hơi buồn nôn có phải mang thai? Điều cần lưu

Thời điểm mang thai khiến cơ thể chị em xuất hiện nhiều sự thay đổi về lượng hormone và phải đối mặt với triệu chứng khó chịu như buồn nôn, mệt mỏi, ợ hơi, đầy bụng khó tiêu,...Vậy ợ hơi buồn nôn có phải mang thai hay là sức khỏe của chúng ta đang gặp phải cơn sóng ngầm nào đó? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp phần nào thắc mắc một cách kỹ lưỡng nhất nhé. Giải đáp hay ợ hơi có phải mang thai Ợ hơi buồn nôn có phải mang thai không? Theo các chuyên gia y tế, ợ hơi và buồn nôn là hai trong số những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do sự thay đổi của hormone progesterone trong cơ thể chị em khi mang thai. Progesterone làm giãn cơ thắt giữa thực quản và dạ dày, khiến thức ăn và axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây ợ chua, ợ hơi. Ngoài ra, progesterone cũng làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày, khiến dạ dày không thể tiêu hóa thức ăn hiệu quả, dẫn đến buồn nôn, nôn. Buồn nôn ợ hơi có thể là do mang thai Vậy buồn nôn ợ hơi có phải dấu hiệu mang thai? Câu trả lời là Có. Tuy nhiên chỉ dựa vào những dấu hiệu này để khẳng định mang thai ở phụ nữ là không chính xác. Bởi đây còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa khác như viêm dạ dày hoặc trào ngược,...nên bạn cũng không được coi thường và phải thăm khám sớm. Do đó, nếu đang nghi ngờ bản thân mang thai, chị em nên tới bệnh viện hoặc phòng khám để siêu âm, xét nghiệm,...Trước đó có thể mua que thử thai để về kiểm tra trước. > Muốn ợ mà không ợ được phải làm sao? 10 Mẹo chữa tức thời Buồn nôn ợ hơi là dấu hiệu của bệnh gì khác? Bên cạnh việc bị ợ hơi buồn nôn là dấu hiệu cho thấy gia đình bạn sắp chào đón một thiên thần thì đây cũng có thể là triệu chứng của một số liên quan đến đường tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng ợ hơi và buồn nôn. Hiện tượng này có thể do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như ăn quá no, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, căng thẳng, lo lắng,... Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là tình trạng thức ăn và axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn. Viêm loét dạ dày tá tràng: Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, viêm gây đau bụng, buồn nôn, nôn,... Hội chứng ruột kích thích (IBS): IBS là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa, gây ra các tình trạng khó chịu như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn,... Dị ứng thực phẩm: Hiện tượng này cũng có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,... Ung thư dạ dày: Một bệnh lý vô cùng nguy hiểm có thể gây ra các biểu hiện như ợ hơi buồn nôn chóng mặt, nôn, đau bụng, chán ăn,... Ngoài ra, những người từng trải qua phẫu thuật thực quản cũng có thể bị ợ hơi, buồn nôn. Hoặc thường xuyên có thói quen nhai kẹo cao su, uống bia rượu cũng là yếu tố gây kích thích tuyến nước bọt, khiến cơ thể nuốt nhiều hơi khí và sinh ra ợ hơi. Ợ hơi buồn nôn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày > Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn là dấu hiệu bệnh gì? Bị ợ hơi buồn nôn phải làm sao? Những điều cần lưu ý Dù đây có phải là dấu hiệu mang thai hay đang mắc phải bệnh lý nào đó thì ợ hơi, buồn nôn cũng khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái và khó chịu trong hoạt động hằng ngày. Dưới đây là một số mẹo giúp cải thiện triệu chứng trên một cách hiệu quả: Ăn chậm nhai kỹ: Người bệnh nên tạo thói quen ăn chậm nhai kỹ vì điều này có thể làm cho dạ dày không phải chịu áp lực căng thẳng, giảm thiểu tình trạng ợ hơi. Hạn chế đồ ăn khó tiêu: Không nên ăn quá nhiều bánh kem, trứng, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ vì sẽ gặp phải tình trạng khó tiêu, ợ hơi và buồn nôn. Do đó cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh hạn chế đồ ăn nhanh nhé. Nói không với rượu bia và thuốc lá: Rượu bia, thuốc lá là mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe. Chúng không chỉ gây ảnh hưởng tới phổi mà còn khiến dạ dày bị viêm loét, kích thích và làm chúng ta gặp tình triệu chứng ợ hơi, ợ chua buồn nôn thường xuyên. Không nên mặc mặc quần áo quá chật: Vì sẽ nên sự chèn ép vào dạ dày, khiến dịch tiêu hóa có xu hướng tống lên thực quản gây ợ hơi khó chịu. Vì vậy, chúng nên chọn trang phục thoải mái, rộng rãi để giảm thiểu tình trạng này. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Cân đối thời gian ngủ nghỉ hợp lý, không nên thức khỏe, căng thẳng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. > 15+ Mẹo chữa sôi bụng đi ngoài sau ăn, về đêm tại nhà Bà bầu bị ợ hơi phải làm sao? Chắc hẳn bạn cũng đã phần nào hiểu hơn về vấn đề buồn nôn ợ hơi có phải dấu hiệu mang thai hay không rồi? Dưới đây là một số lưu ý có thể giảm tình trạng trên khi có bầu mà chị em có thể tham khảo: Điều chỉnh thói quen sinh hoạt Nên ăn chậm, nhai kỹ. Nếu bị ợ hơi buồn nôn nhiều khi mang thai, mẹ có thể chia nhỏ mỗi bữa ăn. Không nên ăn quá no cũng như không để bụng quá đói mới ăn. Đi lại vận động nhẹ nhàng sau ăn để hỗ trợ tiêu hóa. Tránh ngồi yên một chỗ hoặc vận động mạnh. Dành thời gian để nghỉ ngơi, tập thể dục, không thức khuya để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và dạ dày. Nghiêm túc thực hiện mỗi ngày là cách khắc phục chứng ợ hơi buồn nôn khi mang thai nhé. Đặc biệt nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ vì tinh thần của mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. > Đau bao tử là đau ở đâu? 3+ Vị trí đau bao tử phổ biến nhất Lưu ý chế độ ăn uống Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng chất đạm, chất béo, axit folic, canxi, khoáng chất trong bữa ăn hằng ngày. Mẹ có thể bổ sung chất đạm qua thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại hạt để bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm hỗ trợ tiêu hóa. Mẹ bầu có thể bổ sung chất đạm qua thịt nạc, trứng Thông qua bài viết này, chắc hẳn mỗi người cũng đã nắm được phần nào thông tin về việc  Ợ hơi buồn nôn có phải mang thai hay không và những điều cần lưu ý để triệu chứng được thuyên giảm. Tuy nhiên để biết được chính xác mình có mang bầu hay là đang gặp phải tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa nào đó, tốt nhất vẫn phải tới bệnh viện kiểm tra sớm nhé.

Trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi? Bí quyết từ dân gian siêu hay

Từ xưa, ông bà ta đã luôn dùng tỏi như giống một vị thuốc nhằm hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa hoặc để kháng khuẩn thay vì chỉ coi nó như gia vị hằng ngày. Ngày nay các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh được một số công dụng của tỏi đối với dạ dày theo dân gian là hoàn toàn có cơ sở. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới cho bạn 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi hiệu quả đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Tìm hiểu về những mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi > 10++Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong cực nhạy Trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không?  Câu trả lời là Có. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, mùi hăng nên khi ăn vào sẽ có tác dụng cân bằng nồng độ pH, kiểm soát acid dạ dày, phòng ngừa các cơn đau thượng vị và giúp giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi nóng rát ở thượng vị hiệu quả. Theo đó, ngày nay các nhà khoa học cũng đã tiến hành nghiên cứu thêm về việc ăn tỏi chữa trào ngược dạ dày theo như dân gian lan truyền. Và đã thấy rằng, thực tế trong tỏi có chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn nên có tác dụng giảm đau và phục hồi vết thương nhanh chóng. Lợi ích của tỏi đối với dạ dày Cụ thể, các thành phần đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa trào ngược dạ dày bao gồm: Diallyl sulfide, acid amin, fructan,...giúp kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa, tăng khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt phải kể tới allicin có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP, giảm tiết dạ acid dạ dày và hỗ trợ chống co thắt, giảm viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, trong tỏi còn chứa hàm lượng vitamin B1, B2, C,...giúp giảm viêm, sưng, đau và ngăn ngừa xuất huyết dạ dày. Ngoài ra còn có các khoáng chất cần thiết như  magie, kali, sắt,...giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi và chất dinh dưỡng, kích thích tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, giảm tần suất đau dạ dày.  Các phân tử lưu huỳnh được tìm thấy trong tỏi như sulfur sẽ bảo vệ tế bào tránh hư tổn do gốc tự do, tăng quá trình sản xuất tế bào nội mạc để từ đó giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của đường tiêu hóa. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên tạp chí Phytotherapy Research, được thực hiện trên động vật và invitro đã chỉ ra rằng, dịch chiết từ tỏi có tác dụng cải thiện chứng trào ngược dạ dày và giảm tiết acid dạ dày hiệu quả. > 15++Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà không cần thuốc 5 cách ăn tỏi chữa trào ngược dạ dày theo dân gian chỉ ít phút mỗi ngày Dưới đây là một số cách dùng tỏi để hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày khá hiệu quả và đơn giản, được nhiều người tin tưởng áp dụng:  Kết hợp tỏi và mật ong Theo Y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt thanh, chứa các chất kháng khuẩn, kháng nấm, giúp giảm viêm, giảm đau,tái tạo niêm mạc và phục hồi tổn thương nhanh chóng. Ngoài ra nó còn chứa nhiều hoạt chất có lợi cho đường ruột như vitamin B, C, E hay khoáng chất cần thiết khác như kali, kẽm. Những thành phần này sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa được diễn ra suôn sẻ hơn và cân bằng điện giải ở dạ dày. Kết hợp tỏi và mật ong không chỉ nâng cao sức đề kháng mà còn giúp người bệnh giảm đau, giảm trào ngược acid dạ dày. Kết hợp tỏi với mật ong để giảm triệu chứng trào ngược Cách thực hiện: Chuẩn bị 3 củ tỏi cùng 100ml mật ong nguyên chất Bóc vỏ tỏi, rửa sạch rồi đập dập hoặc xay nhuyễn. Cho tỏi vào hũ thủy tinh, đổ mật ong ngập tỏi. Đậy kín hũ, bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngâm trong khoảng 3 tuần là có thể dùng được. Mỗi lần uống 1 thìa Mỗi ngày bạn có thể uống 2- 3 lần và ăn 1-2 tép tỏi ngâm mật ong, sau bữa ăn hoặc khi có triệu chứng trào ngược. Xem thêm: Bật mí mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà không cần thuốc Thực quản nằm ở đâu? Khái niệm bệnh thực quản hiếm người biết Nội soi dạ dày có đau không? 5 Việc làm trước nội soi cần nhớ Dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày Rượu tỏi từ lâu đã được sử dụng như một phương pháp truyền thống để hỗ trợ điều trị một số vấn đề sức khỏe, bao gồm cả trào ngược dạ dày. Rượu có tính sản khuẩn cao nên khi ngâm cùng tỏi sẽ tăng khả năng chống vi khuẩn gây bệnh ở dạ dày và đẩy nhanh quá trình tái tạo niêm mạc. Nhờ vậy mà cải thiện được những triệu chứng ợ hơi, ợ chua nhanh chóng. Cách thực hiện:  Chuẩn bị 45g tỏi, 100ml rượu trên 40 độ và 1 bình thủy tinh. Cho tỏi vào hũ thủy tinh rồi đổ rượu vào, đậy nắp bình lại, đặt ở nơi khô ráo rồi chờ 10 ngày là có thể mang ra dùng. Mỗi lần uống 1 muỗng, uống vào buổi sáng và tối sau ăn khi ăn. Cố gắng duy trì trong 3 tuần liên tục để mang lại hiệu quả cao. > Xem ngay: 15 Cách giảm đau dạ dày ban đêm được chuyên gia khuyên dùng Kết hợp gừng, tỏi và mật ong Gừng, tỏi và mật ong đều là những nguyên liệu tự nhiên và quen thuộc nhưng lại mang tới nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, bao gồm cả việc hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Gừng có tính ấm, chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn nên có khả năng giúp giảm đau, ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, tỏi và mật ong cũng có tác dụng tương tự thế. Nên việc kết hợp chúng lại với nhau sẽ gia tăng thêm hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Cách làm gừng tỏi và mật ong  Cách thực hiện:  Chuẩn bị 2 tép tỏi, 15ml mật ong nguyên chất, 1 củ gừng nhỏ và 4 cốc nước. Cạo sạch vỏ gừng và rửa sạch, thái thành lát mỏng. Bóc vỏ tỏi và rửa sạch, đập dập. Cho gừng, tỏi vào nước rồi nồi đun sôi, tắt lửa rồi hãm sau 20 phút. Chắt phần nước rồi cho mật ong vào khuấy đều. Duy trì 2 tuần vào mỗi buổi sáng sau khi ăn. Dùng lá bạc hà và tỏi Trong YHCT, lá bạc hà có vị cay mát chứa các hoạt chất menthol, menthone, cineole,... có tác dụng làm dịu niêm mạc thực quản, giảm đau, ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày. Đồng thời tỏi chứa một số hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm giảm tiết acid dạ dày như allicin, diallyl disulfide,...nên khi kết hợp 2 thảo dược quý này với nhau sẽ mang tới hiệu quả rất cao.  Cách thực hiện: Chuẩn bị 10 lá bạc hà và 2 tép tỏi đã được rửa sạch Nhai sống lá bạc hà cùng tỏi ngày 2 - 3 lần sau  Duy trì liên tiếp 1 tục để có hiệu quả điều trị cao. Dùng tỏi đen Tên gọi tỏi đen có thể lạ với nhiều người, nhưng nó thực chất chỉ là tỏi trắng bình thường và đã trải quá trình lên men cực kỳ nghiêm ngặt. Theo Đông y, tỏi đen cũng mang tới nhiều giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều lần so với tỏi trắng. Một số nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, sau khi lên men tỏi đen sẽ có hoạt chất S - Allyl cysteine giúp chống lão hóa gấp 10 lần tuổi tươi. Đồng thời nó còn có tác dụng kích thích tế bào tổn thương nhanh chóng hồi phục, giảm stress và tăng cường sức đề kháng. Khác với tỏi trắng, tỏi đen có vị ngọt, khá dẻo không có mùi hăng nồng. Mặt khác cũng không gây những tác dụng phụ như tỏi trắng. Do đó tỏi đen rất thích hợp đối với tình trạng trào ngược dạ dày. Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần nhai trực tiếp 2 - 3 củ mỗi ngày hoặc ngâm với mật ong để dùng. > Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Xếp hạng 15+ thứ tốt nhất 5+ Cách chữa đau dạ dày bằng tỏi cần lưu ý điều gì? 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi được nêu ra ở trên sẽ hiệu quả hơn nếu người bệnh lưu ý một số vấn đề sau:  Không nên áp dụng những cách chữa trên khi đang đói bụng vì các kháng sinh trong tỏi sẽ làm nóng dạ dày, tăng triệu chứng trào ngược dạ dày. Trào ngược có kèm theo loét dạ dày thì không nên ăn tỏi sống vì sẽ khiến viêm trầm trọng hơn. Người bệnh có tiền sử hoặc thị lực đang yếu thì không nên dùng tỏi vì sẽ khiến màng nhầy và mô kết mạc bị kích thích. Chỉ nên dùng tỏi để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày với liều lượng thích hợp, không dùng quá nhiều. Bởi tỏi có thể làm tăng nguy cơ nguy cơ ợ nóng, hôi miệng. Sử dụng tỏi chỉ như một phương pháp bổ trợ và không thay thế cho các liệu pháp chữa trị chuyên sâu khác. Kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và các thuốc được chỉ định bởi bác sĩ sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Các thành phần dưỡng chất trong tỏi có thể làm máu loãng, do đó người bệnh nên tránh sử dụng tỏi kết hợp với các chất làm loãng máu khác. > Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì? Nên ăn gì để mau hồi phục Trên đây là tổng hợp 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi theo dân gian mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên không phải ai cũng thể áp dụng những phương pháp này và mang tới tới hiệu quả điều trị cao. Nên tốt nhất vẫn phải tới gặp bác sĩ để có được lời khuyên chính xác. Xem thêm: - Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Ăn sữa chua loại nào, khi nào? - Nhịn ăn sáng có tác hại gì? Sững sờ khi biết hậu quả này

Xuất huyết dạ dày nên ăn gì? Uống gì và kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh. Vậy xuất huyết dạ dày nên ăn gì? Uống gì? Kiêng gì? Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, uống gì, kiêng gì? Bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì? Người bị xuất huyết bao tử nếu có chế độ ăn uống khoa học đúng cách có thể kiểm soát được tình trạng bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Dưới đây là top những thực phẩm người bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì? Bông cải xanh Một trong những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày chính là bông cải xanh. Bởi loại rau này có chứa hàm lượng lớn chất Sulforaphane - dạng hóa chất tự nhiên có lợi cho cơ thể nhờ đặc tính kháng khuẩn.  Bên cạnh đó, khi ăn bông cải xanh, cơ thể cũng được bổ sung thêm dưỡng chất chống oxy hóa giúp tăng cường bảo vệ và chữa lành cho dạ dày. Vì vậy, những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên ăn nhiều bông cải xanh để góp phần giảm bớt tổn thương và triệu chứng lâm sàng của bệnh. > 7 Dấu hiệu xuất huyết dạ dày cảnh báo "Không được lơ là" Rau mồng tơi Mồng tơi là loại rau ăn quen thuộc với người Việt, nó thường được sử dụng trong các món canh. Không chỉ là loại rau thông thường, mà nó còn là vị thuốc quý. Theo y học cổ truyền, loại rau này có tính mát, vị chua ngọt giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, thông tiện.  Với khả năng nhuận tràng, loại rau này có thể phục hồi chức năng tiêu hóa của bệnh nhân bị chảy máu dạ dày. Bên cạnh đó, chất xơ có trong loại rau này còn giúp hấp thu dịch vị dư thừa, giảm kích thích lên vết loét, tạo điều kiện thuận lợi để niêm mạc phục hồi hoàn toàn.  Rau dền Tương tự như mồng tơi, rau dền cũng là loại rau xanh có mặt thường xuyên trong các bữa ăn. Đây là loại rau dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng nên rất thích hợp cho thực đơn xuất huyết dạ dày nên ăn gì. Theo y học cổ truyền, rau dền có tính mát, vị ngọt, có tác dụng sát trùng, lợi tiểu và lợi máu. Rau dền có hàm lượng sắt cao rất tốt cho người bị xuất huyết dạ dày Đặc biệt, rau dền đỏ có chứa hàm lượng sắt rất cao - nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu - một trong ba tế bào máu. Hồng cầu là tế bào dự trữ oxy và chất dinh dưỡng để nuôi tất cả các mô trong cơ thể. Khi bị xuất huyết dạ dày, lượng máu sẽ thất thoát đáng kể. Vì vậy, bệnh nhân cần bổ sung các món ăn từ loại rau này để cải thiện sức khỏe, đẩy nhanh tốc độ phục hồi. > 15 Cách giảm đau dạ dày ban đêm "nỗi ám ảnh dai dẳng" Cherry Nhiễm khuẩn H.pylori là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng xuất huyết trong ở bệnh nhân. Ngoài việc sử dụng để kháng sinh, diệt vi khuẩn thì bạn cũng có thêm quả cherry để ức chế sự phát triển vi khuẩn. Những triệu chứng viêm dạ dày cấp tính hoặc xuất huyết có thể thuyên giảm. Do rất giàu flavonoid, nên bệnh nhân ăn quả cherry có thể cải thiện hoạt động đường ruột, tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể. Từ đó, ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra. Vì vậy, cherry luôn nằm trong top thực phẩm người xuất huyết dạ dày nên ăn gì. Chuối Xuất huyết dạ dày nên ăn quả gì? – Là loại trái cây cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Nó chứa hàm lượng lớn pectin và kali có tác dụng rất tốt trong việc giúp cơ thể giải độc, giảm căng thẳng, mệt mỏi.  Hàm vitamin trong chuối có tác dụng cải thiện xuất huyết dạ dày, loét tá tràng rất tốt Ngoài ra, vitamin E, C, A, beta caroten trong chuối còn có tác dụng chống oxy hóa, nhiễm trùng đường ruột rất tốt. Lượng chất xơ cao trong chuối giúp quá trình trao đổi chất, hấp thu dinh dưỡng ở đường ruột diễn ra suôn sẻ hơn. Hàm lượng vi sinh trong chuối có thể cải thiện tích cực tình trạng xuất huyết dạ dày, loét tá tràng. > Đau dạ dày uống gì? 12+ Loại nước đơn giản mà hiệu quả to Cháo Xuất huyết dạ dày nên ăn cháo gì? – Chảo là món ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Cháo có thể được nấu từ các nguyên liệu như gạo, thịt nạc, rau củ,... Xuất huyết dạ dày nên uống gì? Xuất huyết dạ dày nên ăn uống gì? – Người bị xuất huyết dạ dày nên uống những loại đồ uống sau: Nước lọc Nước là thành phần quan trọng của cơ thể, chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể. Nước giúp cung cấp độ ẩm cho cơ thể, giúp các cơ quan hoạt động bình thường. Đối với người bệnh xuất huyết dạ dày, nước có vai trò quan trọng trong việc: Giúp giảm tình trạng mất nước và khô miệng. Giúp trung hòa axit dịch vị, làm dịu niêm mạc dạ dày. Giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Người bệnh xuất huyết dạ dày nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Người bệnh nên uống nước từng ngụm nhỏ, uống từ từ để cơ thể có thể hấp thụ tốt hơn. Nước ép rau củ quả Nước ép rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Cụ thể:  Nước ép rau củ giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe tổng thể Cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Giúp trung hòa axit dịch vị, làm dịu niêm mạc dạ dày. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Lưu ý, nên uống nước ép ngay sau khi ép, tránh để quá lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng. > 12+ Cây chữa dạ dày hiệu quả nhanh tốt hơn cả thuốc Tây Trà hoa cúc Trà hoa cúc có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp cải thiện các triệu chứng của xuất huyết dạ dày. Người bị xuất huyết dạ dày có thể uống trà hoa cúc nóng hoặc trà hoa cúc lạnh. Trà gừng Trà gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau, giúp giảm buồn nôn và nôn. Người bị xuất huyết dạ dày có thể uống trà gừng nóng hoặc trà gừng lạnh. Sữa chua Sữa chua chứa vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đối với người bệnh xuất huyết dạ dày, sữa chua có vai trò quan trọng trong việc: Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa viêm nhiễm. Giúp cung cấp protein và canxi cho cơ thể. Người bệnh xuất huyết dạ dày có thể uống sữa chua không đường hoặc sữa chua Hy Lạp. Lưu ý, nên sử dụng sữa chua vào buổi sáng hoặc tối để cho hiệu quả tốt nhất. Trà xanh Trà xanh chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa viêm nhiễm. Trà xanh - Thức uống rất tốt cho người bị xuất huyết dạ dày Đối với người bệnh xuất huyết dạ dày, trà xanh có vai trò quan trọng trong việc: Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa viêm nhiễm. Giúp chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Người bệnh xuất huyết dạ dày có thể uống trà xanh không đường hoặc trà xanh pha loãng. Người bệnh nên uống trà xanh vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tránh uống trà xanh vào buổi tối trước khi đi ngủ vì có thể gây mất ngủ. Xuất huyết dạ dày nên kiêng gì? Xuất huyết dạ dày không nên ăn gì? – Ngoài việc nắm rõ việc xuất huyết dạ dày nên ăn gì, uống gì thì chúng ta cũng cần biết những thực phẩm nào cần kiêng. Cụ thể: Thực phẩm có tính axit Các loại thực phẩm có tính axit như cà chua, cam, chanh, bưởi,... có thể kích thích sản xuất axit dịch vị, gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Khi niêm mạc dạ dày bị kích ứng, sẽ dễ bị tổn thương và chảy máu. Thực phẩm cay nóng Các loại thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, tỏi, hành,... có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày. Các loại thực phẩm cay nóng mà người bệnh xuất huyết dạ dày cần kiêng bao gồm: Ớt, tiêu, tỏi, hành, các món cay nóng như lẩu, đồ nướng,... Thực phẩm cay nóng tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày Thực phẩm nhiều dầu mỡ Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào, rán,... có thể gây khó tiêu, đầy bụng, khiến axit dịch vị trào ngược lên thực quản, làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.  Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ mà người bệnh xuất huyết dạ dày cần kiêng bao gồm: đồ chiên, xào, rán, thịt mỡ, da gà, da vịt, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng,... Thực phẩm khó tiêu Các loại thực phẩm như thịt đỏ, xương, hải sản,... có thể gây khó tiêu, đầy bụng, khiến axit dịch vị trào ngược lên thực quản, làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày. > Cách làm nha đam mật ong chữa dạ dày cứu nguy lúc khẩn cấp Các loại đồ uống có cồn, có ga Rượu bia, đồ uống có cồn, có ga có thể gây kích thích sản xuất axit dịch vị, gây tổn thương niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày. Những loại đồ uống mà người bệnh nên kiêng như: rượu bia, soda, nước ngọt có ga,.... Tránh uống bia rượu, nước uống có gas Thực phẩm sống, tái Các loại thực phẩm sống, tái như thịt sống, cá sống, trứng sống,... có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho niêm mạc dạ dày. Các loại thực phẩm mà người bệnh xuất huyết dạ dày cần kiêng bao gồm: thịt sống, cá sống, trứng sống, các loại hải sản sống, rau sống,...  Trên đây là một số thông tin cho thắc mắc “Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, uống gì, kiêng gì?”. Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. Tham khảo: Thực quản nằm ở đâu? Khái niệm bệnh thực quản hiếm người biết Nội soi dạ dày có đau không? 5 Việc làm trước nội soi cần nhớ Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Ăn sữa chua loại nào, khi nào? Nhịn ăn sáng có tác hại gì? Sững sờ khi biết hậu quả này

7 mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho có đờm về đêm

Chắc hẳn rất nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng nguyên nhân đằng sau cơn ho mãn tính của bản thân không phải là cảm lạnh hay bệnh về đường hô hấp mà là do trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này và ngoài điều trị bằng thuốc ra còn có mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho hiệu quả không? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé. Tìm hiểu mẹo chữa ho do trào ngược dạ dày Tại sao trào ngược dạ dày gây ho đờm về đêm? Trào ngược dạ dày là tình trạng acid dạ dày, men tiêu hóa, thức ăn,... trào ngược lên thực quản. Tình trạng này không chỉ gây ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị mà còn khiến người bệnh bị ho dai dẳng kéo dài có thể lên 8 tuần. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới trào ngược dạ dày gây ho khó thở? Thực tế, điều này xảy ra do 2 lý do sau đây: Do cơ chế thần kinh cơ: Khi acid dịch vị trào ngược lên thực quản, chúng sẽ tràn sang bên phổi và gây kích thích cơ chế phản xạ nằm tại đường hô hấp dưới. Hiện tượng này sẽ khiến cơ thể có phản xạ ho để ngăn chặn acid dạ dày không còn đi vào phổi nữa. Do cơ chế muốn loại bỏ chất kích thích ở đường hô hấp: Khi bị trào ngược dạ dày, co thắt ở thực quản sẽ hoạt động dần yếu hơn trước. Khi quá trình đóng mở tại cơ quan này ngày càng trở nên bất thường sẽ khiến acid dạ dày trào ngược lên thực quản và nguy cơ cao sẽ rơi vào đường thở. Do đó, để loại bỏ những tác nhân này và đẩy dị vật ra ngoài đường thở, cơ thể sẽ có phản xạ ho. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho Một số trường hợp bà bầu bị trào ngược dạ dày gây ho về đêm là do khi mang thai, cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng progesterone tạo điều kiện để thai nhi phát triển. Tuy nhiên khi nồng độ này quá lớn sẽ làm van dạ dày bị giãn rộng, khiến axit dạ dày trào ngược lên và gây ho. > 11+ Mẹo chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu cực an toàn 5 Triệu chứng trào ngược dạ dày gây ho kéo dài thường gặp Thực tế, khá nhiều người nhầm lẫn ho do trào ngược dạ dày với bệnh hô hấp khác bởi chúng có 1 số biểu hiện giống nhau. Nhưng nếu người bệnh để ý thêm một số triệu chứng sau sẽ nhận ra ngay sự khác biệt và có biện pháp điều trị phù hợp: Thường ho vào ban đêm và kéo dài: Axit dạ dày có xu hướng trào ngược nhiều hơn vào ban đêm khi bạn nằm xuống. Do đó, ho sẽ thường xảy ra vào ban đêm hoặc sau khi ăn, đôi khi sẽ kéo dài lên tới trên 8 tuần mỗi đợt.  Ho thường có đờm: Axit dạ dày có thể kích thích niêm mạc thực quản, gây kích thích sản xuất nhiều đờm.  Ho thường có cảm giác nóng rát ở ngực: Axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát ở ngực. Ngoài ra còn có đi kèm các triệu chứng khác như ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị,... Ho do GERD thường không đi kèm với hen suyễn hay chảy dịch mũi. Chụp Xquang không phát hiện được tổn thương trên phổi. > 15 Cách giảm đau dạ dày ban đêm xua tan nỗi lo  7 mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho Với tình trạng này thông thường bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp và sử dụng một số thuốc như thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng axit, thuốc kháng thụ thể H2, thuốc giảm ho, long đờm,...Tuy nhiên, bên cạnh việc trào ngược dạ dày gây ho uống thuốc gì? người bệnh có thể áp dụng một số mẹo sau đây để kiểm soát cơn ho hiệu quả: Trà gừng Theo các nghiên cứu, Gừng là một loại thảo mộc có chứa Gingerol nên sẽ đem đến tác dụng chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp kiểm soát cơn ho khá hiệu quả. Do đó trà gừng thường được sử dụng phổ biến để làm dịu cổ họng, tiêu đờm, ho kéo dài,... Dùng trà gừng giảm ho do GERD khá hiệu quả Cách làm: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, 2 cốc nước lọc Rửa sạch gừng và cắt thành lát. Cho gừng vào nồi cùng 2 cốc nước. Đun sôi gừng trong 10 phút. Tắt bếp và đậy nắp nồi, để gừng tiếp tục ngâm trong nước trong 20 phút. Lọc bỏ bã gừng và uống. Ngày nên uống 2 - 3 lần để có hiệu quả tốt. Ngoài ra, bạn có thể nướng gừng trên bếp cho tới khi vỏ bị cháy xém. Sau đó đem đi giã nát rồi đun với nước sôi và uống. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể ngậm bã gừng để giảm ho. > 9+ Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng gừng chỉ tốn 5 PHÚT > Muốn ợ mà không ợ được phải làm sao? 10 Mẹo chữa tức thời Lá hẹ hấp mật ong Lá hẹ tuy có mùi vị hơi khó chịu nhưng lại mang tới nhiều tác dụng rất tốt cho đường ruột, đặc biệt là khả năng giảm ho, đờm do có chứa hoạt chất Saponin. Cùng với đó là các loại kháng sinh khác nhau như: Allicin, Odorin,...giúp ngăn chặn một số vi khuẩn gây bệnh. Cách làm:  Chuẩn bị một nắm lá hẹ, đem đi rửa sạch và để ráo nước. Đem cắt nhỏ từng khúc rồi để vào bát, thêm một ít mật ong và hấp cách thủy 15 phút. Người bệnh nên ăn khi còn nóng để phát huy được hết tác dụng. Mỗi ngày ăn tầm 1 - 2 lần, tuy nhiên chuyên gia khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.  Trà bạc hà Bạc hà chứa Menthol có tính chất làm dịu và làm giảm sự kích thích trong họng và niêm mạc dạ dày, giúp giảm ho và khó chịu do trào ngược. Bên cạnh đó, nó còn chứa các diterpenoids như rosmarinic acid, salvianolic acid và các thành phần khác. Những hoạt chất này có tính chất chống viêm, giúp hỗ trợ làm lành viêm loét từ đó giảm ho do trào ngược. Trà bạc hà cũng mang tới tác dụng tốt Cách làm: Đặt túi trà bạc hà hoặc lá bạc hà tươi vào tách. Đun sôi nước và rót nước sôi vào tách chứa bạc hà. Đậy nắp tách và để trà ngâm trong khoảng 5-10 phút để hương vị và dược tính của bạc hà tiếp tục hòa quyện trong nước. Sau khi trà đã ngâm đủ, bạn có thể thêm mật ong để tăng thêm hương vị và tính ngọt (tùy chọn). Khi trà đã ấm, hãy uống từ từ. Trà chanh mật ong Trà chanh mật ong có tác dụng làm dịu niêm mạc họng và niêm mạc dạ dày, giúp giảm ho do trào ngược. Sau khi tiêu hóa, chanh tạo ra một tác dụng kiềm trong cơ thể. Khi dạ dày bị kích thích bởi axit dạ dày dư thừa do trào ngược, việc uống trà chanh có thể giúp làm giảm sự kích thích và giảm nguy cơ ho. Trong khi đó, mật ong có tính chất làm dịu và kháng viêm tự nhiên. Từ đó làm giảm sự kích thích và viêm nhiễm trong niêm mạc dạ dày nên đương nhiên là có khả năng giảm ho. Cách làm: Cắt quả chanh thành nửa và vắt lấy nước chanh vào tách. Thêm mật ong vào nước chanh và khuấy đều cho đến khi mật ong tan hoàn toàn. Đun nước ấm và rót nước ấm vào tách chứa nước chanh và mật ong. Khuấy đều cho đến khi mật ong hoàn toàn tan trong nước. Khi trà đã ấm, hãy uống từ từ. > Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Xếp hạng 15+ thứ tốt nhất Dùng nước muối ấm Nước muối ấm có tác dụng làm giảm viêm và làm sạch niêm mạc họng, do đó có thể giảm sự kích thích ở cổ họng và ho do trào ngược dạ dày. Nó cũng có khả năng thanh lọc và hạn chế sự mắc kẹt của các chất gây kích thích trong họng. Cách làm: Hòa muối không chứa iodized vào nước ấm và khuấy đều cho đến khi muối hoàn toàn tan. Đối với 1 ly nước ấm, sử dụng khoảng 1/4 đến 1/2 muỗng cà phê muối. Dùng nước muối để gargle (rửa miệng) hoặc làm xịt họng. Nhớ không nuốt nước muối và sau khi sử dụng, không ăn hay uống trong khoảng 30 phút để cho hiệu quả tốt hơn. Nằm nghiêng Đặt một gối dưới đầu để nâng đầu cao hơn so với cơ thể. Điều này giúp giảm một phần lực hấp thụ đè lên các bộ phận nội tạng, bao gồm dạ dày và giảm nguy cơ trào ngược. Bên cạnh đó, khi nằm hãy cố gắng nằm nghiêng về phía trái. Vị trí này giúp người bệnh hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày vào họng. > #5 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi 5 phút mỗi ngày Tắm hơi Tắm hơi không phải là một biện pháp trực tiếp để giảm ho do trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, nó có thể giúp làm giảm một số triệu chứng như khó thở, cảm lạnh, tắc nghẽn mũi và viêm họng. Khi bạn tắm hơi, hơi nước nóng và ẩm hiện hữu trong không khí và khi bạn hít vào, hơi nước sẽ đi vào đường hô hấp. Điều này có thể giúp làm ẩm và làm dịu niêm mạc họng cùng với các đường hô hấp trên.  Trên đây là tổng hợp 7 mẹo chữa trào ngược dạ dày gây ho có đờm về đêm mà người bệnh có thể tham khảo và thực hiện. Tuy nhiên những biện pháp trên chỉ có công dụng hỗ trợ và không thể chữa trị hoàn toàn các vấn đề về trào ngược dạ dày. Do đó, nếu triệu chứng ho và trào ngược dạ dày vẫn kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tới cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị thích hợp. > Tham khảo ngay: Gợi ý cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà tiện lợi, nhanh chóng 9 Bài tập chữa Yoga chữa đau dạ dày hiệu quả - dễ thực hiện Thực quản nằm ở đâu? Khái niệm bệnh thực quản hiếm người biết

Loading...